Kỹ Năng

5 Bước Viết Hồ Sơ Xin Việc Cho Designer (Cùng Mẫu)

Sơ yếu lý lịch giúp ích rất nhiều cho các ứng cử viên đăng ký vào ngành thiết kế đồ họa, bởi chúng làm nổi bật các kỹ năng của họ cho các nhà tuyển dụng. Những thông tin cần có thường bao gồm lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên, giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về tiềm năng của họ. Biết cách tạo một bộ sơ yếu lý lịch hiệu quả sẽ giúp bạn có được vị trí mình mong muốn.

Bài viết này sẽ liệt kê các phần quan trọng cần có trong bộ sơ yếu lý lịch, mẹo và các mẫu để bạn có thể tham khảo và viết bộ hồ sơ của mình.

Sơ yếu lý lịch của 1 designer là gì?

Là tài liệu chuyên nghiệp, dùng để làm nổi bật trình độ chuyên môn khi xin việc, bao gồm thông tin về kinh nghiệm, khả năng thiết kế nhằm chứng minh rằng họ đủ tiêu chuẩn cho vị trí. Các designer cần đặc biệt chú trọng việc điều chỉnh sơ yếu lý lịch sao cho phù hợp với vị trí mà mình ứng tuyển, có thể thêm các từ khóa, kỹ năng theo như bản mô tả công việc chẳng hạn.

Bộ sơ yếu lý lịch của designer cần bao gồm những gì?

Khi chuẩn bị, một số thông tin quan trọng sau bạn cần cung cấp cho nhà tuyển dụng:

Thông tin liên lạc

Sơ yếu lý lịch thường cung cấp thông tin liên hệ của ứng viên ở gần đầu tài liệu, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng có thể liên hệ khi cần thêm thông tin hay khi muốn sắp xếp hẹn phỏng vấn. Nếu có thể, bạn hãy gắn liên kết đến portfolio của bạn để phí tuyển dụng có thể xem các sản phẩm trước của bạn.

Tóm tắt chuyên môn

Dưới phần thông tin liên hệ, bạn hãy tóm tắt ngắn gọn chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của bản thân. Việc này giúp làm nổi bật các kỹ năng của bạn với nhà tuyển dụng. Và vì họ có thể sẽ quét hồ sơ một cách nhanh chóng, bạn cần nhấn mạnh vào những giá trị của mình.

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm sẽ bao gồm mọi vai trò trước đây của bạn liên quan đến thiết kế đồ họa, bao gồm thực tập, làm việc tự do hay nhân viên mới. Hãy liệt kê các trách nhiệm hay bất kỳ giải thưởng, thành tích nào bạn đạt được trước đây nữa nhé. Phần này bạn cũng đề cập tới chức danh tại công việc trước đây của bạn, tên quản lý, thời gian làm việc của từng vị trí.

Trình độ học vấn

Phần này sẽ nhấn mạnh trình độ học vấn của bạn. Nếu bạn có bằng đại học, hãy kể tên chuyên ngành, tên trường và ngày tốt nghiệp. Ở đây cũng có thể đề cập đến các chứng chỉ liên quan, hay các khóa học khác của bạn.

Những dự án cá nhân

Bạn có thể thêm vào sơ yếu lý lịch của mình những dự án bạn đã thực hiện trước đây, ngoài công việc chuyên môn. Dù chúng có thể đã xuất hiện trong portfolio, nhưng đề cập một lần nữa sẽ giúp bạn làm nổi bật những sản phẩm mà bạn thấy liên quan nhất, giúp thể hiện kỹ năng của mình.

Các kỹ năng và phần mềm liên quan

Ở đây sẽ đề cập đến cả kỹ năng mềm lẫn kỹ năng chuyên môn của bạn. Hãy kể tên những phần mềm thiết kế đồ họa mà bạn hay sử dụng, như InDesign, Illustrator. Sau đây là một số kỹ năng bạn có thể thêm vào hồ sơ xin việc của mình:

  • Font chữ
  • Sự chú ý đến chi tiết
  • Giao tiếp
  • Phần mềm chỉnh sửa ảnh
  • Coding

Lĩnh vực chuyên môn

Sẽ rất hữu ích nếu bạn bổ sung một phần nhằm nêu bật lĩnh vực chuyên môn của bạn, bởi thiết kế đồ họa là một lĩnh vực lớn và bao gồm nhiều chuyên ngành. Một số lĩnh vực chuyên môn phổ biến bạn nên thêm vào hồ sơ như:

  • Thiết kế đồ họa thông tin
  • Thiết kế và kể chuyện
  • Sản phẩm truyền thông
  • Thiết kế giao diện người dùng
  • Thiết kế quan động

Dưới đây là một số bước giúp bạn viết bộ sơ yếu lý lịch designer của riêng mình:

1. Đọc bản mô tả công việc

Trước khi chuẩn bị hồ sơ bạn cần phải đọc mô tả công việc cho vị trí mà mình ứng tuyển để có thể hiểu được những gì nhà tuyển dụng tìm ở một ứng viên. Cố gắng tìm những kỹ năng, bằng cấp mà họ đề cập và đưa chúng vào hồ sơ. Việc này giúp sơ yếu lý lịch của bạn phù hợp với người mà nhà tuyển dụng đang cần.

2. Tìm hiểu về công ty

Tiếp theo, tìm hiểu về công ty mà bạn đang ứng tuyển để có thể phân tích thương hiệu cũng như phong cách của các dự án của họ. Ví dụ nếu bạn ứng tuyển vào công ty truyền thông chuyên thiết kế giao diện cho các bản tin phi lợi nhuận, hãy thử làm nổi bật những sản phẩm làm cho các tổ chức phi lợi nhuận trước đây của bạn, và thể hiện rằng chúng đã giúp bạn chuẩn bị cho công việc mình đang ứng tuyển.

3. Thu thập thông tin 

Khi chuẩn bị hồ sơ, hãy thu thập thông tin bạn muốn đưa vào nhé. Hãy thử tạo một danh sách các công việc và kinh nghiệm để có thể xác định những gì nên đưa vào hồ sơ. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn có một hồ sơ chung mà có thể sử dụng và chỉnh cho mỗi công việc mà bạn ứng tuyển.

4. Hoàn thành hồ sơ

Sau khi đã lựa chọn những thông tin thích hợp để đưa vào, hãy hoàn thành hồ sơ của bạn. Cố gắng đặt các tiêu đề tách biệt từng phần và dễ dàng đọc lướt. Và hãy chọn phông chữ cùng các thành phần bố cục giúp làm nổi bật cá tính của bạn. Các vị trí designer thường đòi hỏi sự sáng tạo, vì vậy nhà tuyển dụng có thể cân nhắc lựa chọn bố cục và thiết kế khi đưa ra quyết định tuyển dụng đó.

5. Đánh giá cho chính xác

Sau khi bạn hoàn thành sơ yếu lý lịch, hãy đọc lại để phát hiện xem bạn có lỗi ngữ pháp nào, hay đã trôi chảy chưa. Ngoài ra, hãy so sánh hồ sơ của bạn với danh sách thông tin bạn thu thập để đảm bảo thông tin chính xác. Bạn cũng có thể nhờ người khác xem lại và tìm những lỗi mà bạn có thể đã bỏ qua.

Mẹo giúp bạn có một bộ sơ yếu lý lịch designer hiệu quả:

Chú ý tới hệ thống theo dõi ứng viên

Là một designer, việc thể hiện sự sáng tạo trong hồ sơ là rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần xem xét hệ thống theo dõi ứng viên mà công ty tuyển dụng sẽ dùng. Có thể sẽ gặp khó khăn khi quét các hiệu ứng thiết kế, như ảnh và hộp văn bản. Thay vì tập trung vào các phần thiết kế không quan trọng, bạn hãy thử đề cập tới các từ khóa phổ biến trong ngành, chẳng hạn như:

  • Thiết kế logo
  • Marketing thế chấp
  • Font chữ
  • Dịch vụ thiết kế web
  • Đồ họa thông tin
  • Các chiến dịch
  • Phác thảo
  • Hình ảnh

Giới hạn hồ sơ của bạn trong một trang

Các nhà tuyển dụng thường thích các hồ sơ trong một trang, do đó bạn hãy chọn những thông tin quan trọng nhất, giúp hồ sơ của bạn dễ đọc hơn. Và một thực tế là bạn có thể nói chi tiết hơn về các kỹ năng, kinh nghiệm của mình ở các giai đoạn sau của quá trình xin việc,như một cuộc phỏng vấn.

Sử dụng số

Một phương pháp hữu ích để thể hiện thành tích của bạn trong hồ sơ đó là sử dụng số. Việc định lượng công việc giúp nhà tuyển dụng xác định được bạn đã sử dụng kỹ năng thiết kế cho các vị trí trước đây và kết quả của bạn.

Dưới đây là một mẫu hồ sơ bạn có thể tham khảo:

  • [Họ và tên] [Địa chỉ email] [Số điện thoại]
  • [Trang web chuyên nghiệp hoặc portfolio]
  • Tóm tắt chuyên môn

[Một vài câu mô tả kinh nghiệm nghề nghiệp, thành tích và kỹ năng của bạn]

  • Trình độ học vấn

[Bằng cấp bạn có] [Tên trường], [Vị trí]

[Tháng và năm nhập học] – [tháng và năm tốt nghiệp]

[Thành tựu]

  • Kinh nghiệm làm việc

[Chức danh] [Tên công ty], [vị trí]

[Ngày bắt đầu làm việc] – [ngày kết thúc làm việc]

[Trách nhiệm và thành tích]

[Chức danh] [Tên công ty], [vị trí]

[Ngày bắt đầu làm việc] – [ngày kết thúc làm việc]

[Trách nhiệm và thành tích]

  • Dự án cá nhân

[Chức danh]

[Cơ quan]

[Chi tiết về dự án]

  • Kỹ năng
  • Lĩnh vực chuyên môn

Sau đây là một ví dụ về hồ sơ xin việc designer dựa theo mẫu trên:

Kara Williams

KWilliams@email.com1 11-222-3333

Kwilliamsportfolio.com

Tóm tắt chuyên môn

Designer với 17 năm kinh nghiệm làm các dự án thiết kế. Có khả năng nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng lượng truy cập web thông qua việc sử dụng hình ảnh hấp dẫn.

Trình độ giáo dục

Cử nhân Mỹ thuật tại Đại học Thiết kế Đồ họa Barton Springs, Austin, TX

Tháng 8 năm 2000 — tháng 5 năm 2004

Điểm GPA: 3.8

  • Làm vị trí thiết kế tại tòa soạn của trường và thành phố
  • Thắng giải thiết kế trang báo hay nhất trong cuộc thi các trường đại học toàn tiểu bang

Kinh nghiệm làm việc

  • Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại Sunny Day Inc., Comfort, TX. Tháng 1 năm 2015 — nay
  • Phân công nhiệm vụ cho nhóm 10 designer và đưa ra lời khuyên trong suốt dự án
  • Duy trì ngân sách sản xuất
  • Tạo đồ họa thông tin, hình minh họa và nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng
  • Kiểm tra công việc nhóm để đảm bảo chất lượng
  • Cải thiện thiết kế sau khi nhận được phản hồi của khách hàng
  • Designer tại Heppers Media, Austin, TX. Tháng 9 năm 2004 — tháng 12 năm 2014
  • Tạo ấn phẩm quảng cáo cho nhiều nền tảng truyền thông, như poster, áo phông
  • Dẫn dắt một chiến dịch thay đổi thương hiệu, giúp tăng lượng truy cập web lên 15%
  • Chuẩn bị phác thảo ý tưởng thiết kế sau khi gặp khách hàng

Dự án cá nhân

  • Thiết kế đồ họa
  • Chiến dịch vượt qua bệnh tiểu đường năm 2015
  • Đã tạo đồ họa thông tin và các ấn phẩm hỗ trợ cho Tổ chức Bệnh Tiểu Đường Austin
  • Giúp thiết kế và đưa ra các đề xuất thu hút mục tiêu của tổ chức

Kỹ năng và phần mềm

  • Chú ý đến tiểu tiết
  • Quản lý thời gian
  • Font chữ
  • Thành thạo InDesign
  • Thành thạo Photoshop

Lĩnh vực chuyên môn

  • Ấn phẩm truyền thông
  • Thiết kế đồ họa thông tin
  • Thiết kế in ấn
  • Chỉnh sửa hình ảnh

—————————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: www.indeed.com
  • Người dịch: Phạm Hà My
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch Phạm Hà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10520

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ