Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine gần đây, đây là một số điểm cần lưu ý.
Đây là các ý kiến riêng được bày tỏ bởi những người góp vốn cho chủ doanh nghiệp.
Trước hết, tôi ước tôi không có lý do gì để viết bài này, hướng dẫn bạn cách xem xét lại chiến lược truyền thông của bạn trong thời kỳ thảm họa hay khủng hoảng toàn cầu. Với tư cách là một doanh nhân người Nga, người đã thuê toàn bộ đội ngũ nhân viên là phụ nữ Ukraine đầy quyền lực, cuộc chiến đang diễn ra quá gần nhà.
Nhưng đó là niềm tin có cơ sở của tôi khi mà chúng ta là chủ doanh nghiệp, chúng ta có sức mạnh để tạo ra sự thay đổi. Đã qua rồi cái thời mà các doanh nghiệp tránh xa các vấn đề thế giới, như biến đổi khí hậu, bình đẳng và chiến tranh. Vì những vấn đề phức tạp của thế giới như thế này thường chứa nhiều quan điểm đối lập, nên có thể khó chọn ra kế hoạch phù hợp cho chiến lược truyền thông của bạn.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xem xét chiến lược của bạn trên mạng xã hội và các kênh khác.
🌎Con người là yếu tố hàng đầu
Bản chất của một cuộc khủng hoảng toàn cầu, cũng giống như thiên tai, xung đột quân sự hay đại dịch, đều kêu gọi chúng ta hành động nhân ái trước khi chúng ta xác định vị trí của mình với tư cách là thương hiệu và công ty. Ngay cả khi đối mặt với những vấn đề mang tính chính trị với nhiều quan điểm trái ngược nhau, bạn sẽ không thể sai khi thừa nhận “khía cạnh nhân đạo” của tình huống đó. Xin gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và sự đồng cảm với các gia đình đang phải đương đầu với căng thẳng và khó khăn. “Tôi cảm nhận được bạn” là một thông điệp giữa con người với con người có thể không giúp giải quyết vấn đề, nhưng đó là những gì cần thiết để sưởi ấm trái tim của ai đó.
Hãy lựa chọn cẩn thận cách mà bạn muốn ủng hộ thông điệp đó sâu sắc đến mức nào. Nếu bạn hoặc công ty của bạn không chia sẻ danh tính, quốc tịch hoặc lịch sử gần gũi với những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, hãy dừng lại ở lời chia buồn và dành không gian cho những người khác gần gũi hơn với vấn đề đó để họ chia sẻ quan điểm của họ.
🌎Tạm dừng các chương trình quảng cáo thông thường
Đối tượng của bạn có thể trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong việc đối phó với khủng hoảng. Bạn muốn tránh gây chú ý bởi sự thiếu nhạy cảm hoặc thờ ơ về những gì đang diễn ra. Vâng, cuộc sống vẫn tiếp diễn và hầu như luôn có điều gì đó xảy ra trên thế giới, nhưng bạn biết khi nào thì “tin tức trên trang nhất” sẽ không chỉ là phương tiện truyền thông mang tính giật gân và đang thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế đời thường.
Quảng cáo một sản phẩm mới hoặc giảm giá các dịch vụ trong khi đối tượng của bạn đang mải nghĩ về sự an toàn của những người thân yêu, điều này có thể được coi là thiếu nhạy cảm. Vì vậy, sau khi chia sẻ sự đồng cảm của bạn với những người có liên quan, đừng quên nhấn nút “tạm dừng” trên các bài đăng và quảng cáo đã được lên lịch.
Sự tiếp cận gần gũi của bạn với vấn đề sẽ quyết định sau bao lâu bạn mới có thể bắt đầu lại truyền thông theo thường lệ. Cá nhân tôi, với tư cách là một người lãnh đạo của cơ quan, tôi cảm thấy mình chững lại một cách kỳ lạ. Trong khi đội ngũ nhân viên người Ukraine của tôi và bản thân tôi bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, thì hầu hết khách hàng của chúng tôi ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang đọc những tin tức trên trang nhất về cuộc khủng hoảng, nhưng họ không trải qua nó ở mức độ gần như ở nhà.
🌎Im lặng không phải là một chiến lược
Một số nhà lãnh đạo có thể chọn im lặng vì sợ không biết phải nói gì, sợ bị phán xét hoặc sợ rằng mình nói quá sớm trong khi các sự thật vẫn chưa được chia sẻ đầy đủ. Sợ bị phải dừng lại vì nói một điều gì đó sai sẽ không khiến mọi chuyện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hướng đi của bạn là điều cần thiết trong thời kỳ khủng hoảng. Nó giúp trấn an đối tượng và khách hàng của bạn về các giá trị của công ty. Điều cần thiết là phải nâng cao tinh thần của nhân viên và cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn đã nắm bắt sâu sắc những gì đang xảy ra trên thế giới.
Vậy bạn chia sẻ điều gì sau khi chia sẻ sự đồng cảm và tạm dừng các hoạt động quảng cáo thường quy? Có một số lựa chọn mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp và hoàn cảnh cụ thể của mình.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp không chia sẻ danh tính cá nhân của những người bị ảnh hưởng, một quan điểm mạnh mẽ về một vấn đề có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ. Thật tốt nếu từ bây giờ, những người mà bạn muốn nghe sẽ nói ra những gì họ nghĩ. Bạn có thuê một người mà bạn có thể nhìn thấy thông tin từ bên trong hay không? Bạn có bạn bè hay người nào có liên hệ thân thiết với bạn có thể đưa ra quan điểm tốt không? Hãy nhớ rằng, sự chú ý là xu thế của thế kỷ 21 và kênh truyền thông xã hội của bạn là một công cụ mạnh mẽ trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn không cần phải đảo lộn việc truyền thông của doanh nghiệp để ủng hộ việc báo cáo không ngừng, nhưng việc dành một hoặc hai bài đăng để nói ra suy nghĩ của những người bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ còn là một chặng đường dài.
Ngoài ra, hãy nghĩ xem kiến thức chuyên môn của bạn có liên quan như thế nào và có thể hữu ích như thế nào. Tôi sẽ chỉ đưa ra một số ví dụ. PR và tiếp thị là chuyên môn của tôi, vì vậy trước những sự kiện hiện tại, tôi đã quyết định viết bài báo này. Một người bạn- huấn luyện viên về vấn đề sang chấn là người đang chia sẻ các mẹo hỗ trợ cho những người thân yêu của bạn khi họ đang rơi vào trạng thái ấy. Các chuyên gia về thuế và nhập cư đang cung cấp các nguồn lực cho người tị nạn để giải quyết tình trạng hợp pháp của họ. Hãy suy nghĩ về các nhóm có liên quan đặc thù và những vấn đề họ phải đối mặt để cung cấp nội dung có giá trị cho những người cần nó ngay bây giờ.
**********
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Trần Thị Trà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Trà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11072
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 14