Kỹ Năng

Học Cách Sử Dụng Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

💡 Có nhiều nhiệm vụ ra quyết định và giải quyết vấn đề đòi hỏi kỹ năng tư duy phản biện, khả năng phân tích thông tin để ra kết luận hợp lý.

Hiện nay kỹ năng tư duy phản biện khá phổ biến trong yêu cầu công việc, vậy chính xác thì nó nghĩa là gì?

📌 Thế nào là Tư duy phản biện ( Critical Thinking )?

Tư duy phản biện là khả năng kiểm tra thông tin và đưa ra phán đoán một cách hợp lý dựa trên khả năng phân tích của bạn. Người có tư duy phản biện không chấp nhận những vấn đề chỉ có giá trị bề mặt và nhận biết được thành kiến nhận thức của chính họ, điều này giúp họ tiếp nhận được vấn đề một cách khách quan. Kỹ năng tư duy bậc cao như tư duy phản biện có thể giúp bạn học hỏi theo cách chủ động thay vì tiếp nhận thông tin thụ động.

📌 Tại sao tư duy phản biện lại quan trọng?

Lợi ích lớn nhất của tư duy phản biện là nó chỉ đơn giản giúp bạn ra những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng tư duy phản biện mạnh mẽ thì đặc biệt quan trọng ở cả môi trường giáo dục trung học và đại học; kỹ năng đọc và tư duy phản biện cho phép học sinh trung học hay đại học tham gia vào việc học tập ở cấp độ cao nhất.

Tư duy phản biện cũng là kỹ năng quan trọng trong công việc. Người sử dụng lao động đánh giá cao những người lao động giải quyết vấn đề một cách hợp lý và có cái nhìn đa chiều để đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Nếu bạn đang tham gia một cuộc phỏng vấn và có thể chứng minh cho người tuyển dụng thấy khả năng suy nghĩ sâu sắc thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.

🔎 7 Ví Dụ Của Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

Có rất nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến việc suy nghĩ phản biện. Để trở thành một người suy nghĩ phản biện tốt hơn, hãy làm quen với những khái niệm chính này.

  1. Tính cởi mở: Các nhà tư duy phản biện cần phải nỗ lực để không thiên vị và cố gắng mở lòng đón nhận nhiều quan điểm. Sự cởi mở đối với thông tin đầy thách thức là nền tảng của tư duy phản biện.
  2. Phân tích: Phân tích thông tin để xác định độ tin cậy của nó và hiểu rõ nó để đưa ra các kết luận tiếp theo. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của tư duy phản biện.
  3. Diễn giải: Dành thời gian để diễn giải các phân tích, tổng hợp và giải mã ý nghĩa của thông tin liên quan.
  4. Giải quyết vấn đề: Khi bạn phân tích và diễn giải một vấn đề, bạn có thể đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khả thi.
  5. Ra quyết định: Bằng cách đưa ra quyết định dứt khoát, bạn có thể đi đến kết luận dựa trên những dữ liệu mà bạn đã diễn giải.
  6. Giao tiếp hiệu quả: Bạn cần có khả năng giải thích một cách thuyết phục các kết luận của mình ( và quá trình suy nghĩ về chúng ) cho người khác.
  7. Cải thiện bản thân: Những người có tư duy phản biện giỏi thường phát triển thói quen tích cực cho tâm trí bằng cách phản ánh quá trình tư duy phản biện của chính họ và tìm cách cải thiện chúng.

🔎 7 Bước Cải Thiện Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện:

Để phát triển kỹ năng tư duy phản biện cần thời gian, nhưng vẫn có những cách thức cụ thể để đẩy nhanh tiến trình. Để bắt đầu, hãy làm theo các bước sau:

  • Xác định vấn đề: Cho dù đó là vấn đề cần giải quyết hay câu hỏi đang cần được trả lời, bắt đầu quá trình tư duy phản biện bằng cách xác định vấn đề trong tầm tay.
  • Thu thập thông tin: Tích lũy càng nhiều nghiên cứu và dữ liệu về vấn đề này càng tốt. Đảm bảo tìm ra những nguồn thử thách niềm tin của chính bạn.
  • Kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng: Kiểm tra xem các nguồn thông tin của bạn có đáng tin cậy hay không, xác định khuynh hướng của chúng và đảm bảo rằng bất kỳ ý kiến nào cũng đã được kiểm duyệt chặt chẽ.
  • Quyết định những gì có liên quan: Tìm ra những tranh luận thật sự liên quan đến vấn đề của bạn và đánh dấu lại phần thông tin mang lại hậu quả nhất.
  • Tự đánh giá bản thân: Hãy hỏi bản thân bạn rằng: “ Liệu tôi có đang thiên vị khi tìm kiếm thông tin không? “
  • Kết luận: Quyết định một hay nhiều kết luận khả thi. Đánh giá tính hợp lý của các kết luận và đánh dấu lại bất kỳ sai sót nào.
  • Giải thích kết luận: Trình bày rõ ràng kết luận của bạn cho những bên liên quan.

Nguồn:

  • Bài viết được tham khảo từ bài viết gốc: https://bit.ly/3ALfGgo
  • Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – CTV ban Nội dung
  • Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

_______________________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng hữu ích. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích nhé.

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/3962

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ