Kỹ Năng

9 Tính Cách Quan Trọng Để Trở Thành Một Doanh Nhân Thành Công

Có vài điều rất khó để có thể trở thành hiện thực, một trong số đó chính là khả năng trở thành ông chủ của chính bạn! Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Kauffman Foundation, mỗi tháng có khoảng 500.000 người trưởng thành trở thành doanh nhân. Mặc dù con số này có vẻ lớn, nhưng hãy nhớ điều quan trọng rằng không phải tất cả những doanh nhân này đều sẽ thành công. Số ít người vượt qua được trở ngại thường sử dụng một loạt thói quen tích cực đều đặn đã gắn bó lâu dài.

Nếu bạn vừa mới bắt đầu hành trình của mình với tư cách là một doanh nhân hoặc đang suy nghĩ đến việc trở thành một doanh nhân, hãy cân nhắc một số điều trước khi đưa ra một quyết định quan trọng như vậy. Những doanh nhân thành đạt nhất không thể đột nhiên trở nên thành công, và danh sách này bao gồm một số tính cách không thể thiếu đối với sự thành công của một số doanh nhân vĩ đại nhất:

1. Đừng Lãng Quên Ước Mơ Của Bạn.

Điều này nghe có vẻ bị đánh giá cao hơi quá hoặc thừa thãi khi đề cập đến, nhưng đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân nào. Đừng bao giờ đánh mất ước mơ đã chắp cánh cho những ý tưởng ban đầu của bạn. Ước mơ sẽ là chất vô hình giữ cho doanh nghiệp của bạn gắn kết với nhau vào thời điểm tốt nhất và thời điểm tồi tệ nhất. Hãy thử nhìn Charles Dickens xem?

2. Hãy Là Con Người Có Tổ Chức.

rật tự, ngăn nắp có thể không phải là sở trường của bạn, thực tế, xu hướng chỉ ra rằng rất ít người xem đây là điểm mạnh nhất của họ. Bằng cách sử dụng các ứng dụng như RescueTime hoặc Calengoo, bạn có thể tăng năng suất của bản thân bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý và hoàn thiện lịch trình. Sự ngăn nắp cho phép bạn hoàn thành nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn hơn, từ đó rút ngắn lịch trình giúp bạn tham gia nhiều hoạt động hơn hoặc có nhiều thời gian cho bản thân.

3. Nhìn Thấy Những Điểm Tốt Từ Người Khác.

Trong cuốn sách “Làm thế nào để có nhiều bạn bè và tác động đến mọi người” của Dale Carnegie, một trong những điểm hay nhất được phát hiện ra chính là trong số tất cả những người thành công ông nghiên cứu, có một đặc điểm chung giữa họ: những doanh nhân thành công thường nhận ra được đặc điểm tốt nhất từ đồng đội hoặc nhân viên và rèn luyện, phát triển chúng. Hãy giữ những người thông minh hoặc giỏi hơn bạn ở một lĩnh vực nào đó xung quanh và học cách tận dụng điều đó.

4. Bắt Đầu Ngày Mới Sớm.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng chim dậy sớm thì bắt được sâu, nhưng rất ít người làm được điều đó. Bằng cách bắt đầu một ngày mới sớm hơn và ngủ ít hơn, bạn có nhiều cơ hội để hoàn thành công việc bạn muốn hơn là chỉ dành thời gian đó để ngủ. Trong thế giới kinh doanh, thời gian nắm giữ một vài khía cạnh quan trọng nhất. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, thường có mặt tại phòng thể dục lúc 5 giờ sáng!

5. Đừng Để Việc Làm Ở Nhà Khiến Bạn Lười biếng.

Đây có thể là một trong những cạm bẫy dễ rơi vào nhất nếu bạn vẫn chưa quen với môi trường kinh doanh. Làm việc ở nhà thường dẫn đến thói quen lười biếng và trì hoãn, điều này hoàn toàn có thể được hạn chế bằng sự tự giác và kỷ luật. Một trong những lợi ích của việc trở thành doanh nhân là khả năng được làm việc tại nhà nếu công việc của bạn cho phép. Con đường dẫn đến thành công không bao giờ là dễ dàng. Nếu bạn chậm chạp lê bước về nhà và kiếm cớ để tập trung vào những việc không cần thiết trong giờ làm việc, bạn sẽ không thể đi xa với tư cách là một chủ doanh nghiệp.

6. Hãy Biết Khi Nào Cần Nghỉ Ngơi.

Biết thời điểm để nghỉ ngơi là rất quan trọng trong quá trình sáng tạo và tạo nên thành công của một cá nhân. Có rất nhiều lợi ích khi bạn nghỉ ngơi và dành một chút thời gian thư giãn, có thể là đi bộ đường dài, chơi với chó hoặc thậm chí là hẹn hò với vợ/chồng của bạn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Gwen Dewar, vui chơi, giải trí là bàn đạp cho sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề, cải thiện trí nhớ, kích thích sự phát triển của vỏ não và nhiều hơn thế nữa!

7. Tìm Tòi, Nghiên Cứu Hết Sức Có Thể.

Hãy chắc chắn rằng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp tốt hơn hẳn sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ thông qua các nghiên cứu, tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu! Những dữ liệu có sẵn chỉ giúp ích cho các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, bởi vậy, đừng bao giờ ngừng nghiên cứu và luôn hành động để là người đứng đầu cuộc chơi. Hiểu rõ các dữ liệu giúp bạn điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với người tiêu dùng. Theo Infographic của Twiddy & Company Realtors có trụ sở tại UAB, Nam Carolina, doanh nghiệp này đã cắt giảm 15% chi phí nhờ hiểu rõ về dữ liệu khách hàng.

8. Biết Rõ Vị Thế Của Bạn Và Trở Thành Một Chuyên Gia Trong Ngành.

Biết và hiểu rõ công việc cho thấy bạn đủ điều kiện vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc từng lĩnh vực chuyên môn, bạn có thể gặp rất nhiều sự cạnh tranh và cần phải tìm ra cách tạo nên sự khác biệt. Viết các bài báo hoặc sách điện tử, diễn thuyết tại các hội thảo và tiếp xúc sâu hơn vào ngành nghề sẽ giúp tên tuổi và doanh nghiệp của bạn được biết đến trong mắt công chúng. Mọi người có xu hướng bị thu hút bởi những người có thái độ tự tin (nhưng không khoe khoang) và điều này sẽ khiến bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bản thân một cách tự nhiên.

9. Hiểu Khách Hàng Mục Tiêu Của Bạn.

Một doanh nhân không biết mục tiêu nhân khẩu học cũng như chơi phi tiêu mà không nhắm tới bảng phi tiêu. Nói một cách khác, một doanh nghiệp không thu hẹp nhân khẩu học là doanh nghiệp không biết mình đang tiếp cận đến ai. Mỗi chủ công ty nên nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu. Theo Giám đốc điều hành Business In Blue Jeans và tác giả Susan Baroncini-Moe, một phương pháp hữu ích chính là tạo dựng hồ sơ về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp, càng cụ thể càng tốt.


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: everydaypower
  • Người dịch: Dương Thảo Ngân
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Dương Thảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10502

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ