Ngay cả khi chúng ta đang cố gắng hết sức để đạt được thành công thì vẫn còn nhiều người trong chúng ta không biết chìa khóa để phát triển lối tư duy thành công. Thực sự có những việc quan trọng nên làm và không nên làm, đây là lời khuyên dựa trên tâm lý học thành công, là thứ song hành với việc chinh phục chiến thắng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc gặt hái thành công, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra các chiến lược được đề xuất hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã làm từ trước đến nay đấy.
Tìm hiểu về điều gì hiệu quả và điều gì không sẽ giúp bạn thay đổi 180 độ và trở thành một câu chuyện thành công. Dưới đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm để bắt đầu sống cuộc sống mà bạn hằng mơ ước. (Và đây là những cuốn sách về tư duy kinh doanh hay nhất mà bạn có thể đọc tiếp theo.)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO CHÚNG TA TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI THÀNH CÔNG?
1. Tập trung vào những việc bạn đang làm tốt
Một số người dường như không thể giúp bản thân thoát khỏi ám ảnh hầu như về những việc mà họ đã làm sai. Nếu họ thừa nhận chúng, họ cố gắng khiêm tốn và hạn chế sự thành công của mình, và thường tham khảo quá mức những sai lầm hoặc thất bại trước đó của họ.
Đó là bởi vì nhiều người được nuôi dưỡng để nghĩ rằng việc khoe khoang hay khoác lác là một tội lỗi và được chuẩn bị để trở nên khiêm tốn và khép kín về thành tích của họ.
Có lẽ họ đã thề là sẽ không trở thành những con người khoe khoang giốg ba hoặc mẹ của họ. Hoặc có lẽ họ đã được dạy rằng “trèo cao thì té đau” và chưa từng học được cảm giác tự hào về một công việc được hoàn thành tốt là một động lực tuyệt vời.
Tôi đã từng có một khách hàng trị liệu từ chối nói rằng cô ấy tự hào, và thật có ý nghĩa biết bao khi biết được quá khứ của cô ấy. Khi còn là một đứa trẻ trong gia đình sùng đạo, cô đã bị đánh bằng cành cây Palmetto mỗi khi cô thể hiện sự tự hào về bản thân. Mất khoảng 3 năm để cô ấy có thể nói với tôi từ này, và cho đến sau này, trong những cuộc gặp của chúng tôi, cô ấy gọi nó là “the P word”.
Những người thành công biết sự khác biệt giữa khoe khoang và cảm tính hoặc bày tỏ sự tự hào. Họ cảm thấy thích thú (không phải xấu hổ) khi nghĩ về những gì họ đang làm tốt, họ tập trung vào nó và tận hưởng ánh hào quang mà họ trải nghiệm được từ thành tựu của mình.
Họ có thể cảm thấy rất tự hào về thành tích của mình, nhưng lại tỏ ra khiêm tốn với những người khác. Không có gì sai ở đây cả. Vấn đề là tận sâu bên trong, tại nơi quan trọng, họ thấy hài lòng với những việc tiến hành tốt đẹp cho họ là được, nhất là khi họ biến nó thành hiện thực.
2. Rút kinh nghiệm, sau đó ngừng tập trung vào những việc bạn chưa làm tốt
Đối với hầu hết chúng ta, danh sách những điều thất bại hoặc mất mát của chúng ta cứ lặp đi lặp lại. Cuộc sống cũng vậy: không phải lúc nào chúng ta cũng thành công và đôi khi chúng ta sẽ bị thất bại. Phản đề của tư duy thành công đang chiếm chỗ bởi những khoảnh khắc không vui và không may này.
Chúng bao gồm những gì bạn đã làm sai hoặc kém và bám vào những thất bại của bạn, chẳng hạn như thất bại trong công việc, nhầm lẫn khi trình bày, không ghi được con điểm mong ước trong cuộc hẹn lần hai, bài kiểm tra bị điểm thấp, hay có vẻ chẳng ai thích những vị khách hoặc đồ ăn trong bữa tiệc bạn tổ chức.
Một số người chú ý đến những gì họ đã làm sai, họ nhớ lại và phân tích mọi cuộc chiến mà họ đã từng bị đánh bại. Trong buổi tư vấn tâm lý, họ kể cho tôi nghe về những sự kiện này một cách chi tiết dù nó khiến họ cảm thấy không hiệu quả và tuyệt vọng.
Thay vì nhìn nhận một cách khách quan những hành vi khiến họ thất vọng, rút kinh nghiệm từ chúng và ghi chép lại để dùng trong tương lai, họ lại tự đánh đập bản thân không thương tiếc vì những thất bại đã nhận thức được và chỉ chăm chăm vào chúng.
Chúng ta rất khó nghĩ về những sai lầm của mình và những lần suýt soát hoặc là làm thế nào chúng ta có thể sửa chữa và học hỏi từ chúng để tồn tại và phát triển? Vì vậy, một mẹo cho bạn là hãy ghi nhận và chấp nhận chúng, hãy cân nhắc chúng chứ không phải phán xét bằng nhiều hiếu kỳ.
Phải xem chúng không phải là dấu vết về danh tính của chúng ta, giới hạn khả năng và các chỉ số tiềm năng đang suy giảm của chúng ta. Khi bạn coi chúng như những việc làm để tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của những sai lầm và thất bại là gì.
3. Tập trung vào những gì bạn đã làm, không phải vào những gì bạn còn phải làm
Ngay cả khi mọi người đã phần nào thành công, họ cũng có thể sẽ tập trung quá mức vào những vấn đề chưa được giải quyết hoặc những nhiệm vụ dường như không thể vượt qua ở phía trước.
Lo lắng về tương lai thường làm lu mờ cảm giác tự hào về những gì họ đã đạt được và có thể khiến họ cảm thấy choáng ngợp cùng tuyệt vọng về tất cả công việc còn lại phải hoàn thành. Hãy đối mặt với nó, hầu như luôn có việc để học và làm khi phấn đấu trở nên thành công.
Những người thành công biết điều này và không bị ám ảnh về những gì họ chưa làm hoặc chưa làm được vì nó lãng phí thời gian và khiến cho họ thất vọng. Thay vào đó, họ tập trung vào những gì họ đã hoàn thành, điều này khiến họ cảm thấy hài lòng và thấy mình có quyền, có thể thúc đẩy họ phát triển.
Ví dụ, trong lĩnh vực điều trị những người ăn uống vô độ và rối loạn cảm xúc của tôi, sự hồi phục thường là một con đường dài và gập ghềnh. Biết được điều này, tôi khuyến khích bệnh nhân cảm thấy tự hào về những lần họ tránh ăn uống vô độ và không khuyến khích ăn uống vô tổ chức vì họ không biết quản lý cơn buồn bực ra sao ngoài chuyện ăn uống.
Họ có quyền lựa chọn: họ có thể cảm thấy tự hào vì đã đến phòng tập hai lần trong tuần hoặc có thể thất vọng rằng họ đã không đến được ba lần vì họ đã thề rằng sẽ đi.
Họ có thể thích thú với việc thường xuyên mua sắm các loại thực phẩm lành mạnh hơn và chuẩn bị các bữa ăn bổ dưỡng, hoặc khắc phục sự thất vọng bằng một bữa ăn McDonalds giàu chất béo, nhiều calo vì họ không biết bản thân nên làm gì vào đêm thứ bảy hiu quạnh.
4. Chọn những mục tiêu mang lại cho bạn cơ hội thành công thực sự
Gần đây, tôi đã phải thuê một trợ lý truyền thông xã hội tự do khi tôi chuyển đi, vì vậy tôi đã đăng một bản mô tả công việc trên một trang web việc làm và chờ được 48 hồ sơ đổ vào.
Vấn đề là khoảng một nửa số ứng viên này hoàn toàn không có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Tôi đoán họ có tài khoản Facebook hoặc Pinterest hoặc tương tự, nhưng nhiều người trong số họ đến từ các lĩnh vực hoàn toàn không liên quan (chẳng hạn như đầu bếp, trợ lý y tế gia đình hoặc tài xế xe tải).
Tôi biết bây giờ là thời buổi kinh tế khó khăn và mọi người sẽ thử làm hầu hết những công việc xuất hiện trước mắt họ, nhưng tôi không thể không nghĩ rằng những người này đang tự gài mình vào thế thất bại, nghĩa là họ thậm chí còn không nhận được bất cứ cuộc phỏng vấn nào cho bài đăng tuyển của tôi.
Và đây là lý do tại sao tôi khuyên bạn chỉ nên cố gắng cho những nỗ lực mang lại cho bạn cơ hội đáng kể để trở thành một người thành công. Có thể cơ hội đó không dễ, nhưng nhiều khả năng bạn sẽ ghi được điểm vì ít ra bạn đang đi đúng hướng.
Một vấn đề khác là một số người chỉ đơn giản muốn chứng minh với thế giới và với bản thân rằng họ đang thành công, điều này có thể dễ bị gậy ông đập lưng ông và dẫn đến thất bại.
Thật sự mà nói thì họ không quá thành công trong việc cố gắng thuyết phục bản thân và những người khác rằng họ không phải là kẻ thất bại. Quan điểm này có thể làm gia tăng động lực nếu bạn hiểu được bạn đang định làm gì.
Tuy nhiên, bạn không muốn lao vào nỗ lực chỉ để chứng tỏ giá trị của mình, rồi cuối cùng lại bác bỏ nó. Đây là khuôn mẫu mà một số người mắc phải từ thời thơ ấu và họ gặp thất bại ở nhiều thứ vì động cơ của họ không lành mạnh và mục tiêu của họ ngay từ đầu đã không phù hợp.
Dưới đây là một số tình huống để minh họa động lực này. Đôi khi những người khác nhìn thấy xu hướng này ở bạn và đề cập một cách tinh tế (hoặc không) rằng công việc có vẻ khác hướng so với khả năng của bạn, nhưng bạn vẫn nộp đơn để rồi chẳng nhận được hồi âm nào cả.
Hoặc bạn khăng khăng phải vật lộn với việc tự sửa chữa trong nhà trong khi nó nằm ngoài kiến thức của bạn hoặc bạn không thể tiếp thu nó một cách nhanh chóng.
Khi bạn kết thúc cuộc gọi với thợ sửa ống nước, thợ điện, v.v., bạn cảm thấy vô cùng thất vọng về bản thân và sử dụng sự kiện này như một ví dụ nữa để chứng minh bạn là một kẻ thất bại kém cỏi, người không thể làm tốt bất cứ điều gì.
5. Làm những gì cần làm khi nó buộc phải hoàn thành hơn là gác lại
Một trong những rào cản lớn nhất để trở thành một người thành công đó là bỏ qua những việc bạn nhất định phải làm để thành công. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang cố gắng giành chiến thắng, vượt lên mọi người, hoàn thành một dự án hoặc thể hiện bản thân đang trong điều kiện tốt nhất.
Quan điểm của tôi về sự trì hoãn (một từ mà tôi không sử dụng vì hàm ý đáng tiếc của nó) rất đơn giản: Nó liên quan đến việc vừa muốn làm điều gì đó nhưng lại vừa không muốn làm.
Bất cứ khi nào chúng ta ở trong loại xung đột nội tâm đó, thay vì muốn tránh phán xét bản thân, hãy tò mò xem thực sự cái mâu thuẫn quanh ta là gì, quan trọng là chúng ta cần hiểu điều gì đang ngăn cản chúng ta khỏi những việc mà ta muốn làm.
Tôi từng biết những người tài năng, có động lực nhưng lại rất mâu thuẫn (một cách có ý thức hoặc vô thức) về việc làm điều gì cần thiết để thành công mà vẫn giữ được vị trí. Một số khách hàng của tôi muốn có việc làm (nhưng cũng không có), vậy nên họ tránh tìm việc làm chỉ trừ những cách tìm việc bình thường nhất.
Nhiều người trong số những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống của tôi đã chấm dứt việc ăn uống thoải mái, nhưng lại thất bại trong việc làm theo những đề xuất của tôi để giúp họ dừng hành vi này, đó là tìm sở thích hoặc đam mê, phát triển khả năng chịu đựng sự thất vọng và kiềm chế ham muốn, cải thiện trí tuệ cảm xúc của họ, học cách phụ thuộc vào người khác, thay đổi việc tự sự, đọc sách để tự giúp bản thân trong khoảng ăn uống theo cảm xúc và trí óc, tham gia nhóm hỗ trợ ăn uống,…
Tôi hiểu rằng họ có nhiều cảm xúc lẫn lộn, chủ yếu là dựa vào thức ăn để tìm niềm vui và sự an ủi, nhưng gọi hành vi này là “sự trì hoãn” chỉ khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân và có nhiều khả năng tìm kiếm thức ăn để giải thoát.
Nếu bạn thường trì hoãn nhưng vẫn muốn thành công, bạn sẽ không tiến xa được.
Ngoài kia có đủ người có cùng tài năng với bạn và họ làm những điều cần thiết đúng lúc bạn đang tự đặt mình vào thế thất bại. Nhận biết lý do vì sao bạn hoãn việc và nhận sự giúp đỡ của một nhà trị liệu, cố vấn, huấn luyện viên hoặc đọc những cuốn sách dạy cách tự lực trong cuộc sống để học cách hoàn thành công việc. Bạn cần kỹ năng này vì 3 lý do sau:
Đầu tiên là thiết thực vì làm những gì cần thiết sẽ giúp bạn thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình. Thứ hai là mọi người sẽ đánh giá cao và tin tưởng vào sự nói được, làm được của bạn. Thứ ba là sự trì hoãn dẫn đến thiếu tự tin và thất vọng, trong khi hoàn thành công việc dẫn đến tự hào và thể hiện được sức mạnh của mình.
6. Có trách nhiệm và không quan tâm những gì mọi người nói hoặc làm một mình
Rõ ràng là chúng ta cần phải có trách nhiệm để thành công, nhưng với một số người thì không như vậy. Có những người có cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại và chỉ muốn chịu trách nhiệm khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, chứ không phải khi chúng kém.
Họ cho rằng trở thành một người thành công có nghĩa là luôn nói và làm điều đúng đắn, luôn được đặt lên hàng đầu, luôn là con vàng con bạc và không bao giờ mắc sai lầm.
Điều này khiến họ rơi vào tình thế trốn tránh trách nhiệm khi mọi việc không hiệu quả hoặc không như ý muốn. Ví dụ, khi bài thuyết trình chung của họ không thành công hoặc không gây được ấn tượng, họ sẽ đổ lỗi cho những người còn lại trong nhóm chứ không bao giờ đổ lỗi cho chính họ.
Khi doanh số bán hàng giảm, đó luôn là do người khác. Khi con cái của họ lớn lên trở thành những người giỏi giang và gặp nhiều vấn đề trong xã hội, họ đổ lỗi cho những người bạn đồng trang lứa hiện tại và quá khứ của thế hệ con cháu mình, chứ không phải do kỹ năng nuôi dạy của họ kém.
Những người thành công biết trách nhiệm thuộc về họ và đón nhận quá trình này. Họ cảm thấy đủ tự tin để vượt qua những sai lầm cùng thất bại và đủ sức để cố xoay chuyển tình thế. Họ sẽ không bao giờ muốn trở thành bất cứ điều gì ngoài trách nhiệm và điều đó thể hiện qua những gì họ nói và làm.
Những người này cũng không quan tâm mọi thứ đã nói hoặc đã làm với cá nhân họ. Trong khi quy trách nhiệm cho người khác, họ nhận ra rằng mọi người có những ngày tồi tệ và cần nghỉ ngơi một chút. Họ đủ hiểu biết để hiểu rằng những nhận xét tiêu cực của người khác nói lên điều gì đó về chính người nói chứ không phải người bị nói.
Họ tránh nhìn nhận mọi thứ một cách cá nhân vì họ không nghi ngờ giá trị bản thân và khả năng dễ mến, đồng thời họ nhận ra những hạn chế và điểm yếu bẩm sinh của mình và học hỏi từ nó cũng như những điểm mạnh đáng kể của họ.
Sẵn sàng trở thành một người thành công
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Tôi tập trung vào những thành công và thành tích của mình hay tập trung vào những thời điểm tôi thất bại và mắc sai lầm? Tâm trí của tôi thường nghĩ lại những cơ hội đã bỏ lỡ và về đích ở vị trí thứ hai (hoặc cuối cùng) hay tôi cố tình tìm kiếm và cảm thấy tự hào về những kỷ niệm thành công?
Tôi có bị ám ảnh về những gì chưa hoàn thành hay những gì còn phải làm không? Tôi có tập trung vào quá khứ và tương lai nhiều hơn hiện tại không? Tôi có dễ tự ái và dễ xúc phạm không? Tôi có chấp nhận những sai lầm và thất bại của mình không? Tôi có thường xuyên trì hoãn những gì tôi muốn làm hơn là bắt tay ngay vào việc đó không?
Cho dù bạn đang chuẩn bị thuế hay tìm kiếm một công việc mới, leo lên đỉnh Everest hay dọn dẹp nhà để xe, những lời khuyên trên sẽ giúp bạn trở thành một người thành công và cảm thấy tuyệt vời về cách thức và lý do bạn đã làm.
Bạn đang làm gì để đạt được thành công trong cuộc sống của mình? Bạn có bất kỳ ý tưởng nào khác để chia sẻ với chúng tôi không? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé.
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
• Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/6-simple-things-we-can-all-do-to-ensure-we-become-a-success-story.html
• Người dịch: Sơn Thảo Quyên
• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Sơn Thảo Quyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8525
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24