Trong cuộc sống này, những trở ngại thách thức sẽ ập vào mặt và đánh lén chúng ta trong bất kỳ lĩnh vực nào mở ra cơ hội.
Tuy nhiên, những thách thức, thất bại và xáo trộn mà chúng ta phải đối mặt thực sự có ý nghĩa gì? Liệu chúng ta có thực sự cần thất bại để thành công không?
Hãy đi cùng tôi trong chuyến hành trình này. Một số gợi ý này lúc đầu sẽ không phù hợp với bạn, nhưng hãy suy nghĩ thoáng hơn vì có một bài học tuyệt vời sẽ được chia sẻ đến bạn đấy.
LÝ DO VÌ SAO BẠN CẦN PHẢI THẤT BẠI ĐỂ BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG?
1. Bạn cần thất bại
Thất bại là một lẽ tất yếu của cuộc sống. Nếu không có nó, hàng chục doanh nghiệp và công ty sẽ không có được như ngày hôm nay.
Yahoo nói với những người đồng sáng lập Google – Larry và Sergey, rằng ý tưởng của họ sẽ không bao giờ thành hiện thực. Do đó “họ ko cần làm bất kì nghiên cứu máy móc gì nữa cả”. Người sáng lập WhatsApp muốn làm việc cho Facebook, nhưng họ đã từ chối anh ta. Một thời gian sau, bạn phát hiện ra Facebook cuối cùng đã mua lại Whatsapp với giá 19 Tỷ USD!
Sự thất bại đã thúc đẩy họ sáng tạo, sự chối từ không đẩy họ bỏ cuộc. Nó đã thúc đẩy họ tạo ra một thứ gì đó của riêng mình dù người khác phản đối ý tưởng đó của họ. Đôi khi, bạn cần phải thất bại để nhận ra bạn phải đặt cược vào chính điểm mạnh của mình chứ không phải của người khác.
2. Vẫn chưa đến lúc để bạn tỏa sáng
Tôi đã điều hành một thương hiệu lối sống truyền động lực và công ty áo phông trong 7 năm qua. Phải đến năm thứ bảy chúng tôi mới lần đầu tiên được đề cao với Essence và Own Network. Phải mất tận 7 năm đấy!?!?!?!
Hãy tin tôi: Tôi muốn có các đạo cụ và giải thưởng khi tôi mới bắt đầu. Tuy nhiên, tôi phải chứng minh giá trị của mình trước. Tôi cũng vậy, tôi cũng đã phải thất bại để thành công. Trước khi tôi có thể được trả tiền để nói chuyện thì tôi phải nói chuyện trước đám đông 10, 15, 25 người. Và con số đã ngày một tăng theo hướng chậm mà chắc. Tôi đã làm rất nhiều việc không công và cho đi rất nhiều thời gian cùng công sức của mình.
Không phải vì tôi không giỏi trong những gì tôi làm, tôi chỉ cần chứng tỏ thành quả của mình. Ngay cả với 7 năm điều hành doanh nghiệp của tôi cũng có thể mất 10 năm nữa mới lọt vào Forbes. Dù chậm trễ nhưng tôi biết thời của tôi sẽ đến.
Vì thế, lần tới khi bạn không được tăng lương hoặc thăng chức, đừng tỏ ra chua chát về điều đó. Hãy làm việc chăm chỉ hơn, hãy đặt câu hỏi, tham gia vào vào các lớp học trực tuyến hoặc tham dự các buổi hội nghị, cải thiện bản thân, mài dũa công cụ của bạn. Tất cả những điều này sẽ cho phép bạn hoàn thành nhiều hơn một chút so với ngày hôm qua.
3. Bạn phải rút ra bài học…
Bạn đã tham khảo ý kiến của ai về mục tiêu và ước mơ của mình? Bạn đã nói chuyện với một thế lực siêu nhiên hoặc Đức Chúa chưa? Bạn đã nói chuyện với mentor, cha mẹ, cố vấn của mình chưa? Bạn đã thực sự tìm kiếm định hướng trước khi đưa ra quyết định của cuộc đời chưa?
Không có gì sai khi thực hiện bước nhảy vọt cả. Tuy nhiên, bạn đã có bước nhảy vọt quá sớm, và kết quả là dẫn đến thất bại. Kết quả này cho thấy bạn cần phải rút ra một bài học. Bạn cần phải chịu thất bại vì bạn nghĩ rằng bạn có thể làm tất cả một mình.
Đôi khi bạn cần phải thất bại để thành công. Bạn cần một bài học vì ý nghĩ làm nửa vời nhưng muốn một thành quả lớn. Vâng, tôi biết độ trung thực này hơi châm chích một chút. Tuy nhiên, đó là sự thật!
Khi tôi còn nhỏ, tôi thích đu trên các đồ vật xung quanh nhà. Cho đến khi rèm tắm của tôi bị bung ra và đầu tôi đập vào tấm gạch cứng và lạnh, tôi mới nhận ra rằng mình không nên làm điều này. Bây giờ thì tôi có một vết sẹo ở sau đầu sẽ theo suốt đời tôi.
Sau đó tôi nhận ra rằng không phải thứ gì mình muốn mình cũng làm được. Tất cả chúng ta đều có thất bại; nhưng chúng ta phải xem chúng là bài học mà chúng ta phải học trên hành trình đi đến thành công.
4. … Bạn có thể chỉ dạy người khác
Mẹ tôi mất vì ung thư vú khi tôi còn rất nhỏ. Lúc đầu, tôi thấy mọi thứ rất khó khăn, không thể chịu đựng cuộc sống nữa, cho đến khi tôi gặp một người khác cũng mất mẹ và tôi đã có thể ở đó cùng họ. Đối với tôi nó đã được vài năm, nhưng tôi đã có thể trở thành tai mắt cho người bạn đang đấu tranh với những mất mát gần đây của anh ấy.
Tôi đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về cách tôi có thể chấp nhận nó và cách nó thúc đẩy tôi làm cuộc sống mình tốt hơn. Họ lắng nghe vì họ biết tôi đã trải qua tình huống tương tự. Suy nghĩ và những lời khuyên của tôi đã có một tác động lớn vì thực tế là tôi hiểu được điều
Còn những người chiến đấu với chứng nghiện rượu và ma túy thì sao? Có thể họ cần lời khuyên từ một người đã tự mình vượt qua cơn nghiện đó. Bây giờ không ai nói rằng bạn cần phải gây tổn thương hoặc làm hại chính mình để có thể dạy người khác; mặc khác, nhiều khi bạn lắng nghe ai đó chỉ vì “họ biết tới sự phấn đấu của bạn”.
Nhận lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể rất hữu ích, nhưng việc lắng nghe ai đó đã từng ở trong cùng hố sâu tăm tối như bạn đã từng cũng vẫn có giá trị. Có thể bài học của bạn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người hiện đang chiến đấu với một thời kỳ khó khăn đấy.
5. Sự thất bại thúc đẩy bạn sáng tạo
Chúng ta thường tạo ra những điều đẹp đẽ sau khoảng thời gian khó khăn. Tôi khẳng định rằng nghệ thuật và âm nhạc mà chúng ta nghe hàng ngày đến từ một dạng thất bại nào đó.
Ban nhạc hoặc nghệ sĩ yêu thích của bạn cần sự đau lòng đó. Họ cần có được một giao dịch kỷ lục bị đánh cắp, họ cần bị cười chê. Những khoảnh khắc đó khiến họ quay trở lại vỏ ốc và thực sự tạo thành tác phẩm tốt nhất của mình. Họ cần phải thất bại để thành công.
Những thách thức thúc đẩy chúng ta tạo ra phiên bản tốt nhất của chính mình. Thất bại lớn nhất của bạn có thể là lý do khiến bạn có cảm hứng để thay đổi và theo đuổi những ước mơ ngông cuồng nhất của mình. Nó không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho những người xung quanh.
6. Bạn cần những thách thức
Đối với một số người, họ luôn thấy dễ dàng.
Tiền bạc dễ kiếm. Các mối quan hệ cũng đến dễ dàng.
Họ giỏi trong việc kết nói và trong mọi thứ trên đời.
Do đó, tốc độ phát triển của họ gần như bị đình trệ. Đây là lý do tại sao bạn cần khó khăn. Bạn cần khó khăn để thúc đẩy bạn trở nên tốt hơn và (hoặc) mạnh mẽ hơn.
Ví dụ: khi tập thể dục, bạn cần tăng số lần lặp lại và khối lượng tạ. Bạn cũng cần thực hiện thêm một số thay đổi để có được kết quả tốt hơn cho cơ thể của mình. Thử thách mà cơ thể bạn đang vượt qua sẽ thực sự là lý do khiến bạn thấy được sự thay đổi mà bạn đang mong đợi. Tuy nhiên, nếu bạn chểnh mảng và chọn cách dễ dàng, bạn sẽ không thể mong đợi gì về một sự thay đổi thực sự.
Hãy cho phép bản thân bị thúc ép. Tìm một số đối tác chịu trách nhiệm giải trình ở xung quanh bạn. Những điểm yếu của bạn sẽ thúc đẩy bạn làm tốt hơn khi bạn đang ở điểm cao nhất. Điều đó sẽ không thể xảy ra nếu bạn không bị thách thức và không vượt qua được những thử thách khắt khe. Hãy thất bại để thành công.
7. Đáp đền tiếp nối
Mỗi bài học chúng ta tích lũy được đều sử dụng để cải thiện bản thân ta và cả những người xung quanh. Khi ai đó giúp chúng ta, thì chúng ta hãy dùng thời gian đó để đi giúp người khác. Lần tới khi ai đó nhường bạn qua cửa trước trong cửa hàng tạp hóa hoặc trả tiền cho bữa ăn của bạn trong nhà hàng, hãy làm điều tương tự với những người khác nhé.
Điều tương tự cũng có thể được áp dụng đối với làm việc cùng thanh niên. Nếu bạn đã chuẩn bị chu đáo và có một người cố vấn trong đời mình, thì bạn cũng nên trở thành người cố vấn cho người khác.
Ngay cả khi bạn không có một người cố vấn thì vẫn hãy trở thành người cố vấn vì người khác. Đó có thể là một đồng nghiệp mới bắt đầu làm việc tại công ty của bạn, hoặc thực tập sinh trong ngày đầu thực tập! Có thể họ sẽ cần một số bài học mà bạn đã học được khi mới làm để không mắc phải những sai lầm tương tự.
Hãy chấp nhận tất cả các phước lành mà bạn có trong đời và không cho đi là một sự ích kỷ. Với tất cả những gì bạn làm, hãy tìm người đàn ông hoặc người phụ nữ nào đó tiếp theo. Bài học này có thể là bài học có giá trị nhất! Vì thế đừng xem nhẹ nó nhé.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
• Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/7-reasons-why-you-need-to-fail-to-move-forward.html
• Người dịch: Sơn Thảo Quyên
• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Sơn Thảo Quyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8823
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 23