Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu doanh nghiệp của riêng mình, nhưng bạn không chắc mình đã trang bị đủ những gì cần thiết để hiện thực hóa ý tưởng của bản thân, dưới đây là 10 đặc điểm mà bạn có thể kiểm tra lại trong danh sách của mình hoặc phát triển nhằm trang bị đầy đủ kỹ năng cho bản thân, khi cuối cùng bạn cũng quyết định hiện thực hóa ý tưởng của mình.
1. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Dựa theo một nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu đến từ Berkeley’s School of Business và London School of Economics, các doanh nhân được thúc đẩy bởi cảm giác sợ thất bại hơn là cảm giác mạo hiểm: “Cảm giác sợ thất bại càng lớn, doanh nhân sẽ càng nỗ lực nhiều hơn để đạt được thành công.” Cùng với sự tự tin, sự mạo hiểm trở thành dấu hiệu của thành công – vì các doanh nhân phải sẵn lòng đối mặt với những điều họ chưa biết. Hãy nghĩ theo cách này: Khởi nghiệp luôn đi cùng với ít nhất một chút rủi ro, vì vậy bạn có thể đặt niềm tin vào đó và tin tưởng rằng nó sẽ thành công. Bạn sẽ không bao giờ biết được nếu bạn không thử.
2. Kiên trì
Nói một cách cụ thể kiên trì là gì? Đó là một bước trên sự bền bỉ và tận tụy. Nó mô tả các loại ước muốn mà “khiến bạn giữ tốc độ chậm và ổn định trong một cuộc đua marathon, mà giúp bạn leo lên được một ngọn núi, hoặc khiến cuộc thi ba môn phối hợp nghe như một cách giải trí thú vị vào dịp cuối tuần.” Đó quả thật là cách ấn tượng để thể hiện sức mạnh! Lý tưởng nhất là những người doanh nhân được tiếp thêm động lực một lần nữa như những người chạy đường dài. Sau cơn gió thứ hai, họ bắt đầu tiến lên hướng tới vạch đích. Đối với họ, lần tới về đích là một thử thách, chứ không còn là thứ khiến họ cảm thấy bị quá tải.
3. Quản lý thời gian
Tự kinh doanh đi kèm với rất nhiều sự tự do, nhưng theo như câu châm ngôn xưa – “các hoài bão đi cùng với những trách nhiệm”. Do đó, bạn cần tìm cách sắp xếp thời gian rảnh hợp lý để mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát – không phải theo hướng ngược lại! Một điểm bạn cần lưu ý là tầm quan trọng của việc linh hoạt và sẵn sàng định kỳ đánh giá lại các nhiệm vụ, vì cuộc đời của doanh nhân chắc chắn khó dự đoán được hơn một công việc văn phòng theo giờ hành chính. Một hệ thống phổ biến, tính đến thời điểm hiện tại, liên quan đến việc sắp xếp công việc theo lịch các thời hạn hoàn thành công việc, trái ngược với bảng kiểm: điều này tránh xu hướng tạo những danh sách dài không thực tế.
Bên cạnh việc tìm kiếm các công cụ cải thiện năng suất của bạn và kỹ năng tổ chức, việc biết dành thời gian nghỉ ngơi và đặt ra giới hạn cũng rất quan trọng. Dành quá nhiều thời gian cho công việc kinh doanh có thể dễ dẫn đến kiệt sức hơn là hoàn thành được công việc. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi New Zealand Productivity Commission chỉ ra rằng kéo dài một tuần làm việc không khiến cho con người trở nên năng suất hơn. Từ kết quả nghiên cứu này và các nghiên cứu tương tự, một số công ty đã bắt đầu thực hiện giảm số ngày lao động trong một tuần hoặc số giờ lao động trong một ngày – tất cả để nhằm tăng năng suất lao động. Quản lý thời gian không phải luôn chỉ là kiểm tra xem bạn đã hoàn thành được bao nhiêu nhiệm vụ trong danh sách của bạn một ngày: đôi khi, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến việc dành đủ thời gian thư giãn để có được sự tỉnh táo và làm việc hiệu quả, khi bạn làm việc không ngừng nghỉ.
4. Kỹ năng giao tiếp
Một số người cho rằng những người doanh nhân được sinh ra, không phải được tạo ra. Cùng với quan điểm này là một số đặc điểm nhất định mà nhiều người cho rằng nó đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của chủ doanh nghiệp, bao gồm câu thành ngữ về thái độ gây hấn, một bản tính độc lập, và tính kiên nhẫn. Nếu bạn không kiên trì chứng tỏ bản thân, bằng mọi giá; nếu bạn coi nhẹ đối thủ và những lời khuyên có ý nghĩa nhưng thiếu suy nghĩ; nếu bạn không kiên cường và sẵn sàng đón nhận những cơn bão sẽ làm gián đoạn tiến trình của mình, thì bạn gần như sẽ không có cơ hội thành công – bất kể bao nhiêu chứng chỉ hoặc văn bản có với chữ ký của bạn. Trở nên hướng ngoại một chút có thể cũng sẽ hữu ích – hoặc có thể là một người hướng nội cởi mở
5. Niềm đam mê dành cho sở thích của bạn
Nói theo cách khác, bạn không nên khởi nghiệp chỉ đơn thuần vì bạn muốn trở nên giàu có. Đúng hơn, bạn phải có niềm tin say mê với sản phẩm và ý tưởng kinh doanh của mình. Tin vào những gì bạn đang làm sẽ khiến cho tất cả công việc khó khăn mà bạn phải bỏ công sức – và, yên tâm, bạn sẽ cần phải thực hiện một lượng công việc khó khăn đáng kể – sẽ không chỉ là một việc vặt và giống như một phần của động lực thúc đẩy bạn đi tiếp, mỗi buổi sáng.
Bạn cũng cần có niềm đam mê để giúp tạo động lực cho mọi người tin vào những gì bạn đang cố gắng hoàn thành, cùng nhau, như một công ty. Các nhà lãnh đạo tài giỏi đem lại nguồn cảm hứng cũng như một kiểu mẫu về cách mà nhân viên nên khao khát cảm nhận về công ty nơi họ làm việc. Hơn nữa, “Thiếu niềm đam mê”, Jayson Demers cho rằng, “năng suất của bạn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng quan trọng hơn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc với vị trí của bản thân.” Hãy thử nghĩ về việc bạn đã được truyền động lực như thế nào để thành công khi bạn thực sự muốn một điều gì đó, trong quá khứ. Niềm đam mê mà bạn cảm nhận sẽ khiến công việc khó khăn của bạn dường như trở nên dễ dàng hơn nhiều so với thực tế!
6. Khả năng để luôn luôn “hối hả”
“Luôn hối hả” có nghĩa là gì? Hai từ được dùng bởi Mario Andretti, bốn lần vô địch giải đua tự động, là sáng tạo và tháo vát. Những người sáng tạo suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ; họ đề xuất những giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Những người tháo vát biết cách sáng tạo về tận dụng nguồn lực đã có và đảm bảo một thay đổi nhỏ sẽ tạo nên thành công. Hối hả cũng liên quan đến các công việc khó khăn và từ chối việc bỏ cuộc., ngay cả khi phải đối mặt với xác suất áp đảo. Bạn có sẵn sàng làm mọi thứ có thể để tiến lên phía trước không? Nói cách khác, bạn có sẵn sàng để luôn hối hả?
7. Am hiểu mạng xã hội
Khi nhắc đến mạng xã hội, số lượng thông tin bạn biết lý tưởng nhất là càng nhiều càng tốt. Bởi các trang web như Facebook và Twitter về bản chất là thất thường: bảng tin của mọi người chứa đầy các thông tin, và bạn đăng càng nhiều thì doanh nghiệp của bạn sẽ càng được để ý tới bởi những những người theo dõi bạn – nhờ đó cơ hội bạn có thêm người theo dõi được tăng lên, trong quá trình! Hơn nữa, bạn tham gia càng nhiều trang web mạng xã hội, bạn sẽ càng tiếp cận được những khách hàng tiềm năng hơn
Điều thú vị là những người kinh doanh có xu hướng sử dụng mạng xã hội vì lý do cá nhân hơn là vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, các xu hướng doanh nghiệp cũng đang thay đổi. Càng ngày, mọi người lựa chọn dựa trên chi phí, và các doanh nghiệp địa phương đang trở nên quan trọng hơn với mọi người, không chỉ vì nó đại diện cho một sự lựa chọn ổn định khi phí vận chuyển được giảm thiểu, mà việc bảo trợ chúng củng cố nền kinh tế địa phương.
Có rất nhiều lý do cụ thể để sử dụng mạng xã hội, bao gồm khả năng để kể về câu chuyện thường ngày – điều mà sẽ nhân tính hóa một doanh nghiệp, hơn là chỉ tập trung vào khía cạnh kinh doanh. Ngoài việc cá nhân hóa một doanh nghiệp, mạng xã hội hỗ trợ tuyển dụng, chia sẻ thông tin về các sản phẩm, cập nhật thông tin khách hàng và nhu cầu của họ, đồng thời tìm các thông tin về các nhà đầu tư tiềm năng. Về cơ bản, việc sử dụng mạng xã hội đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội tương tác với khách hàng hiện tại hay khách hàng tương lai hơn. và đây là một điều rất tốt!
8. Trí tò mò và giáo dục
Một trong số những chìa khóa quan trọng nhất dẫn đến sự thành công hay thất bại của một công ty là dựa vào khả năng nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và phân biệt chính nó, bằng một cách nào đó. Khả năng tìm ra những thành phần bí mật cần thiết cho doanh nghiệp cụ thể đòi hỏi khả năng suy nghĩ nghiêm túc và nghiên cứu xu hướng thị trường cũng như phản hồi của khách hàng. Khuynh hướng trí tò mò thường có chủ yếu ở những người theo đuổi giáo dục đại học, và rất nhiều người khởi nghiệp thành công đã từng bắt đầu ở một căn gara hoặc căn hộ bởi các sinh viên gặp khó khăn về tài chính: một vài ví dụ bao gồm người sáng lập ra Google Larry Page và Sergey Brin; ShayanZadeh và Alex Mehr người mà sáng lập ra Zoosk và nhà sáng lập ra Instagram Kevin Systrom và Mike Krieger.
Đương nhiên, bạn không nhất thiết phải theo học đại học hay cao học để có thể trở thành người đứng sau việc khởi nghiệp; tuy nhiên, điều cần thiết là cùng một loại động lực và sự thúc đẩy cần thiết để vượt qua kì thi cuối kì hay để nghiên cứu và viết được một bài luận cuối kì xuất sắc. Nếu bạn là một người tự học, bạn có thể đã quen thuộc với thư viện và hiệu sách địa phương của bạn. Hy vọng rằng những ví dụ trên sẽ đóng vai trò tạo động lực để hiện thực hóa ý tưởng của bạn và đi vào chế độ lập kế hoạch và chiến lược.
9. Kiên nhẫn
Tôi đã đề cập đến hai yếu tố của khía cạnh này, niềm đam mê và kiên trì (tức là sự bền bỉ), vậy bây giờ sẽ tiếp tục đến yếu tố thứ ba: sự kiên nhẫn. Khi bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng cần phải nhớ là sẽ mất thời gian để khiến cho công ty của bạn trở nên nổi tiếng và sinh lợi nhuận. Tốt nhất là bạn nên nhận ra thực tế này sớm để tránh mong đợi sự công nhận và thành công ngay tức khắc. Như Zalmi Duchman đã viết, “Nếu không có sự kiên nhẫn, tôi có thể đã từ bỏ rất nhiều sáng kiến mà công ty tôi đã xây dựng nên, và thậm chí tôi có thể đã buông xuôi công ty hoàn toàn.”
10. Tham vọng
Đặc điểm cuối cùng để tạo nên danh sách là tham vọng, hay một loại động lực mà không có giới hạn. Hay, như cách nói của Logan Kugler, “Hãy ‘tham vọng một cách đáng sợ’ và đừng bao giờ hạ thấp nó”. Nói cách khác, ý tưởng càng lớn và càng kì lạ, mọi người càng có khả năng bị thu hút. Hơn nữa, những ý tưởng nguyên gốc có khả năng để lại ấn tượng nhiều hơn những ý tưởng nhạt nhẽo và thông thường. Có thể một phần sức hấp dẫn của những ý tưởng lập dị đến từ sự thích thú của chúng ta với những cá nhân nổi bật: những người độc đáo và nói hay làm những thứ khác với mọi thứ đã từng được nói hoặc làm.
Hãy thử nghĩ về những nhà cách mạng chính trị như Martin Luther King Jr. và Rosa Parks. Họ đều nói và làm những điều trái với bình thường và gây tranh cãi vào thời đó. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng một thế giới mà King và Parks không tồn tại. Họ nắm bắt được những thay đổi trong xã hội và có thể tận dụng những quan điểm và mong muốn chung mà, tuy không phổ biến, nhưng cũng rất phổ biến và sau cùng là công cụ đóng khung cho sự hiểu biết ngày nay của chúng ta về quyền con người và quyền công dân.
Nếu bạn có bất kì đặc điểm nào bạn muốn bổ sung vào danh sách này, xin hãy để lại chúng và phần bình luận bên dưới. Chúc bạn sớm đạt được thành công; và hãy nhớ rằng, không có giấc mơ nào là quá lớn để thực hiện ở đây trong thế giới thực – vì vậy hãy thực hiện nó!
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/10-characteristics-of-real-entrepreneurs.html
Người dịch: Lưu Diệu Linh
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lưu Diệu Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8592
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 13