Kỹ Năng

Cách Viết Hồ Sơ Ứng Tuyển Cho Thạc Sỹ Quản Trị Kinh Doanh Mới Tốt Nghiệp (Có Ví Dụ Tham Khảo)

🎓 Sở hữu cho mình một tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh hay viết tắt với MBA, chính là điều kiện tốt mở ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, dành cho các ứng viên có ít hoặc không có kinh nghiệm, hay còn được biết đến là sinh viên mới ra trường, việc viết hồ sơ cá nhân sẽ là một thử thách. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội chuyên môn trong quá trình học tập Quản trị kinh doanh hay sau khi tốt nghiệp, sẽ có ích nếu xem xét cách để chuẩn bị một hồ sơ ứng tuyển kỹ càng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn như thế nào là một hồ sơ ứng tuyển dành cho Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và cung cấp các bước để viết một hồ sơ cho riêng mình, bên cạnh đó còn có sườn bài và ví dụ mô tả để bạn tham khảo.

Hồ sơ ứng tuyển cho Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp là gì?
Đây là một loại hồ sơ chuyên môn trình bày năng lực của một thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh vừa ra trường với kinh nghiệm còn hạn chế. Thông thường, các chuyên gia sẽ làm việc một vài năm sau đó mới theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh nhưng có vài sinh viên đã học lên chương trình thạc sĩ sau khi mới tốt nghiệp đại học. Những ứng viên này sẽ bị hạn chế cơ hội việc làm hơn khi chưa từng đi làm trước đây. Do đó những đối tượng này nên thay đổi một vài định dạng hồ sơ ứng tuyển của mình để nổi bật lên kỹ năng và các chứng chỉ mà họ có.

Sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh vẫn có thể nộp đơn xin việc trong quá trình hoàn thành chương trình học của mình hoặc họ có thể đợi đến khi kết thúc chương trình để bắt đầu tìm kiếm công việc. Trong cả 2 trường hợp này, các điều chỉnh giống nhau có thể nâng cấp hồ sơ của họ và tăng hội tìm kiếm được việc làm/

 Cách viết hồ sơ ứng tuyển cho Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp
Dưới đây là một vài bước có thể tham khảo khi viết hồ sơ ứng tuyển cho vị trí này:

1. Xem lại phần mô tả công việc
Bất cứ khi nào chuẩn bị viết hồ sơ ứng tuyển hãy bắt đầu bằng việc tham khảo kỹ phần mô tả công việc. Phần mô tả này nêu ra được trách nhiệm cốt lõi mà bạn cần đảm nhiệm nếu được nhận vào công việc, cho phép bạn có thể chỉnh sửa nội dung phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Là một sinh viên mới tốt nghiệp một điều quan trọng nữa là hãy xác định xem công việc mà bạn hứng thú có đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệp hay không.

2. Tạo tiêu đề
Phần đầu tiên trong hồ sơ ứng tuyển của bạn là tiêu đề. Đây là phần cung cấp họ tên và thông tin liên hệ để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ và sắp xếp phỏng vấn nếu họ quan tâm đến hồ sơ của bạn. Nếu phần còn lại trong hồ sơ của bạn nên ở cỡ chữ từ 12 đến 14 và canh lề trái thì phần tiêu đề của bạn nên tăng kích cỡ phông từ 2 đến 4 đơn vị và canh giữa. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng ghi nhớ tên của bạn với nội dung nổi bật trong hồ sơ. Phần tiêu đề nên bao gồm:

  • Họ tên đầy đủ
  • Trình độ học vấn MBA (ứng viên hoặc tốt nghiệp)
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại liên hệ
  • Địa chỉ email

3. Viết phần tóm tắt chuyên môn
Một phần tóm tắt chuyên môn là phần trình bày dài từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân là một ứng viên tài năng và đáng trọng dụng. Nếu chỉ có số ít kinh nghiệm trong công việc phù hợp trên 1 trang giấy, bạn lại được lợi khi mô tả được tham vọng ở dạng chi tiết hơn so với khi bạn làm hồ sơ mục tiêu, thay vì chỉ dài 2 câu như trước đây. Một bản tóm tắt chuyên môn nên bao gồm:

  • Mô tả về thông tin: Dù sở hữu ít hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, sinh viên MBA vẫn học các môn chuyên ngành, nhận được chứng chỉ và có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế. Bạn có thể ưu tiên bất kỳ sự kết hợp nào trong bản tóm tắt của mình.
  • Mô tả về đạo đức nghề nghiệp của bạn: Một phần tóm tắt chuyên môn nên đề cập từ 2 đến 3 mô tả hoặc cụm từ thể hiện khía cạnh chuyên ngành của bạn.
  • Tóm tắt về năng lực và bằng cấp của bạn: Sinh viên MBA luôn phát triển các điểm mạnh khiến họ trở thành những ứng viên đáng giá trong tương lai, ngay khi họ chỉ sở hữu một ít kinh nghiệm. Hãy thảo luận về kỹ năng tư duy biện luận và năng lực đặc biệt bạn tích lũy được từ các chương trình học tập và đề cập đến những thành tựu bạn đạt được.
  • Định hướng mục tiêu của bạn: Nêu lý do tại sao bạn theo đuổi cơ hội này để truyền đạt định hướng phát triển trở thành một chuyên gia trong khi vẫn hỗ trợ sự phát triển của nhà tuyển dụng

4. Nêu chi tiết trình độ học vấn của bạn
Phần tiếp theo cung cấp các chi tiết cụ thể về chương trình MBA và nền tảng từ đại học của bạn. Đầu tiên, hãy trích dẫn bằng thạc sĩ của mình, nhấn mạnh vào chuyên môn nếu có. Khai thác về cơ sở đào tạo của bạn, địa chỉ ở đó, thời gian nhập học và bất kỳ thành tích học tập nào bạn có, chẳng hạn như việc duy trì GPA cao hoặc tốt nghiệp loại xuất sắc. Cung cấp thông tin tương tự đối với tổ chức nơi bạn hoàn thành chương trình đại học của mình.

5. Đánh dấu các môn học đáng chú ý
Là một sinh viên MBA, bạn có thể đã hoàn thành các khóa học về các bộ môn mà doanh nghiệp quan tâm sâu sắc. Nhớ đánh dấu các tài liệu bạn đã đọc nếu có liên quan đến mô hình doanh nghiệp của công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn tham gia khóa học SEO, hãy đề cập đến chúng nếu yêu cầu tuyển dụng có liên quan đến marketing kỹ thuật số.

6. Liệt kê các kỹ năng của bạn
Sinh viên MBA thường có các kỹ năng nổi bật trong chương trình thạc sĩ của họ, hoặc họ đã phát triển một vài kỹ năng khi còn là sinh viên đại học. Bất kỳ kỹ năng nào bạn có để có thể tạo nên sự khác biệt giữa bạn và những ứng khác đề đáng được đề cập và sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn chính là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này. Sau đây là một vài kỹ năng mà sinh viên MBA thường tích lũy trong nhiều năm đại học, có thể kể đến như:

  • SEO
  • HTML
  • Phát triển sản phẩm
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
  • Đào tạo
  • Lập ngân sách

7. Phác thảo kinh nghiệm chuyên môn
Trong khi một số sinh viên mới tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh doanh vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc thì hầu hết đã tham gia một vài hoạt động đủ tiêu chuẩn xem là kinh nghiệm chuyên môn. Sinh viên MBA thường ứng tuyển vị trí công việc toàn thời gian đầu tiên vào các công việc trong khuôn viên đại học trong thời gian đi học hoặc sau khi tốt nghiệp, tham gia thực tập hoặc đã giữ vị trí lãnh đạo trong các tổ chức tình nguyện. Mỗi công việc này đều liên quan đến các trách nhiệm nghiêm túc, một vài có liên quan đến kinh doanh. Nếu có liệt kê bất kỳ kinh nghiệm, hãy nêu rõ vị trí bạn đã đảm nhận, các tổ chức bạn đã từng làm việc, địa điểm làm việc và thời gian làm việc có liên quan. Sau đó, hãy gạch đầu dòng các nhiệm cốt lõi mà bạn đã xử lý, làm nổi bật những công việc giúp nâng cao khả năng kinh doanh của mình.

8. Xem xét phần hoạt động ngoại khóa
Hãy cân nhắc thêm mục hoạt động ngoại khóa vào cuối hồ sơ ứng tuyển của bạn. Mặc dù không bắt buộc, hầu hết sinh viên đã từng dành nhiều năm ở trường để tham gia các hoạt động bổ ích mà chắc hẳn nhà tuyển dụng rất khuyến khích điều đó. Các hoạt động ngoại khóa thường đại diện cho đạo đức làm việc của bạn, chúng phản ánh những giá trị đáng giá ở bạn và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin mà bạn mang lại trong quá trình trải nghiệm của mình. Đối với mỗi hoạt động bạn liệt kê, hãy nêu rõ vai trò của bạn trong đó, ngày tham gia và cách bạn tham gia. Các hoạt động đáng đề cập bao gồm:

  • Hiệp hội danh dự
  • Hiệp hội nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp
  • Tình nguyện
  • Các hoạt động thể thao
  • Các nỗ lực sáng tạo

9. Xem xét và chỉnh sửa
Điều quan trọng là hồ sơ ứng tuyển của bạn không mắc phải lỗi chính tả khi bạn gửi nó cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đảm bảo rằng bạn đã đọc lại hồ sơ của mình để chắc rằng bản thân không mắc lỗi ngữ pháp hay chính tả. Trường đại học bạn tốt nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tư vấn viết hồ sơ ứng tuyển hoặc bạn có thể so sánh hồ sơ của mình với các người bạn cùng ngành của mình và nhờ họ đánh giá xem xét cho bạn. Chỉnh sửa lại hồ sơ ứng tuyển của bạn nếu cần thiết để chúng thể hiện tốt hơn về các nỗ lực trong công việc của bạn và trở thành một ứng cử viên tốt nhất.

Sườn cấu trúc cho một hồ sơ ứng tuyển cho Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp
Sau đây là một sườn bố cục mà bạn có thể theo dõi để tự tạo cho mình một hồ sơ ứng tuyển MBA nhé:

[Họ tên đầy đủ]
[Trạng thái MBA]
[Địa chỉ cư trú]
[Số điện thoại liên hệ]
[Địa chỉ email]

📍 Tóm tắt chuyên môn
[Mô tả về các chứng chỉ]. [Giải thích về khả năng và năng lực trước đây của bản thân].
[Định hướng mục tiêu có lợi cho công ty]

📍 Học vấn
[Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh] I [Chuyên môn, nếu có]
[Danh hiệu hoặc thành tích, nếu có]
[Tên trường] I [Thành bang]
[Ngày tham gia]

[Bằng đại học] I [Chuyên ngành]
[Danh hiệu hoặc thành tích, nếu có]
[Tên trường] I [Thành bang]
[Ngày tham gia]

📍 Các khóa học

  • [Khóa học]
  • [Khóa học]
  • [Khóa học]

📍 Kỹ năng

  • [Kỹ năng]
  • [Kỹ năng]
  • [Kỹ năng]

📍 Lịch sử nghề nghiệp, nếu có
[Chức vụ]
[Tên công ty] I [Thành bang]
[Ngày đi làm]

  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]

[Chức vụ]
[Tên công ty] I [Thành bang]
[Ngày đi làm]

  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]

📍 Hoạt động ngoại khóa
[Hoạt động] I [Vai trò]
[Thời gian tham gia]

  • [Chi tiết về sự tham gia]
  • [Chi tiết về sự tham gia]

[Hoạt động] I [Vai trò]
[Thời gian tham gia]

  • [Chi tiết về sự tham gia]
  • [Chi tiết về sự tham gia]

Ví dụ về hồ sơ ứng tuyển cho Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp
Sau đây là một ví dụ cho hồ sơ ứng tuyển dành cho Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới ra trường dành cho ứng viên từ học về khoa học máy tính và muốn lấy bằng MBA trước khi nộp đơn vào lĩnh việc quảng cáo kỹ thuật số:

Hanif Carroll
MBA candidate
14 Oak Lane, Columbus, OH 43004
888-888-8888
hcarroll@email.com

📍Tiểu sử chuyên môn
Là ứng viên MBA của Đại học Columbus với bằng cử nhân khoa học máy tính và các chứng chỉ về an ninh mạng và phân tích công cụ tìm kiếm. Người giải quyết vấn đề bằng đam mê và sáng tạo cùng các kinh nghiệm nghiên cứu đáng kể, đang học về các xu hướng nổi bật trong quảng cáo kỹ thuật số. Hy vọng được gia nhập vào Z Network với tư cách là cộng tác viên marketing kỹ thuật số và áp dụng những kiến thức sâu sắc về mặt học thuật để giải quyết các thách thức hay những chiến dịch đầy kỳ vọng của công ty.

📍 Học vấn
Ứng viên MBA | Chuyên môn về Digital Marketing
Đại học ở Columbus | Columbus, OH
Tháng 8, 2018 – tháng 6, 2021

Cử nhân Khoa học | Khoa học máy tính
3,9 điểm trung bình tích lũy
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Ohio | Dayton, OH
Tháng 8, 2014 – tháng 5, 2018

📍Các khóa học

  • Tiếp thị nội dung vào SEO
  • Các phương pháp mới trong cơ chế bán hàng
  • Tiếp thị và xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội

📍Kỹ năng

  • SEO
  • Kỹ năng phân tích trang web xuất sắc
  • Phân tích ngân sách marketing
  • Phân tích rủi ro an minh mạng về tài chính
  • Kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình máy tính

📍Lịch sử nghề nghiệp
Nghiên cứu sinh sau đại học
Đại học tại Trường Kinh doanh Columbus | Columbus, OH
Tháng 5, 2020 – tháng 5, 2021

  • Đã đóng góp vào nghiên cứu mới nhất của Giáo sư Erica Davis về tiếp thị kỹ thuật số
  • Đã đánh giá và nghiên cứu các bài báo được đồng nghiệp góp ý
  • Từng phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Digital Marketing để học hỏi thêm kiến thức

📍Các hoạt động ngoại khóa
Chiến dịch Nuôi dưỡng Sức khỏe Ohio | Điều phối viên sự kiện tình nguyện
Tháng 10,  2019 – tháng 2, 2021

  • Lên kế hoạch các sự kiện giáo dục để phổ biến cho cộng đồng sinh viên đại học về nạn đói và các vấn đề chất lượng thực phẩm ở Ohio
  • Sắp xếp các phần thức ăn nuôi sống hơn 100 gia đình mỗi tuần

University at Columbus Business Fraternity | Thư ký
Tháng 9, 2018 – tháng 6, 2021

  • Phổ cập cho các thành viên về sự kiện và hoạt động
  • Ghi biên bản cuộc họp trong các cuộc thảo luận và kế hoạch của hội đồng quản trị

—————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả với những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10644

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ