Thư xin việc ngành dịch tễ học là dạng văn bản mà mỗi ứng cứ viên cần phải gửi cho các nhà ứng dụng ở lĩnh vực dịch tễ học để chứng tỏ rằng họ có đủ năng lực để hoàn thành công việc này. Loại văn kiện này sẽ mô tả bất kì thông tin chuyên môn của cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc kĩ năng. Nếu bạn có hứng thú với một công việc trong lĩnh vực chuyên ngành dịch tễ học, thì việc học các viết thư xin việc của chuyên nghành này sẽ rất có lợi cho bạn.
Bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về cách để viết một lá thư xin việc ở ngành dịch tể học thông qua định nghĩa, liệt kê các bước viết dạng thư này kèm với các mẫu thư và ví dụ cho từng mỗi loại.
Thư xin việc ngành nghiên cứu dịch tễ học là gì ?
Thư xin việc ngành nghiên cứu dịch tễ học là một văn bản ngắn gọn mà ở đó các ứng cử viên sẽ trình bày được những phẩm chất, năng lực đáp ứng được vị trí chức trách trong ngành dịch tễ học. Thường thì các ứng cử viên sẽ gửi thư xin việc cùng với sơ yếu lí lịch và tài liệu liên quan đến việc ứng tuyển khi tham gia vòng nộp hồ sơ. Một lá thư xin việc lý tưởng cần bao gồm những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm công việc, kĩ năng và những các chứng chỉ khác để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng mình là một ứng cử viên sáng giá. Bạn có thể tuỳ chỉnh thư xin việc của mình sao cho nổi bật những được những phẩm chất, năng lực mà bạn có. Ví dụ, nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc với vai trò là một nhà nghiên cứu về dịch tễ, bạn có thể viết thêm thông tin về những vị trí, chức vụ mà bạn đã được đảm đương khi làm công việc liên quan đến ngành ứng tuyển đó. Nếu bạn đã từng được đào tạo và huấn luyện, thay vào đó bạn có thể viết về những chứng chỉ mà bạn đã đạt được.
Cách để viết thư xin việc cho ngành dịch tễ học
Sau đây là 7 cách viết thư xin việc hiệu quả cho ngành dịch tễ học
1. Liệt kê các thông tin liên hệ
Đầu tiên, bạn cần phải liệt kê các thông tin liên hệ ngay ở phần mở đầu thư. Hãy cung cấp các thông tin như tên, họ, số điện thoại và địa chỉ email. Nếu bạn đã có một tập hồ sơ công việc hoàn chỉnh, thì bạn chỉ cần đính kèm các đường liên kết nằm ngay ở dưới phần thông tin liên hệ của bạn. Bạn cũng có thể thêm thông tin về thời gian bạn viết thư, điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng nắm rõ thời gian cụ thể bạn gửi lá thư này cho họ. Việc liệt kê các thông tin liên hệ giúp các nhà tuyển dụng nhớ kĩ bạn là ai. Đồng thời, việc này giúp họ liên lạc với bạn dễ dàng hơn khi họ cần sắp xếp gặp mặt phỏng vấn.
2. Nắm rõ danh tính người nhận
Tiếp theo, bạn cần xác định rõ danh tính người nhận bằng cách kèm theo một lời chào. Nếu bạn biết tên của nhà tuyển dụng, bạn có thể ghi như cách sau như “Kính gửi Ông” hoặc “Kính gửi Bà”kèm theo họ và tên của người đó. Nhưng nếu bạn không rõ chức vụ hay danh xưng giới tính của người nhận, thì bạn có thể bỏ qua và chỉ cần viết đẩy đủ tên của họ. Hãy cân nhắc trong việc tìm kiến thông tin của công ty mà bạn ứng tuyển nếu bạn không biết rõ tên của nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể viết cách sau “Kính gửi nhà tuyển dụng ABC”.
3. Cần có lời giới thiệu chỉnh chu
Khi bạn bắt đầu viết một lá thư xin việc, bạn cần có một lời giới thiệu chỉnh chu. Với phần giới thiệu này, bạn chỉ cần viết một vài câu về trình bày “Bạn là ai” “ Vị trí nào mà bạn muốn ứng tuyển?””Tại sao bạn lại quan tâm đến vị trí công việc này?”. Bạn cũng có thể tóm tắt ngắn gọn về bảng thành tích, kinh nghiệm chuyên môn và trình độ học vấn. Với phần giới thiệu xúc tích này, nhà tuyển dụng có thể phác thảo rõ hơn về chân dung của bạn và đồng thời cũng giúp bạn thể hiện được năng lực vốn có của mình
4. Trình bày kinh nghiệm nghề nghiệp và trình độ học vấn
Trong đoạn đầu tiên của phần thân lá thư, bạn nên viết về những kinh nghiện chuyên môn và trình độ học vấn. Hãy chọn một vài ví dụ ấn tượng mà bạn nghĩ rằng có thể minh hoạ và làm nổi bật được trình độ chuyên môn của bạn. Hãy cố gắng đảm bảo rằng những ví dụ bạn đưa ra đều cụ thể và thể hiện được kĩ năng chuyên ngành của một nhà dịch tễ học. Khi viết về những ví dụ, bạn cũng có thể viết về những vị trí, chức trách và những thành tựu lớn mà bạn gặt hái được. Sử dụng các ví dụ cũng giúp cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị mà bạn có thể đóng góp cho sự phát triển công ty. Bạn cũng có thể đính kèm thêm thông tin về các giấy chứng nhận, giấy phép,.. mà bạn sỡ hữu.
Nếu được, hãy đối chiếu phần này với bản mô tả công việc. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển với vị trí nghiên cứu sinh, thì hãy cố gắng viết về những kinh nghiệm, trình độ học vấn và thành tựu đạt được để thể hiện được kĩ năng của một nghiên cứu sinh thực thụ.
5. Mô tả các kĩ năng cá nhân
Sau các phần kinh nghiệm và học vấn, bạn cần viết thêm một đoạn văn mô tả các kĩ năng của bạn. Ở phần này, hãy đề cập tới cả hai kĩ cần thiết là kĩ năng mềm và kĩ năng cứng. Kĩ năng cứng là năng lực mà bạn được rèn dũa từ giáo dục, công việc và đào tạo và thường là những kĩ năng có liên quan tới chuyên môn công việc. Trong khi đó kỹ năng mềm là đặc điểm và tính cách cá nhân mà bạn được phát triển theo thời gian như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý thời gian. Hãy ghi một vài từ khoá dựa trên bản mô tả công việc tuyển để thể hiện được bạn là một ứng cử viên sáng giá mà công ty đó muốn. Đây là một số kĩ năng của ngành dịch tễ học mà bạn có thể thêm vào như :
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng tổ chức
Kĩ năng lãnh đạo
Kĩ năng nghiên cứu
Kĩ năng phân tích
Kĩ năng thống kê
6. Viết kết thư một cách ngắn gọn
Bước cuối cùng là bạn chỉ cần viết một kết ngắn gọn cho thư xin việc của mình. Phần kết thư là một đoạn văn ngắn bày tỏ lời cám ơn tới nhà tuyển dụng vì họ đã dành thời gian và sự cân nhắc của họ với lá thư này. Hãy khẳng định được sự tâm huyết với vai trò, vị trí ứng tuyển và giải thích ngắn gọn lý do mà bạn xứng đáng được làm ở vị trí này. Bạn cũng có thể nói với họ rằng bạn mong nhận được phản hồi từ họ. Khép lại bức thư bằng một lời khen ngợi, chẳng hạn như “chân thành” hoặc “trân trọng”. Một kết thư vừa ngắn gọn, xúc tích sẽ ghi điểm mạnh trong mắt người tuyển dụng
7.. Đọc và chỉnh sửa lại thư xin việc của bạn
Sau khi viết xong thư xin việc, bạn có thể đọc và kiểm tra lại lần nữa. Kiểm tra toàn bộ các lỗi ngữ pháp, chính tả, hoặc dấu câu có thể có trong thư. Bạn cũng có thể kiểm tra độ liên kết câu và tính nhất quán nội dung thư. Nhận dạng các lỗi bất kì bằng cách đọc to lá thư nếu như bạn sơ ý lỡ bỏ qua các lỗi ấy. Ngoài ra, hãy đảm bảo các thông tin mà bạn cung cấp đều chính xác chẳng hạn như tên, ngày tháng hoặc chức danh công việc. Nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đọc thư xin việc của bạn và nhờ họ phản hồi mang tính xây dựng để hoàn chỉnh bức thư. Với một lá thư xin việc không có lỗi sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp và chứng tỏ bạn nghiêm túc về công việc này
Bạn cũng có thể điều chỉnh định dạng thư để làm cho nó trông hấp dẫn về mặt hình ảnh. Sử dụng loại phông chữ chuyên nghiệp, như Times New Roman, Helvetica hoặc Arial, với kích thước phông chữ từ 10 đến 12.
Mẫu thư xin việc dành cho vị trí trong ngành dịch tễ học
Đây là mẫu thư xin việc dành cho ngành dịch tễ học mà bạn có thể tham khảo khi tự viết thư riêng của mình:
[Họ và tên] [Số điện thoại]
[Địa chỉ email]
[Ngày tháng]
[Kính gửi] [Tên người quản lý tuyển dụng],
[Trong phần giới thiệu, hãy giới thiệu bản thân bằng cách nêu rõ bạn là ai, bạn đang ứng tuyển vị trí nào và tại sao bạn lại quan tâm đến công việc và công ty này. Chứng tỏ rằng bạn là một ứng viên sáng giá bằng việc tóm tắt trình độ học vấn, kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn.]
[Trong (các) đoạn thuộc phần thân thư, hãy nêu nổi bật các khía cạnh về trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn. Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể chứng tỏ được trình độ chuyên môn của bạn trong ngành nghề dịch tễ học. Ở phần này bạn có thể nói thêm về trình độ học vấn liên quan tới ngành dịch tễ học hoặc một vài lĩnh vực nghiên cứu tương tự. Bạn cũng có thể trình bày thêm về kinh nghiệm nghề “dịch tễ học”. Nếu bạn có các chứng chỉ khác như các chứng nhận, giấy phép hay giải thưởng mà bạn đạt được thì bạn cũng có thể thêm vào phần này]
[Tiếp theo, bạn có thể mô tả các kỹ năng mà bạn có. Hãy liệt kê các kỹ năng bao gồm kỹ năng cứng và mềm, đồng thời giải thích tại sao những kỹ năng đó chứng tỏ được bạn là ứng cứ viên phù hợp với tiêu chí. Nếu có thể, hãy thử thêm một vài từ khóa vào phần này. Đảm bảo rằng bất kỳ kỹ năng nào bạn trình bày ở trong phần này đều liên quan đến ngành dịch tễ học và phù hợp với những yêu cầu của bản mô tả công việc.]
[Kết thư là phần cuối cùng mà bạn thực hiện. Ở phần này, bạn hãy viết kết thư theo cách ngắn gọn và lịch sự nhất. Bạn hãy cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã dành thời gian và xem xét hồ sơ ứng tuyển của bạn cho vị trí này. Bạn cũng có thể cam kết lại tâm huyết của bản thân cho cơ hội việc làm này. Nếu muốn, bạn cũng có thể bày tỏ sự trông đợi phản hồi của họ]
[Trân trọng,]
[Họ và tên của bạn]
Ví dụ về thư xin việc ngành dịch tễ học
Bạn có thể tham khảo ví dụ về thư xin việc ngành dịch tễ học để tự viết lá thư của chính bạn
Taylor Jones (555) 555-5555
Taylor.Jones@email.com
Ngày 3 tháng 9 năm 2021
Kính gửi ông Stanford thân mến,
Tôi muốn bày tỏ sự quan tâm của mình đối với vị trí nhà nghiên cứu khoa học ở bộ phận chuyên ngành dịch tễ học tại phòng thí nghiệm East Mesa. Tôi tin rằng tấm bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng của tôi cùng với kinh nghiệm làm trợ lý nghiên cứu sẽ giúp tôi trở thành một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn cho vị trí này. Tôi hy vọng bản thân sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình về phương pháp thống kê và tin học y tế để học tập và nghiên cứu kiểm soát dịch bệnh cho Phòng thí nghiệm East Mesa.
Tôi đam mê ngành sức khỏe cộng đồng và đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu nguyên nhân, sự lây lan và kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù tôi luôn quan tâm về khoa học và nghiên cứu, nhưng niềm tâm huyết của tôi bắt nguồn từ quá trình tôi đạt được bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng. Trong thời gian đi học, tôi đã tham gia các khóa học về chính sách y tế, thống kê sinh học và dịch tễ học trong cộng đồng y tế và toàn cầu. Trong năm cuối đại học, tôi được đảm đương trách nhiên với vai trò trợ lý nghiên cứu cho bộ phận khoa học và y tế của trường đại học nơi tôi đang học bấy giờ. Làm việc dưới vai trò là trợ lý nghiên cứu, tôi đã kiểm tra và theo dõi các bệnh như cúm và một số bệnh khác. Tôi cũng phân tích dữ liệu từ các bài kiểm tra đó để viết các báo cáo chi tiết, một trong số đó đã được xuất bản trên tạp chí học thuật của ngành mà tôi theo học.
Ngoài ra, tôi có kĩ năng phân tích và trình bày tốt. Tôi cũng thành thạo trong việc thu thập và tổ chức dữ liệu. Tôi đã đạt được và phát triển những kỹ năng này trong quá trình học ở trường cao học, và tôi đã thực hành những kỹ năng này khi làm việc với tư cách là trợ lý nghiên cứu. Nếu bạn chọn tôi cho vị trí này, tôi hy vọng sẽ ứng dụng bộ kỹ năng hiện tại của mình đồng thời học các kỹ năng mới và có giá trị mà tôi có thể sử dụng để tiến bộ trong lĩnh vực này.
Tôi là một người tận tâm và đam mê nghề nghiệp, và tôi tin rằng tôi rất phù hợp với vai trò này. Vui lòng liên hệ với tôi nếu bạn muốn đặt lịch phỏng vấn. Tôi mong nhận được phản hồi từ bạn và nhóm của bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian và sự quan tâm của bạn.
Trân trọng,
Taylor Jones.
————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9006
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21