Bản sơ yếu lí lịch là văn bản, tài liệu ngắn gọn mô tả kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và trình độ học vấn giúp thể hiện bạn là ứng viên đủ điều kiện ứng tuyển một công việc. Một số ngành và nhiều nhà tuyển dụng thường muốn tìm hiểu thêm một số thông tin giúp họ hiểu rõ thêm về tính cách, mục tiêu hoặc các kỹ năng chính mà bạn có. Vì vậy, phần thông tin bổ sung trong sơ yếu lý lịch của bạn có thể bao gồm các hoạt động và mục tiêu theo đuổi bên ngoài công việc để giúp nhà tuyển dụng tiềm năng có thể nắm rõ thông tin về bạn nhiều hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra về các ví dụ về phần thông tin bổ sung trên sơ yếu lý lịch.
Phần thông tin bổ sung trong sơ yếu lý lịch của bạn là gì?
Phần thông tin bổ sung có thể được hiểu là phần thông tin liên quan tới bất kỳ kỹ năng, bằng cấp hoặc đặc điểm giúp hoàn thiện thêm phần mô tả kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống của bạn, chứng tỏ rằng bạn là một người ham học hỏi, sẵn sàng theo đuổi những đam mê bên ngoài và có thể thể hiện nguồn năng lượng độc đáo trong công việc. Các phần và mục thông tin này nếu bạn đưa vào, nó cũng có thể giúp bạn sỡ hữu một sơ yếu lí lịch nổi bật hơn so với những ứng cử viên khác
Các loại thông tin bổ sung cần đưa vào sơ yếu lý lịch
Thêm các phần thông tin bổ sung trong sơ yếu lí lịch sao cho phù hợp và gây hứng thú đối với người phỏng vấn rất có lợi cho công việc bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là một số danh mục thông tin bổ sung mà bạn có thể đưa vào sơ yếu lý lịch của mình:
Chứng chỉ và giấy phép
Các khoá đào tạo hoặc giáo dục thường xuyên
Kỹ năng
Giải thưởng hoặc khen thưởng đặc biệt
Ấn phẩm
Lời chứng thực từ khách hàng
Bản đánh giá hiệu quả công việc
Sở thích
Ngoại ngữ
Công việc từ thiện hoặc tình nguyện
1. Chứng chỉ và giấy phép
Một số lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu các chứng chỉ, thậm chí các bằng cấp mà bạn hiện tại đang sỡ hữu để xem xét tuyển dụng. Nếu lĩnh vực mà đang ứng tuyển thuộc sở trường chuyên môn, thì người phỏng vấn sẽ dễ dàng nắm khái quát được sơ yếu lý lịch và nhanh chóng tìm thấy các giấy chứng nhận và chứng chỉ mà ứng cử viên đang sỡ hữu. Nếu bạn có những chứng chỉ tự do trong quá trình phát triển nghề nghiệp cá nhân, thì bạn có thể giải thích về tổ chức cung cấp chứng chỉ và nội dung môn học và loại kì thi, kiểm tra mà những chứng chỉ hay môn học đó yêu cầu.
Các chứng chỉ và chứng nhận mẫu mà bạn có thể tham khảo
Chứng chỉ
CPCE: Chứng nhận chuyên môn về Dịch vụ ăn uống và Sự kiện, 2019
Chứng nhận Dịch vụ ăn uống BSI, 2019, do BSI Mỹ cấp
Chứng nhận chuyên môn về Xử lý thực phẩm ServSafe , 2019
Giấy phép
Giấy phép điều hành quán bar Massachusetts State, 2015
2. Các khoá đào tạo hoặc giáo dục thường xuyên
Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn có thể đảm nhận những vai trò và trách nhiệm mới trong công việc như một phần đóng góp trong con đường sự nghiệp của chính bản thân bạn. Ngoài các khoá đào tạo tại chỗ được cung cấp bởi công ty nơi bạn đã và đang làm việc, thì bạn cũng có thể tham gia các hội thảo đào tạo hoặc giáo dục thường xuyên để thể hiện sự chủ động. Ví dụ: nếu bạn đã tham gia các lớp học tại trường cao đẳng cộng đồng ở địa phương để tìm hiểu phần mềm mới hoặc tham gia một buổi hội thảo về nguồn nhân lực vào cuối tuần, bạn có thể liệt kê những điều đó để thể hiện rằng bạn sẵn sàng mở rộng và mong muốn nâng cao khả năng của mình và học hỏi nhiều nhất có thể.
Mẫu về thông tin đào tạo hoặc giáo dục thường xuyên
Tín chỉ giáo dục thường xuyên
Hội thảo cao cấp dành cho các nhà quản lý Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ thông tin Hoa Kỳ, tháng 7 năm 2019, Minneapolis, Minnesota.
Khóa học Công chứng, Cao đẳng Cộng đồng Thành phố, tháng 4 năm 2019, Chicago, Illinois: Chứng chỉ Hoàn thành.
3. Kỹ năng
Tuy một số kỹ năng chính đã được đề cập trong phần kinh nghiệm làm việc, nhưng khi liệt kê các kỹ năng chung khác như kỹ năng thành thạo các chương trình phần mềm máy tính hiện đang phổ biến, kỹ năng quản lý tác vụ, hoặc kỹ năng thiết kế hoặc ứng dụng phần mềm cụ thể nào đó sẽ rất có lợi cho bạn. Trong phần này, bạn cũng có thể nêu bật các kỹ năng mềm của mình như kĩ năng quản lý, kĩ năng lãnh đạo hoặc kĩ năng quản trị kinh doanh.
Phần ví dụ về kĩ năng
Kỹ năng cứng
Thành thạo các phần mềm Office Suite, Adobe Illustrator và Photoshop * Sử dụng thành thạo những chương trình tạo bảng tính quản lý tác vụ cho các dự án, thư và tài liệu đào tạo, tài liệu công ty và tài liệu thông tin hằng ngày
Kỹ năng tổ chức sự kiện xuất sắc
Lên kế hoạch và điều hành một buổi hội thảo đào tạo lãnh đạo cho 50 đồng nghiệp trong suốt hai ngày, bao gồm các hoạt động xây dựng nhóm, các buổi chia sẻ, các bữa ăn phục vụ và sắp xếp một diễn giả trong buổi hội thảo.
4. Giải thưởng hoặc khen thưởng đặc biệt
Nhiều ngành tạo động lực thực hiện công việc bằng các giải thưởng hoặc khen thưởng. Bạn có thể thể hiện sự siêng năng và chăm chỉ của mình bằng cách liệt kê các giải thưởng mà bạn có và đồng thời bạn có thể mô tả ngắn gọn về cách bạn đã giành được chúng trong những trường hợp mô tả không rõ ràng với người ngoài công ty của bạn. Các giải thưởng gần đây có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn so với những năm trước, đặc biệt là những giải thưởng liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn ứng tuyển.
Bạn có thể trình bày các giải thưởng trong phần kinh nghiệm làm việc của mình hoặc tách thành một phần riêng trong trường hợp nếu bạn có một danh sách nhiều giải thưởng lớn. Nếu bạn đã lên sẵn một hồ sơ danh mục giải thưởng riêng, thì hồ sơ danh mục đó của bạn có thể bao gồm một bản sao của bất kỳ chứng chỉ hoặc giải thưởng nào để hiển thị nếu được yêu cầu.
Phần mẫu giải thưởng
Giải thưởng
Nhân viên bán hàng hàng đứng đầu trong khu vực trong Quý 1 năm 2019
Nhân viên của tháng, tháng 7 năm 2019: _Công ty Tiếp thị Xanh, _luôn đáp ứng thời hạn và hoàn thành một dự án kéo dài đúng hạn một năm
Các giải thưởng mẫu bao gồm kinh nghiệm làm việc
* Điều phối viên Tiếp thị – Công ty Tiếp thị Xanh, 2018-Hiện tại *
Dẫn dắt một nhóm chuyên gia tiếp thị, lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị hàng quý cho khách hàng trong các ngành bán lẻ
Tiến hành nghiên cứu thị trường, bao gồm khảo sát khách hàng và nhóm người tiêu dùng
Được trao giải Nhân viên của tháng, tháng 7 năm 2019 vì liên tục hoàn thành thời hạn và đưa một dự án trong vòng cả năm hoàn thành thành công
5. Ấn phẩm
Danh sách các ấn phẩm thể hiện được thái độ làm việc của chính bạn. Nhiều ngành công nghiệp có các tạp chí và ấn phẩm uy tín phục vụ cho người chuyên môn trong lĩnh vực này và các tác phẩm đã xuất bản mà bạn sỡ hữu có thể giúp người quản lý tuyển dụng tìm hiểu nhiều hơn về phong cách viết, sở thích, nghiên cứu học thuật hoặc kỹ năng kỹ thuật của bạn.
Bạn có thể đính kèm các liên kết trực tuyến của ấn phẩm mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch. Nếu viết sơ yếu lý lịch trên giấy, bạn hãy nhập tên của bạn, tiêu đề của tác phẩm, ngày tháng hoặc số lượng phát hành và liên kết URL ngắn. Bạn có thể giữ các bản sao của tác phẩm trong hồ sơ danh mục của mình để dễ dàng truy cập.
Phần mẫu thông tin về ấn phẩm
Ấn phẩm
Smith, Jane A. ” Home Away From Home”. Tạp chí California, tháng 8 năm 2019.
Smith, Jane A. và Harold Jones. “A Study of Workplace Ethics.” Tạp chí Kinh doanh, Tập 15, Mùa hè 2019.
6. Chứng thực từ khách hàng
Với lời chứng thực chu đáo đến từ phía khách hàng giúp nhà tuyển dụng hình dung và nhìn nhận công việc của bạn như thế nào và điều gì khiến bạn trở thành một ứng viên sáng giá nhất. Những người làm trong các ngành dịch vụ có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ lời chứng thực của quý khách hàng, vì mức độ hài lòng của quý khách hàng là một trong những tiêu chí để bạn đo lường được hiệu suất thành công của mình. Bạn có thể đặt phần “Chứng thực” hoặc thêm lời chứng thực như một phần nằm trong hoặc sau phần mô tả công việc.
Phần mẫu thông tin về lời chứng thực
Chứng thực từ phía khác hàng
Gần đây, một cô dâu nhận xét với đề xuất thực rất “thú vị và ngon miệng” và phù hợp với túi tiền của cô ấy.
Một cô dâu từng là khách hàng đã nhận xét về cách giao tiếp kịp thời và hiệu quả như sau:
“Tôi không cần phải đợi hơn hai giờ để nhận được phản hồi cho các câu hỏi của mình. Điều này giúp tôi có thể vạch ra một số thứ không cần thiết ra khỏi danh sách và kiểm tra kế hoạch đám cưới của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. ”
“Mọi người trong đám cưới của tôi nói rằng thực đơn gồm những món ngon nhất mà họ từng được nếm, và tôi đồng ý với điều đó! Cô ấy đã phụ giúp chúng tôi thu dọn một giỏ đựng đồ ăn thừa mà vợ chồng tôi có thể them theo khi đi hưởng tuần trăng mật. Cô ấy đã thể hiện được sự chu đáo và chúng tôi rất vui khi được thuê cô ấy cho đám cưới của mình ”. – khách hàng là một cô dâu khi được hỏi về chuyên môn phục vụ ăn uống tại địa phương
7. Phần đánh giá hiệu quả công việc
Khi bạn nhận được lời khen ngợi hoặc được ai đó khen ngợi về công việc trong phần đánh giá hiệu suất hoặc từ người quản lý khi hoàn thành một dự án, bạn có thể triển khai lời nói của họ thành các gạch đầu dòng trong phần kinh nghiệm làm việc của mình. Lời phản hồi từ phía họ giúp bạn sỡ hữu thêm thông tin nổi bật trong phần mô tả.
Phần mẫu thông tin về đánh giá hiệu quả công việc
Phản hồi và Đánh giá hiệu quả công việc
Bounce Creative, tháng 5 năm 2017
Lãnh đạo nhóm xuất sắc và tuân thủ thời hạn nghiêm ngặt trong hội nghị thường niên của công ty rất thành công
Đạt chất lượng công việc cao khi khảo sát khách hàng
Đạt được tỷ lệ chuyên cần và đúng giờ hoàn hảo trong ¾ lần liên tiếp
8. Sở thích
Bạn có thể mô tả các sở thích nếu phù hợp với văn hóa làm việc của công ty. Trước tiên, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu qua bản mô tả công việc ứng tuyển và sau đó quyết định xem sở thích của bạn có thể giúp cải thiện công việc của bạn hay không. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí giáo viên mỹ thuật và dạy cho trẻ em tại các trung tâm cộng đồng, thì những sở thích như nhiếp ảnh hoặc làm gốm sẽ cho thấy bạn dành thời gian rảnh rỗi cho nghệ thuật. Hãy liệt kê các giải đấu thể thao cộng đồng thường xuyên mà bạn tham gia để thể hiện kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
Phần mẫu thông tin về sở thích
Sở thích
Huấn luyện viên cho đội bóng rổ của con trai tôi trong một giải đấu bóng rổ cộng đồng
Nhiếp ảnh gia đám cưới tự do
Là thành viên của hội thảo viết tiểu thuyết hàng tuần, tôi thích viết tiểu thuyết, chia sẻ tác phẩm của mình và đưa ra nhận xét , phản hồi cho các nhà văn đồng nghiệp
9. Thông thạo ngôn ngữ
Nếu bạn nói được hai thứ tiếng hoặc thành thạo trong một ngôn ngữ khác, đó có thể là một tài năng quý giá để phục vụ khách hàng của doanh nghiệp và thể hiện năng lực học tập của bạn. Hãy trung thực trong việc mô tả mức độ trôi chảy của thứ ngôn ngữ mà bạn đang nói. Thông tin này có thể phù hợp với phần Kỹ năng hoặc bạn có thể tách riêng nó thành phần độc lập, đặc biệt nếu bạn nói nhiều ngôn ngữ có độ trôi chảy tốt với công việc của bạn ứng tuyển. Chọn một thang đánh giá và mô tả mức độ thông thạo so sánh từng ngôn ngữ mà bạn sỡ hữu
Phần mẫu thông tin về trình độ ngôn ngữ
Ngôn ngữ
Hoàn thiện hết các cấp độ Tiếng Tây Ban Nha
Trình độ Tiếng Trung sơ cấp
hoặc
Ngôn ngữ
Trình độ thành thạo tiếng Ả Rập
Trình độ trung cấp Tiếng Pháp
10. Hoạt động từ thiện hoặc tình nguyện
Hoạt động từ thiện hoặc tình nguyện có thể giúp thể hiện những kỹ năng mà bạn đã phát triển bên ngoài công việc, qua đó thể hiện bạn phù hợp với công việc, đặc biệt là trong những ngành đòi hỏi tính tiếp cận và tính đồng cảm cao. Việc thêm thông tin về các hoạt động thiện nguyện hoặc từ thiện có thể giúp lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào trên sơ yếu lý lịch của bạn bằng những kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa. Bạn có thể liệt kê những trải nghiệm này trong phần kinh nghiệm chuyên môn của mình nếu bạn đang tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ thiện hoặc tách thành các phần riêng lẻ nếu bạn đã thực hiện nhiều sự kiện một lần.
Phần mẫu về trải nghiệm hoạt động tình nguyện, từ thiện
Công việc tình nguyện
Đã giúp xây dựng 3 ngôi nhà tình thương trong vòng những năm qua
Điều phối các xe bán đồ ăn đóng hộp qua trường tiểu học của con
Đã tổ chức các hoạt động truyền máu hàng năm tại nhà thờ trong ba năm qua
Cách liệt kê thông tin bổ sung trên sơ yếu lý lịch
Sau khi bạn đã tập hợp và hoàn thành xong những phần quan trọng nhất trong sơ yếu lý lịch của mình bao gồm mục tiêu, bản tóm tắt chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn, hãy cân nhắc và quyết định thêm một số phần thông tin khác trong cuộc sống mà bạn muốn đề cập trong sơ yếu lý lịch. Một số lý do bạn có thể thêm thông tin bổ sung bao gồm:
1. Thêm thông tin bổ sung trong phần lịch sử học vấn
Nếu bạn có bất kỳ khoảng thời gian nào mà bạn không làm việc, hãy cân nhắc việc bổ sung kinh nghiệm tình nguyện, chứng chỉ đạt được hoặc đào tạo và giáo dục thường xuyên đã hoàn thành cho thấy bạn vẫn tận tâm với sự phát triển nghề nghiệp của mình. Sở thích hoặc những mưu cầu mà bạn đang theo đuổi cũng có thể giúp bạn thể hiện sự phát triển cá nhân liên tục.
2. Thêm phần thông tin vào phần kinh nghiệm nếu phần này ít ỏi
Bạn nên thêm thông tin về phần kinh nghiệm làm việc ít ỏi của bản thân nếu bạn là sinh viên, ứng viên đầu vào hoặc đang chuyển đổi từ nghề nghiệp này sang nghề nghiệp khác. Bạn có thể kéo dài sơ yếu lý lịch của mình với thông tin bổ sung để đảm bảo các nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu được nhiều yếu tố khiến bạn trở thành ứng viên đủ tiêu chuẩn bất kể năm kinh nghiệm.
3. Thể hiện đặc điểm, phẩm chất cá nhân
Một số vị trí có thể yêu cầu thêm thông tin bao gồm sở thích, công việc tình nguyện và phát triển chuyên môn khác để thể hiện các phẩm chất như cam kết, cống hiến, trung thành, đồng cảm và từ bi của ứng cứ viên,
4. Nhấn mạnh các bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu
Xem lại phần mô tả công việc mà bạn đang ứng tuyển để tìm hiểu bất kỳ kỹ năng, phẩm chất hoặc kinh nghiệm cụ thể nào mà nhà tuyển dụng ưa thích hoặc yêu cầu. Bạn có thể thêm các phần thông tin bổ sung đó bao gồm chứng chỉ và giấy phép và cơ hội sử dụng các kỹ năng nhất định.
5. Thêm thông tin về kinh nghiệm làm việc
Một số các hoạt động khác cuộc sống có thể giúp bạn chuẩn bị để phù hợp với công việc, chẳng hạn như hoạt động tình nguyện nếu bạn muốn làm cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc dạy kèm nếu bạn muốn trở thành một giáo viên. Những phần thông tin bổ sung như thế này cùng những thông tin khác có thể cho thấy khả năng đào tạo và bổ sung thêm bằng cấp mà các ứng viên khác có thể không có.
6. Trình bày thêm các bằng cấp liên quan khác
Ngay cả khi phần mô tả công việc không đề cập đến việc đưa ra các bằng cấp cụ thể, một số yếu tố bắt nguồn từ môi trường làm việc hoặc vị trí có thể được hoàn thiện nhờ một số kỹ năng bên lề, bao gồm các kỹ năng ngôn ngữ giúp cho bạn để làm việc trong một khu vực địa lý cụ thể hoặc đào tạo về chuyên ngành phần mềm.
7. Thể hiện hiệu suất làm việc xuất sắc tại nơi làm việc.
Mặc dù một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn gửi tài liệu tham khảo, bao gồm đánh giáhiệu quả công việc, nhưng lời chứng thực của khách hàng và giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình làm việc có thể nhanh chóng hiển thị tổng quan về thành tích của bạn trong phần tài liệu tham khảo được yêu cầu.
8. Thể hiện định hướng phát triển cá nhân
Mặc dù lịch sử công việc có thể cho thấy quá trình phát triển cá nhân và nghề nghiệp, nhưng hãy trình bày thêm thông tin về quá trình đào tạo, giải thưởng và thông tin bên lề khác để thể hiện rõ hơn cách bạn đã trau dồi kỹ năng của mình.
—————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9011
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21