📌 CHO PHÉP BẢN THÂN CẢM NHẬN NHỮNG “TIẾNG NÓI” BÊN TRONG.
- Nhiều người thường không biết cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực, cố gắng tránh hoặc lờ là những điều đầu tiên ta nghĩ tới. Sự kiềm chế cảm xúc là một cơ chế phòng vệ mà cơ thể sử dụng để kiểm soát cảm xúc và loại bỏ những cảm xúc khó chịu và ký ức đau đớn.Nhưng việc kìm nén cảm xúc suốt thời gian có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý, cảm xúc và thể chất.Do đó, việc cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng cho quá trình làm lành cảm xúc của bạn. Khi bạn cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực, tức bạn cho phép bản thân trải nghiệm đầy đủ chúng, xử lý chúng và để chúng đi mà không để những cảm xúc đó chi phối suy nghĩ và hành vi của bạn. Nhưng việc kìm nén cảm xúc suốt thời gian có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý, cảm xúc và thể chất.
- Do đó, việc cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng cho quá trình làm lành cảm xúc của bạn. Khi bạn cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực, tức bạn cho phép bản thân trải nghiệm đầy đủ chúng, xử lý chúng và để chúng đi mà không để những cảm xúc đó chi phối suy nghĩ và hành vi của bạn.
📌 LUÔN YÊU THƯƠNG BẢN THÂN MÌNH.
- Từ bi với bản thân giúp bạn nhận ra rằng, là con người, bạn buộc phải nhận thấy mình không thể hoàn hảo và dễ tổn thương. Nó có thể giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và lo lắng bằng cách loại bỏ những suy nghĩ tự phá hoại và ngăn chặn lời chỉ trích nội tâm chi phối cuộc sống của bạn.
- Ngắn gọn hơn, từ bi với bản thân cho phép chúng ta hiểu bản thân mình tốt hơn, đánh giá bản thân mình ít hơn và tha thứ bản thân mình nhiều hơn, từ đó quá trình “chữa lành” cảm xúc sẽ dễ dàng diễn ra.
📌 ĐI THẬT CHẬM RÃI (KHI CÓ THỂ)
- Quá trình “chữa lành” cảm xúc có thể diễn ra thông qua những hành động nhỏ nhặt như tắm nước nóng, làm những điều bạn thích và dành thời gian với những người tích cực. Hãy nhớ rằng chăm sóc bản thân là nền tảng của quá trình phục hồi này và đừng bỏ qua việc chăm sóc bản thân hàng ngày.
📌 HÃY NHẸ NHÀNG VÀ THA THỨ CHO BẢN THÂN.
- Tự tha thứ là bước đầu tiên trong quá trình phục hồi cảm xúc. Hãy học cách phân biệt giữa tội lỗi và sự xấu hổ, nhận trách nhiệm về hành động của mình, học hỏi từ những sai lầm và đối xử tốt với bản thân.
📌 HÃY KIÊN NHẪN VÀ KIÊN TRÌ.
- Sự tức giận không bao giờ giải quyết được những vấn đề cốt lõi. Nó sẽ không làm cho sự đau khổ, xấu hổ hoặc đau thương của bạn biến mất; bạn vẫn sẽ trải qua những cảm xúc này. Nhưng sự oán trách, thất vọng và tức giận sẽ dần phai nhạt nếu bạn tha thứ và buông bỏ.
- Khi bạn tự tha thứ và giải phóng nỗi đau, bạn có thể đạt được sự bình yên và an yên trong cảm xúc.
📌 BÌNH THƯỜNG HOÁ VIỆC AI RỒI CŨNG CÓ LÚC SẼ THẤT BẠI.
- Ai cũng sẽ mắc lỗi. Vì vậy, cái chính không phải là tránh mắc sai lầm từ đầu mà là nhận ra chúng và cho đây là cơ hội: cơ hội để phát triển bản thân.
- Tìm kiếm sự bình an trong tâm lý và tinh thần bắt đầu từ việc “chữa lành” chính mình.
- Tìm hiểu cách “chữa lành” của riêng bạn có thể giúp bạn tiếp cận những ký ức bị kìm nén ngăn bản thân tiến lên và giúp bạn hồi phục từ những tác động của những vết thương trước đó.
Nếu bạn không chắc chắn cách “chữa lành” cảm xúc của mình, hãy xem xét nói chuyện với một chuyên viên tâm lý. Một chuyên viên có chứng chỉ có thể giúp bạn làm việc với “đứa trẻ” bên trong, đặt ra ranh giới, khôi phục lại sự tự tin và cải thiện đáng kể sự an lành phía tỏng tâm lý và tinh thần của bạn
Chúng ta đều xứng đáng được hạnh phúc và viên mãn trong cuộc sống.
__________________________________________________
- Nguồn: Kamini W – Linkedin
- Link bài viết gốc: https://www.linkedin.com/pulse/7-daily-tips-heal-yourself-emotionally-mentally-kamini-wood/
- Dịch giả: Nguyễn Tường Vy – CTV Ban Nội Dung.
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Tường Vy – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/26407
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 43