• [SOFT SKILLS]

    [SOFT SKILLS]

    Làm sao để có được các kỹ năng hỗ trợ cho bản thân mình trong công việc sau khi tốt nghiệp?

    Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm đến, có được các kỹ năng để đưa vào CV của bạn sẽ là một lợi thế khi đi tuyển dụng, bạn không chỉ nhận được sự ưu tiên từ nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn nâng cao được khả năng làm việc của mình, nâng cao được giá trị của bản thân. Sau đây sẽ là 10 cách giúp bạn:

    1/Nhạy bén trong kinh

    Nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng sẽ là một ưu điểm để cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc này như thế, bạn có chiến lược gì giúp tổ chức phát triển hơn. Sự tìm hiểu, nhận thức thương mại là yếu tố cần thiết đầu tiên bạn cần học tập.

    2/Khả năng giao tiếp

    Muốn cho tổ chức biết được việc bạn hướng tới trong công việc và điều bạn mong muốn sau khi thực hiện dự án là gì thì khả năng giao tiếp của bạn phải đủ để thuyết phục họ. Bạn không cần quá giỏi ăn nói, chỉ cần tự tin, có sự chuẩn bị chỉn chu và hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất có thể.

    3/Làm việc nhóm

    Trong một đội, nhóm có rất nhiều người, bạn phải chứng minh được thực lực của mình đến đâu. Không những là các kỹ năng lãnh đạo, quản lý mà bạn cần xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, giao tiếp kết bạn với các thành viên trong nhóm một cách tích cực để đạt được hiệu quả cao trong công việc của nhóm.

    4/Đàm phán và thuyết phục

    Kỹ năng đàm phán, thuyết phục (negotiation and persuasion skills) là kỹ năng cho phép từ 2 hoặc nhiều bên tham gia trao đổi tích cực, đưa ra các ý kiến và đi đến thống nhất để đạt được các thỏa thuận. Phát triển kỹ năng giao tiếp liên quan đến việc bạn có chủ ý nhận thức được cách bạn tương tác với người khác. Tìm kiếm cơ hội để khơi dậy các cuộc trò chuyện hoặc tham gia vào một cuộc thảo luận.

    Nỗ lực đóng góp vào các quyết định của nhóm và tham gia vào các cuộc họp tại nơi làm việc. Bất kỳ cơ hội nào bạn có để trở thành một người giao tiếp hiệu quả hơn cũng sẽ trang bị cho bạn để trở thành một người đàm phán có kỹ năng nổi bật hơn.

    5/Giải quyết vấn đề: 6 kỹ năng giải quyết vấn đề cần có

    Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe: Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả cao trong công việc.

    Kỹ năng nghiên cứu: Sau khi vấn đề được xác định, bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng những sự việc liên quan để có cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

    Kỹ năng phân tích: giúp bạn xác định nhanh chóng nguyên nhân của vấn đề. Nhờ có kỹ năng phân tích mà bạn có thể quản lý, lên ý tưởng để thực hiện những dự án hoặc xử lý các vấn đề một cách hiệu quả nhất.

    Kỹ năng ra quyết định:Khi giải quyết vấn đề, bạn và những người đồng hành của mình sẽ đưa ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Dù vậy, chỉ có một phương án tốt nhất được lựa chọn. Vậy nên, người lãnh đạo nên có kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách sáng suốt nhất.

    Kỹ năng quản lý rủi ro: Mọi vấn đề phát sinh đều mang lại một số rủi ro. Bạn cần xác định được những tình huống có thể xảy ra và xây dựng kế hoạch dự phòng cho trường hợp xấu nhất.

    Kỹ năng sáng tạo: giúp bạn nảy ra những ý tưởng độc đáo, bất ngờ mà không phải ai cũng có thể nghĩ ra. Điều này sẽ chứng tỏ được năng lực làm việc cũng như giá trị mà bạn có thể đem lại cho công ty.

    6/Lãnh đạo

    Kỹ năng lãnh đạo có thể là nền tảng của sự thăng tiến nghề nghiệp cho cả người quản lý và các cá nhân. Nhà tuyển dụng thuộc mọi quy mô doanh nghiệp đều coi trọng ứng viên với khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không ngừng tìm kiếm, "săn lùng" nhân tài hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,… Hơn nữa bạn cũng có thể tìm hiểu về bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo, giúp mình thành công và có sự nghiệp phát triển, vững chắc nhất.

    7/Tổ chức

    Bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng khi tự xây dựng được một timeline hiệu quả. Điều này thể hiện rằng bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên, làm việc hiệu quả, năng suất và quản lý tốt thời gian của mình.

    8/Kiên trì và động lực

    "Khi bạn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do bạn bắt đầu"

    Học cách kiên trì có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục cố gắng nhiều lần. Với mọi sự nỗ lực, bạn sẽ tiến gần hơn đến thành công. Nó sẽ thúc đẩy bạn nỗ lực nhiều hơn để tiến gần hơn đến mục tiêu của mình khi bạn thấy rằng có sự khác biệt thực tế giữa vị trí hiện tại và nỗ lực trước đây của bạn. Động lực bản thân là một khía cạnh quan trọng để thành công.

    Nỗ lực cố gắng để đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra, trên thực tế thì chỉ có sự kiên trì quyết tâm theo đuổi thì mới có thể hướng đến những kết quả tốt nhất.

    9/Khả năng làm việc dưới áp lực

    Vượt qua được giai đoạn này thì chứng tỏ bạn đang dần trở nên mạnh mẽ hơn và sắp đi được đến thành công.

    10/Tự tin

    Việc bạn cần nhất là phải cân bằng được cảm xúc của mình để giữ cho mình được một tinh thần thoải mái, từ đó mà bạn có thể tự tin, tin tưởng vào bản thân mình hơn.