Sau khi sục tìm khắp các trang mạng về các cơ hội việc làm, gửi hàng trăm lá đơn xin việc và xem phỏng vấn vài lần qua điện thoại, cuối cùng bạn bước tới giai đoạn phỏng vấn xin việc. Bây giờ công việc của bạn là cần chuẩn bị. Bạn có thể nghiên cứu về vai trò và công ty, theo dõi một vài thành viên chủ chốt trong tổ chức trên LinkedIn và suy nghĩ cẩn thận về trang phục của mình. Sau rất nhiều nỗ lực, điều cuối cùng bạn làm được lại là những lỗi sai ngớ ngẩn vào ngày phỏng vấn, điều này xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Trong thời gian phụ trách vận hành một công ty khởi nghiệp về truyền thông kỹ thuật số, tôi đã thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn. Tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng các cuộc trò chuyện đôi khi diễn ra kỳ lạ và ngay cả những ứng viên có vẻ đầy hứa hẹn với sự chuyên cần tuyệt vời cuối cùng cũng tự làm hỏng bằng cách nói trực tiếp những điều liên quan. Để giúp bạn tối đa hóa cơ hội thành công, tôi đã tổng hợp chín điều bạn không bao giờ nên nói trong một cuộc phỏng vấn xin việc – cũng như những điều cần tập trung vào thay vào đó.
1. “Chính xác thì vai trò của bạn là gì?”
Tôi đã thấy một số ứng viên sử dụng câu hỏi này như một cách để bắt chuyện. Mặc dù một cuộc phỏng vấn thành công có vẻ hấp dẫn hơn là một quy trình thẩm vấn bằng robot – và đúng vậy, ngay từ đầu, việc sử dụng những cách mở lời trò chuyện sẽ giúp làm nóng mọi thứ, hỏi những người phỏng vấn của bạn một câu hỏi rất cơ bản về công ty thể hiện sự chuẩn bị không hề kỹ lưỡng của bạn. Nó cũng có thể khiến họ cảm thấy rằng bạn chỉ đang tìm kiếm một công việc bất kỳ và không có nhiệt tình với vai trò hoặc sứ mệnh của công ty. Đây thực sự không phải là một khởi đầu tuyệt vời.
2. “Không có câu hỏi, tất cả đều khá rõ ràng.”
Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những mảnh ghép- những người mang đặc điểm như tư duy phản biện, phán đoán nhạy bén và hiếu học. Không có bất kỳ câu hỏi nào rung lên hồi chuông cảnh báo về mức độ quan tâm và khả năng đóng góp các giá trị của bạn. Để đưa ra những câu hỏi sâu sắc, hãy bắt đầu bằng cách nghĩ về những điều bạn thực sự muốn biết (những thứ không thể tìm thấy thông qua tìm kiếm nhanh trên Google). Ví dụ: bạn có thể tìm kiếm thông tin chi tiết về văn hóa công ty bằng cách hỏi người phỏng vấn điều cô ấy yêu thích nhất đối với vai trò của mình hoặc đặt câu hỏi về các mục tiêu cấp cao để hiểu vai trò bạn đang ứng tuyển về lâu dài.
3. “Vậy, bàn của tôi sẽ ở đâu?”
Điều này thực sự xảy ra vào cuối một cuộc phỏng vấn. Và đương nhiên, ứng cử viên đã không được tuyển dụng. Có một ranh giới mỏng manh giữa sự tự tin và sự kiêu ngạo, và bạn chắc chắn không muốn đưa ra giả định về việc bạn sẽ được tuyển dụng – ngay cả khi cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp một cách đáng kinh ngạc. Bám sát các cách kết thúc cuộc trò chuyện, chẳng hạn như cảm ơn những người phỏng vấn về thời gian họ đã bỏ ra hoặc hỏi về các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.
4. Nói hoài nghi về các nhà quản lý trước đây
Trở thành một người trung thực là chìa khóa quan trọng ở mỗi buổi phỏng vấn. Điều này cũng yêu cầu bạn xuất hiện với phiên bản tốt nhất của bản thân. Khi bạn nói những điều tiêu cực về sếp cũ, đồng nghiệp hoặc người quản lý cũ của mình, điều đó thể hiện khả năng sẽ có nhiều khó khăn để làm việc cùng bạn – hoặc tệ hơn, dù là rất nhỏ. Người phỏng vấn hiểu rằng có những nền văn hóa độc hại ngoài kia. Họ nhận thức được thực tế là tồn tại các cách thức quản lý tồi tệ và bạn có thể đã có những trải nghiệm tiêu cực. Nhưng họ cũng chú ý đến ngôn ngữ có thể cho thấy không có khả năng chịu trách nhiệm hoặc có xu hướng đổ lỗi và buộc tội. Không cần thiết phải đến làm việc này trong một cuộc phỏng vấn, và cuối cùng nó chỉ phản ánh xấu về bạn.
5. Các câu hỏi về chính sách nghỉ mát và đặc quyền của nhân viên
Không có gì sai khi muốn biết thêm thông tin về các lợi ích trong quá trình ứng tuyển- trước khi chấp nhận đề nghị làm việc. Nhưng hỏi về những thứ như kỳ nghỉ trong giai đoạn phỏng vấn trước đó có thể ngụ ý rằng bạn mong muốn được nhận về hơn là đóng góp. Một cuộc phỏng vấn xin việc là thời gian để chứng minh giá trị mà bạn sẽ mang lại cho tổ chức và thảo luận về những đóng góp của bạn sẽ như nào. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ tự đưa chủ đề lên.
6. “Xin lỗi, tôi phải nhận cuộc gọi này.”
Việc gián đoạn cuộc phỏng vấn để trả lời cuộc gọi được coi là thô lỗ và thiếu chuyên nghiệp. Trừ trường hợp khẩn cấp, điện thoại của bạn nên ở chế độ tắt tiếng và được cất đi.
7. Các cụm từ và từ có hàm ý tiêu cực
Bạn có nói về vấn đề hoặc thách thức không? Bạn có tập trung vào những thất bại hay cơ hội trải nghiệm? Ngôn ngữ nói lên rất nhiều điều về tư duy, giá trị của bạn và cách bạn giải quyết các tình huống khó khăn. Người phỏng vấn luôn chú ý đến nội dung hàm ý của cuộc trò chuyện và họ sẽ chọn ra những cụm từ và từ có hàm ý tiêu cực, có khả năng coi chúng là mối bận tâm.
8. “Tôi là một người cầu toàn.”
Câu trả lời này có thể dễ đoán như câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” Nó đã được sử dụng ở mức độ mà giờ đây nó có khả năng gửi đi thông điệp rằng bạn là người vô dụng, thiếu tư duy sáng tạo và chỉ là những thông tin bạn tìm thấy trên mạng. Để chuẩn bị cho câu hỏi phỏng vấn thường gặp này, hãy nghĩ đến những điểm yếu thực sự của bạn và chọn một điểm yếu không khiến bạn bị thiệt(ví dụ: thảo luận về các sự tức giận của bạn có thể không phải là một ý tưởng tuyệt vời). Sau đó, hãy suy nghĩ về những cách mà điểm yếu đó thực sự mang những điểm mạnh tiềm ẩn và cách bạn đã làm việc để cải thiện nó và tận dụng nó như một lợi thế của mình.
9. “Bạn có những vai trò nào khác?”
Tham vọng và mong muốn thăng chức nhanh có thể là một phẩm chất đáng kinh ngạc. Nhưng khi bạn đang phỏng vấn cho một vai trò cụ thể và bạn đã hỏi về các vai trò hiện có hoặc cơ hội thăng tiến khác, điều đó có thể khiến bạn như không hài lòng về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng muốn tránh tỷ lệ nghỉ việc cao và trong khi các công ty lớn luôn tìm cách phát triển các nhân tài nhưng không có được những người xuất sắc, họ cũng cân nhắc về quy trình phỏng vấn như một cách để xác định liệu một ứng viên có cống hiến hết mình cho vị trí được giao. Nếu bạn không muốn làm hỏng cơ hội nhận được việc làm của mình, hãy tìm những cách mang tính xây dựng hơn để có được thông tin về các cơ hội phát triển.
———————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: theladders.com
- Người dịch: Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Thu Phương- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10773
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 28