Kỹ Năng

5 Kỹ Năng Một Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Cần Có Để Thành Công

Trên cương vị của một nhà lãnh đạo, ai cũng mong muốn công ty của mình hoạt động thuận lợi và thành công. Để đạt được điều đó, người đứng đầu cần nhanh nhạy đưa ra những phán đoán thích hợp và kịp thời. Một trong những phương pháp tốt nhất để khiến việc ấy thành hiện thực chính là phát triển các kỹ năng kinh doanh. Dưới đây là 5 kỹ năng bạn cần nghiêm túc học hỏi và nâng cao nhằm dẫn dắt công ty hoạt động “thuận buồm xuôi gió”.

🌟 Kỹ năng giải quyết xung đột.

Một khi đã ở trong môi trường làm việc, xung đột giữa bạn và nhân viên hoặc giữa các nhân viên với nhau về vấn đề kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Khi tình huống xảy ra, vấn đề cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn gàng và chính xác. Kỹ năng giải quyết xung đột sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến ​​thức và công cụ cần thiết để xử lý vấn đề. Bạn cần phải biết cách đối mặt với các tình huống tại công sở, nhận biết vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào thì nên giải quyết một cách gọn gàng. Một nhà kinh doanh hướng nội sẽ cần nhiều sự thích ứng hơn để đảm đương với những sự kiện không mấy phần dễ chịu và ngược lại.

🌟 Kỹ năng giao tiếp.

Nếu bạn nghiêm túc về việc trở thành một người lãnh đạo trên cả tuyệt vời, hãy tối ưu hóa kỹ năng giao tiếp của bản thân. Người có thể trình bày ý kiến rõ ràng và ngắn gọn thường mang lại kha khá hiệu quả hơn trong việc công việc và lôi kéo được nhiều thu sự chú ý tích cực cho thương hiệu cá nhân. Để tối ưu hóa khả năng giao tiếp, bạn có thể làm thực hiện số việc như tham gia một khóa học diễn thuyết ngẫu hứng, hoặc thậm chí là bổ sung và nâng cao kiến thức của bản thân bằng một thứ gì đó như chương trình MBA trực tuyến. Những chương trình giáo dục này không những cung cấp cho bạn kiến ​​thức, kỹ năng mà còn là kinh nghiệm cần thiết để điều hành công ty một cách xuất sắc và hợp lý.

🌟 Kỹ năng quản lý.

Kỹ năng quản lý là điều bắt buộc nếu bạn có kế hoạch trở thành một người đứng đầu thành công. Một số kỹ năng quản lý tất yếu mà bạn nên tập trung đạt được và/hoặc tối ưu hóa bao gồm:

  1. Đưa ra các sáng kiến
  2. Đề xuất chiến lược
  3. Hoàn tất các quyết định
  4. Lên kế hoạch & sắp xếp lịch trình
  5. Lập báo cáo
  6. Quản lý nhóm
  7. Tuân thủ quy định
  8. Quản lý rủi ro
  9. Đạo đức cá nhân
  10. Quản lý chất lượng

Một trong những phương pháp tuyệt vời để xây dựng kỹ năng quản lý là sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất và nghiên cứu nên đầu tư những gì cho hệ thống quản lý của bạn.

🌟 Kỹ năng networking.

Mạng lưới quan hệ là một hệ thống mà nhờ đó bạn tiếp cận được đến khách hàng và đối tác kinh doanh mới. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải nắm bắt được nghệ thuật giao tiếp với người khác. Để cải thiện networking của mình, bạn có thể thực hiện một vài phương pháp như ghi nhớ một bài phát biểu 30 giây giới thiệu rõ ràng về thương hiệu của bạn. Đây là một điều tuyệt vời để học hỏi khi nói chuyện với các nhà đầu tư.

🌟 Kỹ năng Marketing.

Trong khi nhiều người vẫn nghĩ rằng marketing là nhiệm vụ của các công ty quảng cáo, thì việc chính bạn sở hữu kỹ năng này có thể có giá trị vô cùng lớn. Có rất nhiều lý do, bao gồm cả phương pháp mở rộng tầm nhìn cho doanh nghiệp, giúp bạn nhận được lợi nhuận ấn tượng hơn và mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Bạn có thể bắt đầu nâng cao kỹ năng Marketing của mình ngay bây giờ bằng cách tham gia các khóa học trên internet với các chủ đề như tiếp thị truyền thông xã hội, sáng tạo nội dung và cách tương tác hiệu quả với thị trường mục tiêu.

Các chủ doanh nghiệp với quyết tâm thành công nên biết rằng việc sở hữu các kỹ năng phù hợp là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu. Hãy xem lại dàn bài ngắn ở phía trên để tìm hiểu xem kỹ năng nào bạn phải cần có và cách chúng sẽ hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp của bạn.


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: everydaypower
  • Người dịch: Dương Thảo Ngân
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Dương Thảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10488

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ