Deadline: 15/05/2023

Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) Phát Động Cuộc Thi Sáng Tạo Nội Dung Truyền Thông “Giới Trong Khai Khoáng” 2023

  • CGFED được thành lập tháng 5/1993 theo nghị định 35/HĐBT ngày 28/1/1992 và được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ số 05/ĐK-KHCN ngày 05/05/1993. CGFED là một tổ chức Phi chính phủ, Phi lợi nhuận ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội, tập trung vào vấn đề Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển.
  • CGFED áp dụng khung lý thuyết về Quyền con người của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) để xây dựng các hoạt động về Giới dựa trên giá trị đa dạng và tự do.
    • Truyền cảm hứng về Công bằng và Bình đẳng Giới
    • Sử dụng cách tiếp cận đa dạng trong Nghiên cứu định tính
    • Phương pháp tiếp cận Cùng tham gia và học hỏi
    • Tìm tòi phát hiện và phát triển Ý tưởng mới
  • Hoạt động chính:
    • 1. Nghiên cứu hành động
    • 2. Truyền thông
    • 3. Vận động chính sách
    • 4. Hỗ trợ dự án cộng đồng
    • 5. Đào tạo
    • 6. Tư vấn chuyên môn

🔗 THÔNG TIN CHUNG:

  • Bình đẳng giới luôn là mục tiêu quan trọng và nhất quán được Nhà nước Việt Nam quan tâm thực hiện trong nhiều năm qua. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật được Việt Nam xem là biện pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Mặc dù thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới song vấn đề này vẫn đang còn tồn tại nhiều thách thức.
  • Kết quả nghiên cứu của UNDP năm 2015 cho thấy sự tham gia của phụ nữ  trong việc làm  có thể tác động cho hoạt động kinh doanh, cũng như tác động  tới xã hội và nền kinh tế ở cấp cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tăng cường sự bình đẳng giới thông qua tăng cường vị thế của phụ nữ có thể giúp cải thiện lực lượng lao động, mang lại lợi ích kinh doanh cũng như mang lại kết quả lâu dài về sức khỏe, giáo dục và phát triển địa phương. Tăng cường nhận thức về các khía cạnh giới trong khai khoáng có thể giúp đảm bảo phụ nữ được hỗ trợ và có những kết quả tích cực trong ngành khai khoáng (Keenan, Kemp, 2014).
  • Trong công tác tăng cường nhận thức về khía cạnh giới phải kể đến việc nâng cao nhận thức cho nhóm thanh niên trẻ, đặc biệt là nhóm học tập và làm việc liên quan đến báo chí và truyền thông.
  • Bởi vậy, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) chính thức phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung truyền thông: Giới trong khai khoáng năm 2023. 
  • Cuộc thi nhằm mục đích tạo sân chơi lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên có đam mê với báo chí – truyền thông về lĩnh vực bình đẳng giới trong khai khoáng, góp phần động viên, cổ vũ, phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí – truyền thông trong xã hội.

🔗 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

  • Sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

🔗 ĐIỀU LỆ:

  • Điều 1: Tên gọi: “CUỘC THI SÁNG TẠO NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG: GIỚI TRONG KHAI KHOÁNG (2023)”.
    • Đơn vị tổ chức: Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình, Môi trường trong Phát triển (CGFED)
  • Điều 2: Mục đích
    • Tạo sân chơi lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên có đam mê với báo chí – truyền thông về lĩnh vực bình đẳng giới trong khai khoáng, góp phần động viên, cổ vũ, phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí – truyền thông trong xã hội.
  • Điều 3: Đối tượng tham gia
    • Đối tượng dự thi: Sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
    • Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo không được tham gia Cuộc thi.
  • Điều 4: Hình thức, nội dung cuộc thi.
  1. Hình thức:
  • Sáng tạo tác phẩm báo chí được thể hiện dưới hình thức: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, nghiên cứu, hồi ký, nhật ký, bút ký báo chí…
  • Sản phẩm truyền thông bao gồm: (1) Sản phẩm truyền thông in ấn (bộ nhận diện, tờ gấp, sách ngắn quảng bá, quảng cáo in trên các chất liệu, truyện tranh…); (2) Sản phẩm truyền thông nghe nhìn (sách nói, TVC, Audio, phim quảng bá, phim tài liệu, quảng cáo billboard,…); (3) Sản phẩm truyền thông đa phương tiện (Mega Story, Video âm nhạc/Music Video, Emoji, animation, phim ngắn, chương trình tương tác,….); (4) Các hình thức sản phẩm truyền thông đổi mới sáng tạo khác không thuộc các loại hình văn học, điện ảnh, sân khấu, xuất bản phẩm.
  1. Nội dung
  • Các tác phẩm dự thi tập trung phản ánh các nội dung sau:
    • Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực khai khoáng.
    • Phản ánh sự tham gia, vai trò của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực khai khoáng trên thế giới và Việt Nam.
    • Phát hiện những tồn tại, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp, ý tưởng để bổ sung, hoàn thiện chính sách và thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực khai khoáng.
    • Biểu dương các tổ chức, tập thể, cá nhân làm tốt hoạt động bình đẳng giới trong lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam; giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay có hiệu quả cao trong công tác bình đẳng giới; phòng ngừa các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới trong khai khoáng.
  • Điều 5. Điều kiện, yêu cầu đối với tác phẩm/sản phẩm dự thi.
  • Tác phẩm/sản phẩm dự thi phải được thể hiện dưới hình thức và nội dung phù hợp với thể lệ Cuộc thi.
  • Tác phẩm dự thi có thể là các bài viết sáng tác mới hoặc đã được đăng tải, phát hành trong thời gian từ ngày 21/02/2023 đến ngày 21/05/2023 trên sách, báo in, tạp chí, báo điện tử, trang thông tin điện tử và các nền tảng mạng xã hội do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Tác phẩm/sản phẩm dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của chính tác giả, đảm bảo tính chính xác và có sức thuyết phục cao, chưa đạt bất kỳ giải thưởng nào tính đến thời điểm tham dự cuộc thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và bản quyền của tác phẩm/sản phẩm.
  • Tác phẩm có thể viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt có dấu. Tác giả có thể gửi kèm tư liệu, hình ảnh (ảnh gốc, sao chụp) hoặc các minh hoạ khác. Đối với tác phẩm sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.
  • Đối với tác phẩm/sản phẩm đã được đăng tải, tác giả phải gửi kèm bản photo ấn phẩm báo chí trên giấy hoặc đường link đã đăng tải trên báo điện tử, trang thông tin điện tử (ghi rõ tác phẩm ở trang, số báo, ngày phát hành, địa chỉ đăng tải và tên báo), hoặc đường link đến các nền tảng mạng xã hội. Nếu tác phẩm chưa được phát hành ở bất kỳ cơ quan báo chí nào, khi gửi đến Ban Tổ chức có thể được đăng trên Trang tin điện tử Truyền thông Trẻ (truyenthongtre.vn) để tham dự Cuộc thi.
  • Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi nhiều tác phẩm tham dự Cuộc thi phù hợp với yêu cầu và điều kiện của Cuộc thi này.
  • Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm đã gửi tham dự Cuộc thi và được toàn quyền sử dụng tác phẩm tham dự để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong khai khoáng.
  • Mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ họ, tên thật, bút danh (nếu có), ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, địa chỉ thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ email của người dự thi.
  • Điều 6: Thời hạn, và địa chỉ, cách thức tiếp nhận bài dự thi
  1. Thời hạn
  • Ban tổ chức tiếp nhận các tác phẩm dự thi từ ngày 21/4/2023 đến hết ngày 15/5/2023 (tính theo dấu bưu điện đối với bài thi gửi qua bưu điện – đồng thời xác nhận qua hộp thư điện tử; tính theo ngày gửi tại hộp thư điện tử của Ban Tổ chức với bài dự thi gửi qua email).
  1. Tác phẩm dự thi có thể gửi cho Ban Tổ chức qua đường bưu điện hoặc email qua địa chỉ sau:
  • Đối với bài dự thi gửi qua đường bưu điện
    • Địa chỉ tiếp nhận: Đặc san Báo chí Trẻ, P307.B7 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.  Điện thoại: 0856670717. Ngoài bì thư, tiêu đề thư ghi rõ:  Bài dự thi Cuộc thi sáng tạo nội dung truyền thông: Giới trong khai khoáng 2023
  • Đối với bài dự thi gửi qua email
    • Người tham dự trực tiếp gửi bản mềm bài thi (có kèm theo thông tin cá nhân quy định tại phần III nêu trên) về địa chỉ email: gioitrongkhaikhoang@gmail.com
  • Điều 7: Cơ cấu Cuộc thi sáng tạo nội dung truyền thông: Giới trong khai kháng 2023
  • a) Số lượng giải thưởng:
    • Có 03 giải, bao gồm: 01 giải nhất; 01 giải nhì, 01 giải ba.
    • Ban tổ chức được quyền điều chỉnh cơ cấu giải trên cơ sở thực tế về số lượng và chất lượng tác phẩm dự thi và năng lực gây Quỹ của Ban Tổ chức Giải.
  • b) Giá trị giải thưởng
    • Giải thưởng cao nhất trị giá 10.000.000 đồng bao gồm tiền và hiện vật.
  • c) Hình thức khen thưởng
    • Đối với tác giả và nhóm tác giả, tác phẩm/ sản phẩm đoạt giải: Tặng giấy chứng nhận của Ban Tổ chức và giải thưởng bằng tiền và hiện vật.
    • Đối với tác giả có tác phẩm vào chung khảo nhưng không đoạt giải: Tặng chứng nhận tác phẩm vào chung khảo và quà kỷ niệm của CGFED.
  • Điều 8: Việc tuyển chọn, thẩm định và chấm giải được thực hiện qua các vòng
    • Vòng 1: Vòng sơ khảo
    • Vòng 2: Vòng chung khảo
  • Hội đồng Giải quyết định việc trao giải thưởng theo đề nghị của Hội đồng Chung khảo.
  • Điều 9: Kinh phí của Giải
    • Kinh phí của Giải Báo chí – Truyền thông Giới trong khai kháng 2023 gồm nguồn kinh phí do CGFED cấp cùng nguồn tài trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật trong khuôn khổ dự án.
    • Giải thưởng được tài trợ bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện.
    • Giá trị giải thưởng tùy thuộc vào kết quả kêu gọi gây quỹ đóng góp của các đơn vị tài trợ.
  • Điều 10: Điều lệ có hiệu lực kể từ ngày ký và chỉ có Hội đồng Cuộc thi sáng tạo nội dung truyền thông Giới trong khai kháng 2023 mới có quyền quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ.

XEM THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT: TẠI ĐÂY

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/20244

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top List in the World Top 10 Cửa Hàng Đồ Gia Dụng TPHCM Chất Lượng Và Uy Tín