Trong quá trình tìm kiếm việc làm, mục tiêu chính của bạn là làm sao để tạo sự khác biệt so với những ứng cử viên khác cũng đang tìm kiếm vị trí tương tự. Sở hữu cho mình một thư xin việc có tính khôi hài có thể giúp nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn có thể phù hợp với môi trường của công ty. Điều quan trọng là biết cách kết hợp sự hài hước mà vừa thành công thể hiện được trình độ của bản thân. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết một thư xin việc thú vị hơn, bên cạnh đó tác giả cũng cung cấp các bước và thư mẫu để người đọc tham khảo.
🤔 Thư xin việc hài hước là gì?
Một thư xin việc vui nhộn là một hồ sơ thể hiện trình độ công việc của bạn và có thể khiến nhà tuyển dụng tìm thấy được khiếu khôi hài của bạn. Là một phần đi kèm trong hồ sơ ứng tuyển của bạn, thư xin việc bổ sung thêm một vài nội dung cho đơn ứng tuyển, đồng thời thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Sự hài hước trong một thư xin việc có thể đóng vai trò giải tỏa sự căng thẳng trong khi viết tóm tắt về lịch sử công việc và liệt kê các kỹ năng của mình. Có thể là một câu đùa hoặc một vài ngôn ngữ thân mật mà người đọc có thể hiểu được.
🌟 Ưu điểm của một thư xin việc hài hước là gì?
Dưới đây là một vài lợi ích của một thư xin việc khiến nhà tuyển dụng phải bật cười:
📍 Khiến hồ sơ ứng tuyển của bạn trở nên đáng nhớ hơn
Một lá thư xin việc hài hước có thể giúp phân biệt bạn với các ứng viên khác. Nhà tuyển dụng có thể sẽ ghi nhớ bạn và các năng lực bạn có một cách dễ dàng hơn vì khiếu hài hước trong thư ứng tuyển của bạn đã thu hút sự quan tâm của họ. Họ càng giữ ấn tượng về bạn, có khả năng họ sẽ mời bạn tham gia buổi phỏng vấn đầu tiên, đồng thời là một cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân phù hợp với vị trí này như thế nào. Hãy cân nhắc các chi tiết hài hước có thể khiến người đọc mỉm cười và nhớ ưu tiên đơn ứng tuyển của bạn hơn thứ gì khác
📍Giúp tạo kết nối với nhà tuyển dụng
Những dòng nội dung giải trí trong thư xin việc của bạn có thể gây ấn tượng với người đọc, giúp bạn tạo dựng được sự liên kết khi mới bắt đầu quá trình tuyển dụng. Hãy tìm danh tính của các nhà tuyển dụng trong khả năng và tìm kiếm những điểm chung giữa bạn và họ.
Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vào vị trí giảng viên trường đại học bạn từng tốt nghiệp, và người tuyển dụng là một cựu sinh viên. Những nội dung đầu trong thư xin việc của bạn nên là các câu đùa về truyền thống của ngôi trường đó, điều mà nhà tuyển dụng có thể hiểu được. Từ đây, nhà tuyển dụng bắt đầu bị hấp dẫn bởi các nội dung bạn cung cấp và sẽ xem xét kỹ hơn các năng lực của bạn.
📍Thể hiện cá tính của bạn
Các recruiter thường tìm kiếm những ứng viên có thể hòa nhập tốt với môi trường trong công ty và làm việc hòa thuận với các đồng nghiệp. Thể hiện rõ quan điểm trong thư xin việc có thể cho người tuyển dụng thấy được bạn sẵn lòng gặp gỡ những người mới như thế nào. Tính cách của bạn cũng có thể hòa hợp với các nhân viên khác.
Ví dụ: Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí sản xuất tin tức ở một đài truyền hình địa phương và bạn để ý những người biên tập viên tin tức thường thêm những câu chuyện dí dỏm trong buổi phát sóng, bạn cũng có thể gửi một thư xin việc thể hiện sự khôi hài của mình. Cùng với nền tảng chuyên môn của bản thân, bạn sẽ tạo cho nhà tuyển dụng thấy mình có khả năng thúc đẩy các mối quan hệ hiệu quả với tài năng trong khi phát sóng hay sau hậu trường. Hãy chiêm ngưỡng cách mà bạn thể hiện tính cách hài hước của mình trong một lá thư ứng tuyển.
🌟 Cách viết một thư xin việc hài hước
Hãy theo dõi các bước ở bên dưới để có thể tạo một thư xin việc ấn tượng và gây hài cho nhà tuyển dụng:
1. Nghiên cứu đơn tuyển dụng
Đơn tuyển dụng có thể giúp bạn phân tích các nội dung cần có cho thư xin việc của mình. Hãy tìm hiểu kỹ về các trách nhiệm ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển, từ đó có thể giúp bạn lập chiến lược các kỹ năng cần ưu tiên. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí nhà biên tập nội dung, hãy cân nhắc xem thư xin việc của bạn như một bài viết mẫu. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng bài đăng tuyển dụng tạo ra các yếu tố hài hước. Tự đặt các câu hỏi cho bản thân để phát huy các ý tưởng:
- Liệu nhà tuyển dụng đã đặt cho nhân viên hay khách hàng của họ một tên riêng nào chưa?
- Nhà tuyển dụng có các biểu tượng hay slogan gì để tôi có thể tận dụng khiếu hài hước của mình từ đó?
- Liệu bài đăng tuyển dụng có ngữ điệu của một cuộc trò chuyện để tôi có thể lấy làm chất liệu cho thư xin việc của mình?
- Làm thế nào để tôi có thể gây cười từ chức danh công việc hoặc tên của công ty?
- Bạn có lấy được cảm hứng từ bất kỳ trò đùa nào từ yêu cầu chứng chỉ hay từ danh sách nhiệm vụ nghề nghiệp hay không?
2. Viết thông tin liên hệ của bạn
Giống như hồ sơ ứng tuyển, thư xin việc cũng bao gồm thông tin liên hệ ở đầu trang. Nếu phần nội dung của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, họ có thể thông qua thông tin cá nhân để bàn trực tiếp với bạn về vị trí ứng tuyển. Hãy cho thông tin về địa chỉ gửi mail và số điện thoại của bạn. Nhớ bao gồm cả phương thức liên lạc bạn thường sử dụng để có thể phản hồi tin nhắn ngay lập tức cho nhà tuyển dụng.
3. Tận dụng vài dòng đầu tiên để giới thiệu về bản thân
Bên dưới phần thông tin liên hệ, hãy viết lời chào nói riêng với nhà quản lý, chẳng hạn như “Kính gửi ông Lewis”. Tiếp đến, hãy đề cập tới vị trí bạn đang ứng tuyển trong câu mở đầu của mình. Điều này rất cần thiết để giúp người đọc có thể hiểu được mục đích thư xin việc của bạn từ cái nhìn đầu tiên. Ngôn ngữ vui nhộn có thể phát huy tác dụng từ những dòng đầu tiên. Bạn có thể thu hút được người đọc và thuyết phục họ đọc hết phần còn lại. Cân đối các câu đùa của bạn ngắn gọn để không làm chìm các thông tin chuyên môn của mình.
4. Thảo luận về nền tảng chuyên môn của bạn
Một tóm tắt về kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bạn nằm ở phần nội dung của thư xin việc. Hãy mô tả các năng lực có liên quan đến công việc mà bạn đang tìm kiếm. Đó có thể là lợi thế để giúp nội dung của bạn nhất quán với hồ sơ ứng tuyển. Ví dụ, trình bày cặn kẽ các thành tích mà bạn đã liệt kê trong phần mục tiêu nghề nghiệp và tránh được sự khác biệt giữa các hồ sơ. Khi bạn đã khiến recruiter cảm thấy thoải mái, bạn có thể dành phần nhiều trong thư xin việc của mình để thuyết phục họ bạn là ứng cử viên tiềm năng.
5. Buộc nhà tuyển dụng phải có động thái gì đó
Một lời kêu gọi hành động sẽ xuất hiện ở cuối thư xin việc của bạn, hãy khuyến khích người đọc liên hệ với bạn để thảo luận thêm về đơn ứng tuyển của bạn. Điều này thường khiến người tuyển dụng tìm thêm nhiều thông tin về bạn. Hãy chiêm nghiệm về những gì bạn muốn họ hành động sau khi đã xem xét năng lực của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ cho lời kêu gọi hành động (call to action):
- Hãy truy cập vào trang web của tôi để thấy được portfolio chuyên nghiệp.
- Tôi nóng lòng muốn biết thêm về vị trí này.
- Tôi mong muốn được nhận phản hồi từ bạn về việc sắp xếp buổi phỏng vấn sắp tới.
- Hãy điện thoại hoặc gửi mail cho tôi nếu có bất kỳ câu hỏi nào.
6. Cảm ơn đến người đọc vì đã dành thời gian cho bạn
Trên thư xin việc, một lời cảm ơn là cụm từ thường được để cuối. Hãy viết một vài dòng thể hiện sự cảm kích đến với nhà tuyển dụng đã đọc thư xin việc của bạn. Tiếp theo đó là lời chào kết thúc, chẳng hạn như “Thân ái” hoặc “Trân trọng”, và nhớ đính kèm chữ ký của mình ở cuối trang. Ghi nhận thời gian của người đọc là một biểu hiện cho sự tôn trọng và chuyên nghiệp của mình.
🌟 Các mẹo thú vị cho một thư xin việc hài hước
Khi đang suy nghĩ về các chi tiết khôi hài cho thư xin việc của mình, hãy cân nhắc các mẹo thú vị sau đây:
Phân biệt được khi nào sử dụng tính khôi hài thì thích hợpThư xin việc hài hước có thể phù hợp với một vài công việc hơn còn lại. Hãy cân nhắc truy cập vào trang web của nhà tuyển dụng và trang mạng xã hội của họ của để hiểu hơn về môi trường của công ty. Bạn cũng có thể đọc các bài blog để hiểu thêm về cách nhà tuyển dụng giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Nếu công ty sử dụng những ngôn ngữ mang tính giải trí trong môi trường làm việc của họ thì bạn cũng có thể áp dụng nó trong đơn ứng tuyển của bạn. Nếu bạn “bắt sóng” được những câu đùa này một cách nghiêm túc và thẳng thắn thì bạn có thể áp dụng văn phong đó vào. Tùy chỉnh thư xin việc của bạn cho vị trí đặc biệt bạn đang tìm kiếm có thể giúp bạn tạo được tác động tích cực đến khán giả của mình.
Hài hước có chừng mực
Đồng ý rằng một thư xin việc hài hước có thể khiến nhà tuyển dụng ghi nhớ về ứng viên đó nhưng cũng rất quan trọng để họ vẫn có thể xác định được năng lực của bạn trong hồ sơ. Một thư xin việc mang tính giải trí mà vẫn đạt được hiệu quả khi chúng mô tả được tính cách và đi vào chi tiết tại sao bạn lại phù hợp với vai trò mong muốn này. Khi đang viết, hãy cân nhắc cân bằng giữa sự hài hước và nghiêm túc.
Ví dụ: Câu đầu và câu cuối trong thư xin việc của bạn có thể gây xúc động nhưng bạn có thể dành phần giữa để nói về nền tảng chuyên môn của mình. Sự hài hước có chừng mực có thể tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu cho nhà tuyển dụng mà không khiến họ phân tâm khỏi những phẩm chất để có thể tuyển bạn.
Yêu cầu về phản hồi
Trước khi gửi đơn tuyển dụng của mình, hãy nhờ bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình đọc thư xin việc của bạn. Họ có thể sẽ phát hiện các lỗi chính tả hay ngữ pháp mà bạn đã bỏ lỡ và nói cho bạn biết họ hiểu về sự hài hước trong thư xin việc của bạn ra sao. Có thể ý nghĩa câu đùa của bạn không rõ ràng nên bạn có thể chỉnh sửa nó lại sao cho dễ hiểu hơn. Các mối quan hệ của bạn có thể giúp dự đoán được phản ứng của nhà tuyển dụng khi đọc thư xin việc của bạn. Cân nhắc yêu cầu hai đến ba lần ý kiến để đảm bảo thư xin việc của bạn tóm hết các thông tin và khiến mọi người phải bật cười.
🌟 Mẫu của một thư xin việc hài hước
Hãy dõi theo các mẫu và cấu trúc bên dưới để tạo cho riêng mình một thư xin việc đầy thú vị nhé:
[Họ tên]
[Địa chỉ email]
[Số điện thoại]
[Địa chỉ email]
[Lời chào mở đầu]
[Đoạn đầu tiên trong thư xin việc là phần mà bạn nêu rõ mục đích viết thư cho nhà tuyển dụng. Hãy ghi rõ tên chức danh công việc và người ứng tuyển. Bạn có thể giải thích ngắn gọn động lực nào đã khiến bạn ứng tuyển vào vị trí đó. Tận dụng sự khôi hài của mình vào đoạn thứ 2 hoặc thứ 3 của thư xin việc.]
[Đoạn thứ 2 hay đoạn thứ 3 là nơi bạn sẽ chia sẻ về các kinh nghiệm công việc từng trải và các kỹ năng của mình. Giải thích các vị trí và nhiệm vụ bạn đã hoàn thành trong quá khứ, đừng quên mô tả về kỹ năng bạn học được trong các công việc trước đây. Bạn có thể kèm theo các thành tựu đạt được để thể hiện năng lực bản thân.]
[Đoạn cuối là phần bạn nên viết lời kêu gọi hành động. Củng cố hứng thú của bạn trong vị trí đó và đam mê trong ngành nghề này. Cân nhắc viết câu cuối cùng với các nội dung như lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ của bạn].
[Lời chào kết thúc]
[Chữ ký của bạn]
[Họ và tên in hoa]
🌟 Ví dụ cho một thư xin việc hài hước
Bạn có thể tham khảo ví dụ bên dưới để viết thành một thư xin việc mang tính giải trí cho riêng mình:
Mary Jane Stewart
116 West Ave.
East Syracuse, NY 13057
321-456-6420
Kính gửi bà Heather Patterson,
Hôm nay tôi viết thư này để bày tỏ sự hứng thú của mình trọng vị trí Điều phối viên Chương trình tại Syracuse Assisted Living Facility. Tôi hiện vẫn chưa phải sinh viên cuối cấp nhưng ông bà của tôi đã có thể tin tưởng giao phó cho tôi việc mở file PDF và xoay camera trước trên điện thoại di động của họ. Những tài lẻ trên, đi kèm với bằng thạc sĩ về Tổ chức truyền thông đại chúng tại Đại học Pine Bridge, là những yếu tố giúp tôi nhận thấy mình đủ năng lực cho vị trí công việc này.
Tôi có niềm đam mê về việc tự thúc đẩy sự tự lập và hỗ trợ cho nhóm người lớn tuổi trong cộng đồng của mình. Trong hai vị trí điều phối viên chương trình từng làm trước đây, tôi đảm nhiệm vai trò tổ chức các hoạt động trau dồi cho cư dân lớn tuổi. Chúng tôi đã cùng tổ chức các lớp yoga giảm stress và khuyến khích vận động, bên cạnh đó chúng tôi còn tổ chức các trò chơi lô tô hay trò chơi giải đố để cải thiện trí nhớ và kỹ năng vận động linh hoạt hơn. Những nỗ lực của tôi đã giúp bản thân nhận được Giải thưởng Điều phối viên Chương trình của Năm trong 3 năm liên tiếp.
Tôi sử dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết các mối bận tâm của người cao tuổi. Việc thành thạo tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và Trung Quốc cho phép tôi có thể nói chuyện với nhiều người đến từ các nước khác nhau. Sở hữu trí tuệ cảm xúc cao, tôi có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong tâm trạng của những người lớn tuổi. Đồng thời, tôi còn được chứng nhận CPR và thông thạo các thuật ngữ y tế, những công cụ giúp tôi tổ chức những sự kiện phù hợp với thể trạng của người cao tuổi.
Xin cảm ơn bà đã dành thời gian lắng nghe câu chuyện của tôi. Bà của tôi đang tổ chức một bữa tiệc cho ngày kỉ niệm của mình, và bà đang gây lực buộc tôi phải đến một buổi hẹn hò. Có lẽ một buổi phỏng vấn đầu tiên với tổ chức của các bạn có thể là một lựa chọn khiến bà ấy hài lòng. Và tôi rất không thích làm bà mình thất vọng. Mong sẽ sớm nhận được phản hồi từ bà.
Trân trọng,
Mary Jane Sterwart.
—————————————————————————–
Mong rằng qua bài viết thú vị này, các bạn sẽ biết cách ghi điểm thêm trong mắt nhà tuyển dụng nhờ tận dụng sự hài hước của mình cho thư xin việc trong tương lai nhé!
Xin chân thành cảm ơn tác giả với những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: How To Write a Funny Cover Letter (With Tips, Template and Example) | Indeed.com
- Người dịch: Trần Minh An
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Minh An – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10612
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 34