Review

Góc Review Siêu Thú Vị Và Chi Tiết Khóa Học Từ Linkedln Về Tư Duy Phản Biện

🔥Ooops, I did it againnnn An Tran has just finished the course Critical Thinking for Better Judgment and Decision-Making by Becki Saltzman!!!

[KHÓA HỌC TỪ LINKEDIN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN]

Heheheh mình quay trở lại nữa rồi đây nè, lần này là khóa học về một chủ đề vô cùng thú vị mà mình tin chắc bất cứ bạn nào cũng nên check xem thử đó nha Chắc hẳn các bạn đều biết tư duy phản biện (Critical Thinking) là gì và lợi ích khi chúng ta sở hữu kỹ năng này rồi đúng hông nè?

❓Theo từ điển Oxford Languages, Tư duy phản biện là “sự phân tích và đánh giá khách quan về một vấn đề để đưa ra phán đoán.” Định nghĩa nghe có vẻ tương đối đơn giản, nhưng trong thực tế, phần lớn chúng ta thường đưa ra các phán đoán mà thiếu đi sự phân tích hay đánh giá khách quan quan trọng đó và dẫn đến những quyết định sai lầm. Trước khi đến với phần được của bản thân từ khóa học thì mình sẽ tổng quát về nó nhé ^^

Critical Thinking là gì và cấu trúc cụm từ Critical Thinking trong câu Tiếng Anh

👇Bạn sẽ học được gì từ khóa học:

  • Cách sử dụng tư duy phản biện thực tế
  • Nhận biết về nhận thức thiên vị
  • Đưa ra so sánh giữa tư duy phản biện và tư duy chiến lược
  • Cách vượt qua cảm giác mất mát

12 Best Critical Thinking Courses & Training - [2021 Edition]

🔹Thông tin khóa học:

  • Hướng dẫn bởi: Becki Saltzman
  • Ngôn ngữ: tiếng Anh
  • Hình thức: trực tuyến
  • Học phí: miễn phí (Có giấy chứng nhận)
  • Nền tảng: LinkedIn

Cách sử dụng Linkedin kết bạn,đăng bài tìm việc hiệu quả, dễ dàng nhất

🌟Khóa học này mang lại cho mình những gì?

Thật sự rất nhiều điều thú vị luôn á mọi người, sau khi hoàn thành khóa học mình mới nhận ra rằng bản thân đã từng mắc rất nhiều lỗi trong quá trình phán đoán và đưa ra quyết định. Nhờ có khóa học mà mình có thể nhận biết và chủ động tránh 5 tác nhân giết chết tư duy phản biện (Avoiding five critical-thinking killers):

  • Phụ thuộc quá mức vào quyền lực (Over reliance on authority): Chúng ta thấy điều này trong các tổ chức phân cấp, nơi mà “boss” là nguồn gốc của mọi niềm tin và kiến ​​thức hay tư tưởng “Cấp trên luôn đúng”. Tư duy phản biện đòi hỏi phải đặt câu hỏi bất kể đối tượng là ai hay vấn đề là gì và nó coi trọng bằng chứng hơn thẩm quyền.
  • Tư duy trắng – đen (Black-and-white thinking): Xu hướng đặt mọi thứ vào một trong hai danh mục tuyệt đối. Tách bạch và phân loại đúng-sai hoàn toàn không tốt cho tư duy phản biện bởi bất kì một vấn đề nào cũng đều cũng có thể có 2 mặt nếu ta nhìn chúng từ các góc nhìn khác nhau.
  • Phán xét đạo đức vội vàng (Hasty moral judgments): Đánh giá nhanh về ai đó hoặc điều gì đó tốt hay xấu. Bạn đã từng nghe những câu đại loại như, “Mới gặp và nhìn bề ngoài thôi cũng đủ biết cô ta không tử tế gì rồi” chưa? Đây là một loại phán xét cần được loại bỏ ngay nếu bạn muốn củng cố và trau dồi tư duy phản biện của chính mình. Thay vào đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kì phán xét nào – “Đừng vội đánh giá quyển sách chỉ qua trang bìa của nó.”
  • Nhãn mác (Labels). Một ví dụ từ khóa học này, sếp của Nathan từ chối nghiên cứu rằng làm việc tại nhà (WFH) sẽ giúp giảm bớt sự tiêu hao, nhưng thay vì xem xét các lập luận cùng bằng chứng thì ông ta lại bác bỏ và cho rằng “Nathan nghĩ rằng WFH đem lại nhiều lợi ích chỉ bởi vì anh ta thuộc thế hệ Millennials”.
  • Chống lại sự thay đổi (Resistance to change): Phản ứng ngay lập tức và tiêu cực với những ý tưởng, niềm tin và thái độ thách thức chính chúng ta. Điều bạn cần làm đó là đặt phản ứng tức thì và phản ứng cảm xúc sang một bên, thay vào đó hãy cung cấp những bằng chứng rõ ràng, có liên quan.

✔ Bên cạnh đó mình cũng được biết thêm về thiên vị nhận thức (Cognitive biases) và cách cải thiện chất lượng của quyết định bằng phương pháp REF (Regularity – Exposure – Feedback). Mỗi khi bạn cần phải đưa ra quyết định, hãy sử dụng phương pháp REF trực giác của bạn. Đánh giá xem liệu nó có liên quan đến một tình huống thường xuyên (Regularity) mà bạn đã tiếp xúc (Exposure) nhiều hay không, điều đó đã cung cấp phản hồi (Feedback) nhanh chóng để cho biết trực giác trước đây của bạn là đúng hay sai. Nếu vậy, hãy tin vào trực giác của bạn. Nếu không, đừng.

✔ Một khái niệm khác khiến mình khá bất ngờ và ấn tượng đó là tư duy phản thực tế (Counterfactual thinking). Tư duy phản thực tế là phát hiện ra một cách có hệ thống các giải pháp thay thế có thể cho kết quả từ các sự kiện trong quá khứ. “Nếu tôi không ngủ quên thì đã có thể tiếp thu bài giảng tốt hơn rồi” là một ví dụ của “Upward counterfactuals” – đưa ra những kết quả thay thế tốt hơn hay “Nếu anh ấy không nỗ lực học tập hết mình, anh ấy đã không thể trở thành thực tập sinh của một công ty danh tiếng như vậy” , ví dụ của Downward counterfactuals – đưa ra những kết quả thay thế tồi tệ hơn những gì thực sự đã xảy ra.

Không có mô tả.

✨ Sau khi tham gia khóa học mình đã tiếp thu thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích và chắn chắn rằng mình sẽ áp dụng chúng để trau dồi khả năng tư duy phản biện để ngày một phát triển bản thân hơn nữa. Mình xin cảm ơn iVolunteer VN đã chia sẻ những khóa học thật bổ ích và hay ho, không chỉ giúp mình mà còn các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội trau dồi, trang bị thêm những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong cả công việc và cuộc sống.

😉Link đăng ký: https://ivolunteervietnam.com?p=46294

________________

Cảm ơn các Đại sứ – iVolunteer Ambassador đã học tập chăm chỉ, tích cực và lựa chọn đồng hành cùng iVolunteer Vietnam trên con đường phát triển và khai phá bản thân!

________________

💎Cơ hội rinh chứng chỉ quốc tế khi tham gia chương trình Đại sứ truyền thông – iVolunteer Ambassador

👉 Tham gia với chúng mình ngay tại: https://bit.ly/DaisuTruyenthong_iVolunteerVietnam

 

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5788

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 15

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ