Trước sự gia tăng không ngừng của những digital consumers tại các sàn thương mại điện tử mỗi năm, vai trò của E-commerce Executive ngày càng được doanh nghiệp chú trọng. Bạn là một sinh viên đam mê kinh doanh, và ngắm tới vị trí E-commerce Executive? Hãy lướt xuống xem ngay CV của E-commerce Executive liền nhé!
🎉 E-COMMERCE EXECUTIVE LÀM GÌ?
E-commerce Executive hay nhân viên thương mại điện tử là vị trí chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử hoặc các nền tảng kinh doanh online.
Cụ thể, E-commerce Executive sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thực hiện việc thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng và duy trì hoạt động bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các nhiệm vụ chính:
- Lựa chọn các sản phẩm sẽ bày bán trên các sàn TMĐT.
- Xác định mức giá phù hợp theo đúng tệp khách hàng mục tiêu
- Xây dựng nội dung từ hình ảnh, đến content SEO đê tăng lượt tìm kiếm sản phẩm
- Triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút người mua
- Nghiên cứu hành vi mua hàng từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ
- Phân tích dữ liệu và theo dõi các báo cáo hoạt động kinh doanh, đọc số liệu chạy quảng cáo, đo lường tỷ lệ chốt đơn
- Quản lý hàng, đóng gói sản phẩm
- Tìm kiếm và xây dựng quan hệ với các đối tác kinh doanh
- Quan sát các hoạt động bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị và truyền thông xã hội trên các nền tảng kỹ thuật số.
- Đảm bảo việc thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng thông qua dịch vụ giao hàng tận nơi.
- Phối hợp xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và trả lại các đơn đặt hàng của khách hàng.
Đừng nhìn danh sách đầu việc bên trên mà hoảng nhé, tuỳ theo mô hình doanh nghiệp mà nhiệm vụ của một E-commerce Executive sẽ khác nhau. Nhưng tóm lại, mọi phạm vi kinh doanh trên nền tảng online đều thuộc nhiệm vụ của một E-commerce Executive.
Vì thế, đôi khi bạn sẽ thấy một E-commerce Executive tay này thoăn thoắt viết content giới thiệu sản phẩm, tay kia liên tục gọi điện thoại cho các đối tác trên sàn thương mại điện tử để chốt được deal hot ngày săn sale quốc dân, trong khi mắt chăm chăm nhìn màn hình đầy rẫy những con số báo cáo tỷ lệ mua hàng tháng trước.
🎉 LỘ TRÌNH SỰ NGHIỆP CỦA E-COMMERCE EXECUTIVE
Thông thường, lộ trình sự nghiệp của một nhân viên E-commerce sẽ bắt đầu từ:
E-commerce Executive ⇒ Senior E-commerce Executive ⇒ E-commerce Manager
- E-commerce Executive: Kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm
Ở level này, bạn sẽ hỗ trợ xây dựng các chiến lược kết nối kỹ thuật số lâu dài với người tiêu dùng, thực thi hiệu quả dựa trên một chiến lược có sẵn. Ngoài ra bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ chạy quảng cáo trên digital marketing, quản lý sàn, tối ưu SEO, chuẩn bị các bản tin trực tuyến và email quảng cáo và tổ chức phân phối sản phẩm thông qua các kênh TMĐT khác nhau.
Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải tự học rất nhiều về social media và các kênh phân phối, đồng thời tìm hiểu về các business model trên Ecommerce: market place, retail, D2C, B2C, consumers-to-consumers, B2B, social commercial. Mỗi model sẽ có một bộ khung kĩ năng riêng.
Tuy nhiên, “có công mài sắt – có ngày nên kim”, chỉ cần nỗ lực hết mình học hỏi, sau khi chạy các chiến dịch Mega Sale mỗi tháng, bạn sẽ thông thạo tất cả công cụ trên sàn TMĐT, hiểu thêm về đặc trưng hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên từng sàn, từ đó trau dồi cho mình góc nhìn tổng quan về data
- Senior E-commerce Executive: Kinh nghiệm 3-4 năm
Ở level này, bạn không còn đóng vai trò hỗ trợ nữa, mà sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc liên hệ và kết nối với các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, bạn cũng phải quản lý các hoạt động của các kênh và đảm bảo nội dung từ hình ảnh đến content phải được lên sàn với chất lượng tốt nhất.
Đặc biệt, Senior E-commerce Executive phải nắm rõ các dự án, chiến dịch đang thực hiện, đồng thời thông thạo công cụ, và có khả năng lên kế hoạch bài bản, thực thi hiệu quả và cải thiện kết quả qua từng dự án. Đồng thời, để được thăng cấp lên Manager, các Senior E-commerce Executive phải bổ sung thêm các kiến thức sâu về Strategic, quản trị dự án để tự tin trình bày chiến dịch cho đối tác
- E-commerce Manager: Kinh nghiệm 5-6 năm
Lên đến cấp Manager chứng tỏ bạn đã là “cây đa cây đề” trong “làng nghề” thương mại điện tử, lúc này E-commerce Manager sẽ đóng vai trò lên kế hoạch phát triển chiến lược thương mại điện tử cho công ty, đồng thời giám sát và quản lý các hoạt động tiếp thị và bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Để lên được vị trí này, E-commerce Manager phải có khả năng quản lý nhân sự, quản trị nhiều chiến dịch cùng lúc trong môi trường có nhịp độ nhanh. Ngoài ra, bạn cần là một nhà chiến lược sáng tạo với khả năng định hướng khách hàng mạnh mẽ.
Vì bạn đã khá giỏi, nên lúc này doanh nghiệp rất cần bạn đưa ra những chiến lược mới, những cải tiến về mặt quy trình và thực thi chiến dịch từ nội bộ đến đối tác.
Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương của một nhân viên E-commerce hiện nay giao động từ 15 – 30 triệu/ tháng tuỳ vào chuyên môn. Chẳng hạn, một E-commerce Executive có chuyên môn về SEO hoặc quảng cáo trực tuyến có thể có mức lương cao hơn so với một nhân viên có kiến thức chung về E-commerce.
Đồng thời quá trình thăng tiến của một E-commerce Executive phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích của họ trong công việc, cũng như sự phát triển của công ty.
🎉 THÔNG TIN CHI TIẾT: TẠI ĐÂY
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/22450
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 53