Bạn chắc hẳn đã biết những điều cơ bản của quá trình phỏng vấn – hãy ăn mặc phù hợp, tránh sáo rỗng và đừng chỉ tường thuật lại sơ yếu lý lịch bản thân. Chính vì sự am hiểu này, chắc hẳn bạn đã biết tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào.
Khi mà gặp gỡ từ xa đã gây ra đủ khó khăn để tạo những ấn tượng ban đầu, việc đáp lại câu hỏi cuối cùng của nhà tuyển dụng “Vậy, bạn còn câu hỏi nào cho tôi không?” bằng một cái nhìn trống rỗng hay nói khác là “Tôi nghĩ rằng tôi đã có tất cả những gì tôi cần!” có thể sẽ khiến bạn thất bại.
❓Tại sao cần đặt câu hỏi?
Theo nhà tư vấn cấp cao của Change Recruitment Group- Kasia Makie, việc đặt những câu hỏi thông minh vào cuối buổi phỏng vấn sẽ để lại ấn tượng cuối cùng trước khi bạn bước ra khỏi phòng hay trước khi bạn kết thúc cuộc điện thoại.
Hiển nhiên, bạn không muốn bỏ qua cơ hội đó bằng cách hỏi điều gì đó lạc đề hay điều mà đã được lên kịch bản rõ ràng. Nhà tuyển dụng biết sự quan tâm của bạn là thực sự và sẽ cảm thấy khó chịu với một ứng viên lãng phí khoảng thời gian đó của họ một cách không cần thiết.
Đồng thời, khi bạn không dành ra câu hỏi nào để tiếp tục cuộc trao đổi có thể dễ dàng được hiểu là bạn không quan tâm đến công ty, hoặc bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng.
Điểm then chốt là đặt những câu hỏi phù hợp xung quanh công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy để ý những nội dung mà họ ưu tiên trong suốt quá trình phỏng vấn, có thể là những khó khăn bất kì mà người tiền nhiệm của bạn đã gặp phải hay hỏi về các cơ hội phát triển nghề nghiệp đều là những cách tiếp cận tốt để bắt đầu 1 cuộc thảo luận cuối buổi phỏng vấn.
❓Nên ưu tiên đặt câu hỏi nào?
Cuối buổi phỏng vấn, hãy hỏi nhà tuyển dụng của bạn xem họ có thể miêu tả ai đó đã thành công tại công ty của họ, và điều gì đã góp phần cho sự thành công của họ. Tại một công ty lớn hay đối với một công việc mang tính cụ thể, bạn nên thu hẹp vai trò mà bạn đang phỏng vấn một cách chặt chẽ hơn.
Một cách hỏi cho vấn đề này: “Nghĩ lại những người bạn đã cùng làm việc trước đây trong vai trò này, bạn có thể nói về điều khiến một người không chỉ giỏi mà còn thật sự tuyệt vời không?
❓Mục đích của câu hỏi này?
Câu hỏi này có thể được trả lời theo nhiều cách. Một buổi phỏng vấn xin việc là một tình huống có tính “thuận nghịch”.Nếu như bạn chỉ cố gắng giới thiệu bản thân với tư cách là một nhân viên mà không dành thời gian để tìm hiểu xem liệu bạn có thể thực sự làm tốt công việc của mình ở đó hay không, thì bạn đang bỏ lỡ một cơ hội quý giá.
Cách họ kể cho bạn nghe về một nhân viên được coi là thành công có thể cho bạn biết tất cả những thứ bạn cần biết về văn hóa doanh nghiệp cũng như bạn có thể mong đợi những gì về cái gọi là cân bằng giữa “công việc- cuộc sống” của mình. Nếu như bạn không thực sự có động lực thì không nên đặt câu hỏi: “Tôi có thể làm việc vào cuối tuần không?”. Mặt khác, khi bạn được kể về một nhân viên thành công luôn làm việc thâu đêm, hoặc là người luôn đến sớm và rời đi cuối cùng, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần làm việc trong nhiều giờ thậm chí là những lúc bất thường để được coi là thành công ở đó.
Tương tự như vậy, nếu bạn băn khoăn liệu công ty đang tìm kiếm một người sáng tạo hay người có thể tuân theo các chỉ dẫn có sẵn. Bạn có thể (và nên làm!) hỏi về cơ hội làm lãnh đạo và cơ hội phát triển- đây là điều mọi người chần chừ hỏi trong buổi họp đầu tiên.
Trường Harvard Kennedy nhận thấy đặc biệt là phụ nữ phải điều chỉnh “sự phản bác dữ dội” khi bị coi là quá tự đề cao trong mỗi cuộc phỏng vấn hay đàm phán, từ đó nên hỏi về cơ hội lãnh đạo. Câu hỏi chất lượng là một giải pháp đơn giản để tìm hiểu xem ứng viên lý tưởng mà công ty đang tìm kiếm liệu là người có thể đem lại những ý tưởng mới hay là mảnh ghép cuối cùng cho tập thể.
❓Định hình sự thành công
Việc định hình mang bản chất cá nhân. Việc này thể hiện một người luôn xuất hiện đúng lúc và không cần tới lời nhắc nhở, hay cách khác là một người có khả năng tìm ra một hệ thống, một bản kế hoặc hay ý tưởng mới- cái mà tăng năng suất mọi người lên gấp ba.
Một người được coi là thành công có thể là người có nhiều mối quan hệ lý tưởng đem đến công việc kinh doanh mới hoặc là người đã ở đó rất lâu và hiểu rõ các mối quan hệ. Bạn sẽ khó nhìn thấy giá trị gì có ích ở công ty này cho đến khi bạn hỏi cách họ định nghĩa sự thành công.
❓Dù bạn làm gì, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng
Hãy nhớ rằng, nếu như bạn đang căng thẳng cho buổi phỏng vấn công việc sắp tới, điều cần thiết nhất bạn có thể làm là dành ra thêm thời gian để luyện tập. Theo người đóng góp và tác giả quản lý CNBC, Suzy Welch, câu hỏi đầu tiên mà cô dành cho các ứng viên không phải là về những kinh nghiệm sẵn có của họ, thay vào đó là: “Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này?”.
Vậy nên hãy sắp xếp thời gian để tìm hiểu về lịch sử công ty, mô tả công việc cũng như khách hàng và các mối quan hệ của họ. Và quan trọng hơn, hãy nghĩ về câu hỏi mà bạn định hỏi cuối buổi phỏng vấn. Đừng bỏ lỡ cơ hội để lại ấn tượng sâu sắc này.
Việc hỏi về một nhân viên thành công trong công ty hoặc tại vai trò bạn đang hướng tới đều thể hiện bạn coi trọng vị trí này và sự sẵn sàng của bạn để phấn đấu, không chỉ tốt, mà để hoàn hảo. Thậm chí quan trọng hơn khi điều này giúp bạn biết mình có thật sự phù hợp hay không. Bởi lẽ, bạn xứng đáng làm việc tại vị trí phù hợp với tầm nhìn thành công của bản thân. Thực tế cách duy nhất là đặt câu hỏi để biết liệu rằng cách bạn định nghĩa về thành công có giống họ không.
————————————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: theladder.com
- Người dịch: Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Thu Phương- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10675
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 33