Deadline: ASAP

Dự Án Quả Cầu Tuyển Tình Nguyện Viên Hỗ Trợ Chiến Dịch “Xây Dựng Mạng Lưới Hỗ Trợ Người Thân, Bạn Bè Thay Đổi Niềm Tin Tiêu Cực”

  • Dự án Quả Cầu được lập ra để lan tỏa tinh thần:
    • Phản tư với mọi quan điểm của mình.
    • Trân trọng người khác tuyệt đối.
    • Tò mò với điều khiến mình sợ hãi.
    • Dũng cảm cắt đứt điều gây hại.

📌 THÔNG TIN CHUNG:

  • 1. Thực trạng (Tại sao việc này lại cần thiết?):
  • Vấn đề về việc thay đổi người có niềm tin tiêu cực có lẽ là điều mọi người đều quan tâm không ít thì nhiều. Có nhiều loại niềm tin tiêu cực, từ việc tự trách móc bản thân đến việc có định kiến với người khác. Và cũng đã có hằng hà sa số những dự án, tổ chức từ hỗ trợ họ đến thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng chúng tôi cho rằng tuy nhiều như vậy vẫn còn thiếu, vì:
  • Nếu người thụ hưởng không muốn thay đổi thì những tổ chức kia cũng không can thiệp. Với những lỗi hệ thống thì chỉ có bạn bè người thân họ mới đủ sẵn sàng để làm việc
  • Có những tình huống phải nhận giúp đỡ cho dù bản thân biết việc đó có nhiều rủi ro. Nếu mình không làm thì không ai làm cả. Và nếu không làm bây giờ thì cơ hội sẽ vụt mất, và không biết đến khi nào cơ hội tiếp theo sẽ đến.
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu này:
  • Nguyên tắc về tôn trọng sự tự quyết đòi hỏi người ngoài không được can thiệp nếu người trong cuộc chưa yêu cầu trợ giúp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, đại đa số mọi người không tìm hiểu kỹ những lý thuyết về tự quyết, đồng thuận, riêng tư, tin tưởng, v.v. Điều này cũng hợp lý, vì để bàn về chúng một cách rốt ráo thì phải đụng tới triết học, và những người làm thực hành thì chỉ cần lấy kết luận của những bàn luận đó là được. Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, nếu tìm hiểu chúng kỹ lưỡng thì sẽ thấy cách áp dụng như hiện nay là máy móc.
  • 3. Hậu quả của sự thiếu này:
  • Không có tổ chức để điều phối nguồn lực và chủ động tiếp cận để cung cấp kiến thức và hỗ trợ họ
  • Sự bất lực và niềm tin tiêu cực tiếp tục được lan truyền, còn niềm tin tích cực thì không cạnh tranh lại nổi. Người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực được dạy là không can thiệp được, trong khi điều này không phải là bất khả. Họ sẽ buộc phải chấp nhận rằng người gây bạo lực sẽ không bao giờ có khả năng để thay đổi, nên tốt nhất là nên kệ họ đi. Đây chính là một sự bất lực học được khác.
  • Niềm tin vào những điều tích cực có thể bị phản biện là chỉ là sự lãng mạn ngây thơ, chứ không có cơ sở khoa học.

📌 Chuyên môn yêu cầu:

  • Truyền thông
  • Phát triển tổ chức / dự án
  • Sức khỏe / Y tế
  • Yêu cầu của công việc: Có kiến thức về tâm lý học, công tác xã hội hoặc hoặc pháp luật là một lợi thế, nhưng không phải là yếu tố quan trọng.

📌 Mô tả công việc:

  • Để một người có thể nhận ra rằng niềm tin của mình là gây hại cho mình và người khác và cần phải thay đổi, thì cần phải có một sự kiện từ bên ngoài tác động đến họ. Đây là điều ai cũng biết, không cần phải học hành kiến thức cao siêu, nhưng ngay cả những người học hành cao siêu cũng cảm thấy rằng mình không thể làm gì được, mà chỉ có thể thụ động chờ sự kiện đó đến. Đó thật ra không khác gì nói rằng chúng ta bất lực cả.
  • Dự án Quả Cầu muốn xây dựng một con đường để có thể chủ động thay đổi môi trường sống của họ một cách tự nhiên mà không quá gian lao.
  • Công việc của bạn sẽ là hỗ trợ 1-1 cho người là bạn bè, người thân của người có niềm tin tiêu cực, để chia sẻ gánh nặng với họ.
  • Công việc có thể làm online hoặc offline tuỳ theo dự án ( Ghé thăm “Vùng đất Quả Cầu” để hiểu rõ hơn về dự án).
  • Địa điểm làm việc: Tp. Hồ Chí Minh
  • Số tiếng mỗi tuần: 2

📌 Cách thức hoạt động:

  • Thay đổi quan niệm của một người là một việc đòi hỏi sự tiếp cận có hệ thống, nên chúng ta cần có một mạng lưới để hỗ trợ nhau.
  • Nhóm sẽ có 3 hoạt động chính:
    • 1. Hỗ trợ 1-1 cho thành viên: Thay đổi quan niệm của một người là một việc đòi hỏi sự vững vàng về kiến thức mà không phải ai cũng có may mắn được đào tạo bài bản. Nó cũng đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và rảnh rang trong tâm trí, trong khi ai cũng đều có những lo toan trong cuộc sống. Nhận thức được những khó khăn đó, chúng tôi thiết kế một chương trình hỗ trợ bạn với khối lượng vừa phải mỗi tuần cùng với một người đồng hành 1-1 với bạn. Hy vọng nó có thể biến gian lao thành niềm vui.
    • 2. Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động:
      • Ví dụ một số câu hỏi sẽ được thảo luận:
        • Bạn có đủ sẵn sàng cho việc thay đổi người khác hay không? Liệu niềm tin của họ có thực sự cần thay đổi hay không? Liệu cứ để yên thì họ cũng sẽ tự tốt hơn hay không?
        • Liệu sự tác động có vi phạm sự tự chủ của họ không? Tại sao mặc dù quan điểm của họ làm tổn thương bản thân và người khác nhưng họ vẫn có những quyền để bảo vệ quan điểm đó?
        • Làm sao để họ muốn tìm hiểu quan điểm của họ có gì sai không khi mà bạn không giỏi ăn nói và tính bạn cũng hiền, không muốn cãi cọ hay nói xấu người khác? Làm sao để vượt qua những vòng vo của ngôn ngữ, tưởng như bất đồng sâu sắc nhưng thật ra đều đang ngầm đồng ý với nhau? Làm sao chúng ta có thể phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn để có thể tiếp cận họ và những người có nhiều ảnh hưởng đến họ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất?
      • Thỉnh thoảng chúng ta cũng sẽ tổ chức một số buổi nói chuyện và mời những chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan như nhân quyền, tâm lý học, phát triển cộng đồng, phân tích mạng lưới xã hội để cùng nâng cao hiểu biết.
  • 3. Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực.
    • Gồm các hoạt động sau:
      • Quảng bá mạng lưới để mỗi thành viên có thêm xác suất tìm được người có khả năng và hứng thú trợ giúp
      • Giao lưu offline giữa các thành viên
      • Xây dựng cơ sở dữ liệu thành viên từ Graph API và minh hoạ mạng lưới dưới dạng đồ thị. Yêu cầu: cần tìm người có chuyên môn về phân tích mạng lưới xã hội

📌 Lộ trình thay đổi người có niềm tin tiêu cực:

  • Chặng 1: Làm quen
  • 💗 Mẹo: Hãy ghé thăm Facebook của nhóm và xem có những ai cũng đang đi con đường mà bạn đang đi. Nó sẽ cho bạn một sự động viên tinh thần rất lớn để vượt qua những khó khăn phía trước. Và nếu bạn để lại thông tin của mình, biết đâu bạn sẽ tìm được một cộng sự?
  • 🕑 Thời gian hoàn thành dự kiến: 1 ngày – 1 tuần
  • Chặng 2: Hệ thống hoá các quan sát
  • 📜 Mô tả:
    • Các quan sát của bạn về thân chủ vẫn còn tủn mủn, rời rạc, chưa tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc trợ giúp. Hãy hệ thống lại các quan sát đó bằng cách hoàn thành Bản câu hỏi dành cho người muốn thay đổi quan niệm của bạn mình
    • Hoàn thành bản câu hỏi này là vô cùng quan trọng, vì nó giúp bạn dự đoán được những tình huống có thể xảy ra, buộc bạn phải từ từ, không nóng vội, và như vậy tránh việc đưa ra những kết luận vội vàng, giảm thiểu việc quên cân nhắc những khả năng khác nhau của tình huống. Các quan điểm của bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để được nhìn nhận lại, và những lỗ hổng trong mạch lập luận sẽ được hiển lộ ra.
  • 💗 Mẹo: Các phần mềm ghi chú như OneNote hoặc Evernote vừa có app trên máy tính vừa có app trên điện thoại sẽ rất có ích trong việc động não (brainstorming), bởi vì những ý tưởng đột phá hay nảy ra những lúc ta không làm việc, ví dụ như đang trò chuyện với bạn bè hay đang thiu thiu ngủ. Những lúc như vậy cần ghi chú lại nhanh, nếu không sẽ bị mất ý.
  • 🕑 Thời gian hoàn thành dự kiến: 1 tuần
  • Chặng 3: Khảo sát quan điểm của mọi người
  • 📜 Mô tả: 
  • Nếu bạn cần nhờ đến người thứ 3 để tác động, sẽ là mạo hiểm nếu hú họa đặt vấn đề trực tiếp với họ. Nếu họ đồng ý thì may, còn nếu không, sự giúp đỡ của bạn lại trở thành mối nguy hiểm trong mắt họ, và bạn sẽ gặp nhiều cản trở hơn.
  • Cách tốt nhất là thăm dò phản ứng của họ.
  • Từ những niềm tin tiêu cực của thân chủ mà bạn đã điền trong bản câu hỏi ở chặng 2:
    • Hãy lập một bản khảo sát dành cho những người xung quanh thân chủ để xem thái độ của họ về chúng như thế nào, và liệu với một người như vậy thì họ có muốn tác động hay không.
    • Sau đó đóng vai làm một người chỉ đơn giản là khảo sát quan điểm của mọi người. Điều quan trọng ở đây là không cho họ cảm thấy bạn có ý định muốn tác động đến thân chủ, mà bạn chỉ thành thực muốn biết suy nghĩ của họ thế nào mà thôi.
  • 🔥 Nhiệm vụ: Lập một bản khảo sát dành cho những người xung quanh thân chủ để xem thái độ của họ về chúng như thế nào, và liệu với một người như vậy thì họ có muốn tác động hay không
  • 🕑 Thời gian hoàn thành dự kiến: 2 – 3 tuần
  • Chặng 4: Thành lập nhóm nhiệm vụ
  • 📜 Mô tả: Chúc mừng bạn đã đi được đến đây!
    • Với những người cũng có cùng quan điểm với bạn về niềm tin của thân chủ, và cũng muốn tác động để thay đổi thân chủ giống như bạn, thì họ chính là những người đồng hành cùng với bạn.
    • Hãy chia sẻ với họ những gì bạn biết về thân chủ, và mời họ hợp tác để giúp đỡ nhau đạt mục tiêu chung.
  • 🔥 Nhiệm vụ: Mời những người cũng có cùng quan điểm với bạn về niềm tin của thân chủ, và cũng muốn tác động để thay đổi thân chủ giống như bạn hợp tác để giúp đỡ nhau đạt mục tiêu chung.
  • 💗 Mẹo: Hãy nhìn vào trong danh sách thành viên của mạng lưới và xem thử xem trong số họ có những ai có bạn chung với thân chủ. Những thành viên của mạng lưới sẽ có khả năng có động lực để hỗ trợ bạn hơn.

📌 Mục tiêu 3 tháng tới (15/8 – 15/11)

  • 1. Tỉ lệ người tương tác trong group tăng lên 50%
  • 2. Thu hút được các tình nguyện viên chuyên môn/trợ lý nghiên cứu
  • 3. Tuyển thành viên nòng cốt
  • Các hạng mục hành động và Mục tiêu đo lường được cho hạng mục hành động
  • 1.1 Xây dựng chương trình khuyến khích thành viên nhóm chia sẻ kiến thức
    • 90% thành viên mới được chào
    • 50% các bạn được chào trả lời
    • 30% thành viên nhóm đăng bài
  • 1.2 Tổ chức 2 sự kiện mỗi tháng
    • 30% thành viên nhóm tham gia sự kiện
  • 1.3 Phỏng vấn những người làm bản khảo sát về sự tác động
    • 50% những thành viên làm khảo sát về sự tác động tham gia nhóm
  • 2.1 Thu hút sự chú ý của các chuyên gia bằng các bài viết về tự trị
    • Thu hút được 1 TNV đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tâm lý học, công tác xã hội, luật hoặc phát triển chính sách
  • 2.2 Phỏng vấn các chuyên gia để hiểu suy nghĩ của họ
    •  3 chuyên gia nhận phỏng vấn
  • 2.3 Gửi lời mời trực tiếp đến những TNV trong trang philoinhuan.com
    • 3 bạn nhận phỏng vấn
  • 2.4 Gây quỹ để trả tiền tư vấn/cộng tác viên nghiên cứu
    • Gây quỹ được 10.000.000 VNĐ
  • 2.5 Xây dựng một nhóm nghiên cứu
    • Xây dựng được nhóm học thuật với 3 thành viên
  • 3 Đăng bài tuyển thành viên thành viên nòng cốt
    • Thu hút được 1 TNV đang học ngành thiết kế đồ hoạ, mỹ thuật công nghiệp T
    • Thu hút được 2 thành viên nòng cốt

📌 Quyền lợi:

  • Có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết để tác động, không cảm thấy không biết bắt đầu từ đâu;
  • Được hỗ trợ 1-1 để giảm khó khăn trong quá trình tác động (VD: phụ tìm hiểu kiến thức, phụ tác động những mối quan hệ chung);
  • Được cung cấp những kiến thức liên quan, đặc biệt là ở lĩnh vực tâm lý học, nhân quyền và phát triển cộng đồng;
  • Không phải cam chịu những ngụy biện mà trong thâm tâm bạn hiểu rằng chúng chỉ là sự bất lực vô lý;
  • Trở thành người lan toả tinh thần dám làm những điều vô cùng đúng và vô cùng khó đến cho người khác.

📌 ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH TÌNH NGUYỆN VIÊN: TẠI ĐÂY

📌 THÔNG TIN CHI TIẾT: TẠI ĐÂY 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/20388

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ