Bạn có thể đã biết rằng một bản lý lịch và một lá thư xin việc được trau chuốt sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông ứng viên. Nhưng bạn có biết cách để bản thân tỏa sáng trong buổi phỏng vấn xin việc tiếp theo không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về tất cả các câu hỏi phỏng vấn phổ biến có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn xin việc tiếp theo của bạn, đồng thời cung cấp cho bạn các mẹo để chuẩn bị các câu trả lời gây ấn tượng với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. “Tổng hợp Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời“ sẽ bao gồm 5 phần: Phần 1,2,3 bao gồm 6 câu hỏi mỗi phần, Phần 4&5 bao gồm 5 câu hỏi mỗi phần.
7. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
📌 Bạn có thể cảm thấy ngại khi thảo luận về điểm yếu của mình trong một môi trường mà bạn được kỳ vọng sẽ tập trung vào những thành tích của mình. Tuy nhiên, khi trả lời đúng, việc chia sẻ điểm yếu của bạn cho thấy bạn tự nhận thức và có hứng thú với sự phát triển và học hỏi liên tục—những đặc điểm hấp dẫn đối với nhiều nhà tuyển dụng.
📌 Hãy cân nhắc sử dụng công thức này cho phản hồi của bạn:
- Chọn một điểm yếu thực tế (không phải điểm mạnh) trung thực nhưng có liên quan đến chuyên môn: “Tôi là người hướng nội bẩm sinh…”
- Thêm ngữ cảnh: “… Từ công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có xu hướng làm tốt với ít sự giám sát và mức độ độc lập cao…”
- Cung cấp một ví dụ cụ thể: “… Sau khi được phân công vào một nhóm cần cập nhật tiến độ hàng tháng, tôi biết mình nợ các đồng đội và bản thân mình học cách cộng tác tốt hơn với những người khác..”
- Giải thích cách bạn đã vượt qua hoặc đang nỗ lực để vượt qua: “… Tôi đã tham gia một khóa học trực tuyến về cải thiện kỹ năng giao tiếp và học cách tiếp cận các đồng đội của mình một cách tự tin hơn, đồng thời học cách trau dồi kỹ năng thuyết trình để cảm thấy thoải mái hơn khi đến lượt mình thuyết trình hàng tháng. Tôi sẽ không bao giờ là người nói nhiều nhất trong một cuộc họp nhưng tôi chắc chắn có thể đóng góp vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào và trở thành một người chơi nhóm hiệu quả.”
8. Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
📌 Các nhà quản lý tuyển dụng thường hỏi về mục tiêu tương lai của bạn để xác định xem bạn có khả năng gắn bó lâu dài với công ty hay không. Ngoài ra, câu hỏi này được sử dụng để đánh giá tham vọng, kỳ vọng của bạn đối với sự nghiệp và khả năng lập kế hoạch trước. Cách tốt nhất để giải quyết câu hỏi này là xem xét lộ trình sự nghiệp hiện tại của bạn và vai trò này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu dài hạn như thế nào.
📌 Ví dụ câu trả lời: “Tôi muốn tiếp tục phát triển chuyên môn tiếp thị của mình trong vài năm tới. Một trong những lý do tôi muốn làm việc cho một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh là tôi sẽ có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò và cộng tác với nhiều phòng ban khác nhau. Tôi tin rằng kinh nghiệm này sẽ giúp tôi đạt được mục tiêu cuối cùng là một ngày nào đó sẽ lãnh đạo một phòng tiếp thị.”
9. Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong năm năm nữa?
📌 Hiểu được cách bạn hình dung cuộc sống của mình trong tương lai có thể giúp các nhà tuyển dụng hiểu được liệu quỹ đạo của vai trò và công ty có phù hợp với mục tiêu phát triển cá nhân của bạn hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể cung cấp các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể bao gồm bất kỳ vai trò hoặc dự án mơ ước nào:
📌 Câu trả lời mẫu: “Một số mục tiêu tương lai của tôi trong vài năm tới bao gồm lãnh đạo một nhóm thiết kế với tư cách chính thức. Tôi cũng rất hào hứng về triển vọng làm việc với các nhóm sản phẩm và sự kiện để phát triển các quy trình hợp lý vì đây là sự phù hợp tự nhiên với nền tảng quản lý dự án của tôi. Tôi cũng muốn phát triển thêm các kỹ năng của mình về trải nghiệm người dùng để hỗ trợ tạo ra các thiết kế tập trung hơn vào người dùng.”
10. Bạn thích nhất điều gì ở vị trí trước?
📌 Biết được điều bạn thích ở vị trí trước có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về động lực và tính cách của bạn, cũng như liệu bạn có thích vị trí đang tuyển dụng hay không.
📌Khi trả lời câu hỏi về điều bạn thích nhất ở vị trí trước, hãy đề cập đến một kỹ năng, đặc điểm hoặc trách nhiệm bắt buộc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Điều này có thể chứng minh rằng bạn hiểu rõ vị trí mình đang ứng tuyển và bạn đã biết rằng có những khía cạnh của vị trí mà bạn sẽ thích.
📌 Ví dụ câu trả lời: “Vị trí trước của tôi là một vị trí cấp đầu vào tuyệt vời tại một công ty khởi nghiệp. Tôi không chỉ học được nhiều hơn về tiếp thị mà ban quản lý cũng rất minh bạch, dạy chúng tôi rất nhiều điều về việc sở hữu một doanh nghiệp. Đó là một bầu không khí hợp tác và nhóm của tôi đã cùng nhau làm việc trong hầu hết mọi dự án”.
11. Bạn thích nhất điều gì ở vị trí trước?
📌 Câu hỏi này có thể cho nhà tuyển dụng biết về loại công việc bạn thích, trình độ kinh nghiệm của bạn và liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Nhưng tránh nói bất cứ điều gì tiêu cực về người chủ cũ, quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn.
📌Giữ giọng điệu và quan điểm tích cực là chìa khóa khi thảo luận về lý do nghỉ việc. Ví dụ, nếu bạn chia sẻ rằng vai trò trước đây của mình không mang lại cho bạn cơ hội để phát triển, thì đây vẫn có thể là lý do tích cực để nghỉ việc vì nó cho thấy bạn quan tâm đến việc thăng tiến trong sự nghiệp.
📌 Thay vào đó, hãy trả lời nhiều hơn về sự phát triển sự nghiệp và sự nhiệt tình khi gia nhập công ty. Mong muốn tiến thêm một bước trong hành trình nghề nghiệp của bạn luôn được coi là điều tốt khi bạn bày tỏ lòng biết ơn đối với cơ hội mà vai trò trước đây mang lại cho bạn và sự phấn khích về cách bạn có thể đóng góp và mở rộng bộ kỹ năng của mình ở vị trí mới này.
📌 Ví dụ câu trả lời: “Mặc dù tôi thích thời gian học hỏi và phát triển ở công việc trước đây, nhưng tôi không có nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp. Tôi thực sự thích được thử thách và trở nên tốt hơn trong công việc của mình, tôi hiểu rằng đây là ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý tại tổ chức của bạn. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi tiếp tục trò chuyện về cơ hội này.”
12. Bạn thích nhất điều gì ở vị trí trước?
📌 Câu hỏi này thường được sử dụng để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn và mức độ bạn thể hiện tốt như thế nào dưới áp lực. Hãy cân nhắc sử dụng phương pháp STAR để minh họa cho một thách thức trong công việc và cách bạn vượt qua tình huống đó. Cụ thể, bạn sẽ cấu trúc câu trả lời của mình bằng cách nêu bối cảnh của Tình huống hoặc thách thức, vai trò hoặc Nhiệm vụ được giao của bạn, Hành động bạn đã thực hiện để vượt qua thách thức và Kết quả hoặc thành quả.
📌 Ví dụ câu trả lời: “Sếp của tôi có việc khẩn cấp trong gia đình và cần phải vắng mặt trong hai tuần mà không báo trước. Khách hàng lớn nhất của chúng tôi đã lên kế hoạch đến văn phòng của chúng tôi trong thời gian đó để nghe một chiến dịch quảng cáo và lo ngại rằng không ai khác trong văn phòng có thể theo kịp dự án trước thời hạn. Tôi đã lên lịch gọi điện video ngay lập tức với khách hàng để đảm bảo với họ rằng tôi có thể trình bày ý tưởng của sếp mình trong cuộc họp. Tôi thậm chí còn nhấn mạnh đến các thông số cụ thể của khách hàng cho chiến dịch. Buổi giới thiệu diễn ra theo đúng kế hoạch và chúng tôi đã giành được tài khoản.”
Nguồn: Indeed
Người dịch: Vũ Hà Anh
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/25232
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 223