Kỹ Năng

Kỹ Năng Của Một Trợ Lý Trong Ngành Vật Lý Trị Liệu Và Cách Làm Nổi Bật Chúng

Những trợ lý trong ngành vật lý trị liệu phải làm việc với các bệnh nhân để giúp họ giảm bớt sự đau đớn và giúp họ lấy lại khả năng vận động. Làm việc với tư cách là một trợ lý vật lý trị liệu yêu cầu bạn phải có một số kỹ năng như lòng trắc ẩn, giao tiếp và khả năng có thể đứng trong nhiều giờ đồng hồ. Sở hữu và biết cách làm nổi bật những kỹ năng đó sẽ cải thiện cơ hội bạn được tuyển dụng và là cột mốc đáng giá trong sự nghiệp của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những kỹ năng quan trọng cần có của một trợ lý trong ngành vật lý trị liệu và cách để làm nổi bật chúng.

Kỹ năng của một trợ lý trong lĩnh vực vật lý trị liệu là gì?

Kỹ năng của một trợ lý trong lĩnh vực vật lý trị liệu là những kỹ năng và khả năng mà bạn cần để thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp với tư cách là một trợ lý vật lý trị liệu. Ví dụ: bạn có thể cần phải giải thích cho bệnh nhân cách để sử dụng các thiết bị được dùng trong điều trị. Bạn có thể thể hiện vai trò này hiệu quả nếu bạn có có những kỹ năng giao tiếp tốt. Tương tự, trong khi thực hiện vật lý trị liệu, bệnh nhân thường sẽ phải đứng và cúi người trong nhiều giờ liền.vì vậy phải đòi hỏi bạn có nhiều thể lực để có thể làm việc với bệnh nhân trong nhiều giờ liền mà không cảm thấy mệt.

Ví dụ về các kỹ năng của người trợ lý vật lý trị liệu

Sau đây là một số ví dụ về các kỹ năng của trợ lý vật lý trị liệu:

Sức chịu đựng về thể chất

Công việc của một trợ lý trị liệu vật lý đòi hỏi bạn phải đứng vững. Bạn tham gia vào các hoạt động thể chất hầu hết thời gian khi làm việc với bệnh nhân và áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu như xoa bóp, kéo giãn và di chuyển bệnh nhân. Bạn có thể phải thường xuyên cúi người, quỳ gối và đi lại trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Đôi khi, bạn có thể phải thực hiện các công việc khác như sắp đặt thiết bị, dọn dẹp khu vực làm việc và làm công việc văn thư. Sức chịu đựng thể chất rất quan trọng đối với các trợ lý vật lý trị liệu. Bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong lĩnh vực này nếu như bạn thích làm công việc liên quan đến thể chất.

 Thủ công khéo léo

Khéo léo là khả năng sử dụng đôi tay một cách thuần thục và dễ dàng. Cho dù bạn đang thiết lập một số thiết bị y tế hoặc chuẩn bị khu vực điều trị, bạn cần phải thoải mái khi làm việc với đôi tay của mình. Tương tự, sự khéo léo của đôi tay sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn hỗ trợ bằng tay cho các chi của bệnh nhân trong quá trình tập luyện. Một số công việc như thực hiện xoa bóp trị liệu và dùng lực kéo để giảm đau cổ là một số ví dụ khác mà bạn cần phải sử dụng đôi tay của mình thật cách khéo léo.

Kỹ năng sơ cứu

Các trợ lý vật lý trị liệu thường phải làm sạch vết thương, băng bó, thực hiện sờ nắn mô và tiến hành kiểm tra bệnh nhân bằng tay. Tất cả những công việc đó đều đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng sơ cứu cơ bản. Những kỹ năng này cũng có thể hữu ích trong việc thực hiện vật lý trị liệu thường xuyên cho bệnh nhân. Ví dụ, nếu bạn biết bệnh nhân bị chấn thương cổ nên ngủ ở tư thế nào, nó có thể giúp bạn định vị chính xác vị trí bệnh nhân trên giường.

Khả năng sử dụng các thiết bị vật lý trị liệu

Trợ lý vật lý trị liệu sử dụng một số thiết bị trong quá trình làm việc của họ, chẳng hạn như máy trị liệu can thiệp (IFT), máy kích thích cơ siêu âm, súng xoa bóp tốc độ và thiết bị kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS). Bạn cũng cần phải dạy bệnh nhân sử dụng các thiết bị trợ giúp thông thường như xe lăn, khung tập đi, nẹp và chân tay giả. Do đó, điều cần thiết là phải làm quen với việc sử dụng các thiết bị như vậy.

Lòng trắc ẩn

Các trợ lý vật lý trị liệu làm việc với những người bị tổn thương, những người thường gặp khó khăn về thể chất và cảm xúc. Công việc của bạn đòi hỏi bạn phải thông cảm với bệnh nhân và thấu hiểu cảm giác của họ. Cùng với vật lý trị liệu, người bệnh cũng cần có động lực và sự an ủi. Đôi khi, bạn có thể cần phải vượt qua sự phản kháng của bệnh nhân bằng tình cảm và sự quan tâm. Bạn cũng có thể phải khoan dung với sự thiếu tiến bộ của bệnh nhân và giữ bình tĩnh với những người bị trầm cảm.

Soạn tài liệu

Các trợ lý vật lý trị liệu làm việc dưới sự giám sát của các nhà vật lý trị liệu. Bạn có thể cần phải ghi lại thông tin của bệnh nhân, ghi lại tiến trình của họ và báo cáo kết quả điều trị cho nhà vật lý trị liệu. Trong một số tổ chức, bạn cũng có thể chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo xuất viện. Có những kỹ năng sửa soạn tài liệu tốt sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ chính xác và giảm thiểu rủi ro thông tin sai lệch.

 Vệ sinh sạch sẽ

Là một trợ lý vật lý trị liệu, bạn có trách nhiệm duy trì một môi trường sạch sẽ và vệ sinh cho bệnh nhân của bạn. Bạn có thể phải tuân theo các chính sách và thủ tục quy định về vệ sinh và kiểm soát nhiễm trùng. Ví dụ về các kỹ năng vệ sinh bao gồm đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay, đeo găng tay và vứt bỏ ống tiêm an toàn.

Cách cải thiện kỹ năng trợ lý vật lý trị liệu

Dưới đây là một số ý tưởng để cải thiện kỹ năng của trợ lý trị liệu vật lý:

1. Đăng ký đào tạo kỹ thuật

Đào tạo kỹ thuật có thể giúp bạn học các kỹ năng liên quan đến các quy trình và thiết bị vật lý trị liệu. Bạn có thể được đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn như lập kế hoạch điều trị, chăm sóc bệnh nhân, phục hồi chức năng và hồi sức tim phổi (CPR). Tương tự, có thể hữu ích khi học cách vận hành các thiết bị độc quyền tiên tiến để thực hiện vật lý trị liệu, chẳng hạn như thiết bị đa cổ tử cung và máy tập kháng âm.

2. Nhận thức được sự phát triển của công nghệ

Không ngừng cập nhật kiến ​​thức về các công nghệ mới hiện có trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Đọc các tạp chí công nghệ và y tế, thực hiện nghiên cứu trực tuyến và tham gia các tổ chức chuyên nghiệp dành cho các nhà vật lý trị liệu. Bằng cách này, bạn có thể phát triển các kỹ năng nâng cao, chẳng hạn như sử dụng các thiết bị đeo có thể đáp ứng và phòng ngừa, dữ liệu thông minh và công nghệ ảo.

3. Tham gia các hoạt động của đội

Tham gia vào các hoạt động nhóm và sự kiện trong tổ chức của bạn. Ngay cả những sự kiện nhỏ đơn giản như tiệc sinh nhật, cùng nhau ăn trưa và lễ kỷ niệm Giáng sinh cũng có thể giúp bạn phát triển mối quan hệ gắn bó với nhóm của mình. Mỗi tương tác với đồng nghiệp và người quản lý của bạn sẽ là cơ hội để phát triển những kỹ năng giao tiếp và sự tương giữa các cá nhân với nhau. Tương tự, việc tham dự các hội thảo mà công ty bạn tổ chức có thể giúp bạn không bị tụt lại và khiến bạn tự tin hơn.

4. Thực hành

Nhận thức rõ hành vi của bạn và đáp ứng nhu cầu của người khác. Cố gắng bình tĩnh ngay cả trong những tình huống khó khăn và trau dồi thói quen giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Quan sát hành vi và ngôn ngữ cơ thể của những người truyền cảm hứng cho bạn và cố gắng đưa họ vào tính cách của bạn. Hầu hết các kỹ năng mềm đều phát triển từ sự tự nhận thức và rèn luyện trong một thời gian dài.

Kỹ năng của một trợ lý vật lý trị liệu tại nơi làm việc

Làm việc như một trợ lý trị cũng đòi hỏi một số kỹ năng mềm nhất định để thành công ở nơi làm việc. Dưới đây là một số kỹ năng tại nơi làm việc mong muốn nhất đối với trợ lý trị liệu vật lý:

Các kỹ năng đa nhiệm

Các trợ lý vật lý trị liệu thường thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng thời. Ví dụ, bạn có thể chăm sóc một số bệnh nhân cùng một lúc. Tương tự, bạn có thể đang điều trị cho một bệnh nhân đang trong quá trình soạn báo cáo để xuất viện. Có kỹ năng đa nhiệm tốt cho phép bạn ưu tiên các nhiệm vụ của mình trong khi thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày như theo dõi tiến trình của bệnh nhân, bảo trì thiết bị, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu và đề xuất các thay đổi trong phương pháp điều trị.

 Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân

Kỹ năng giữa các cá nhân đề cập đến khả năng của bạn để tương tác hiệu quả và làm việc tốt với những người khác. Chúng bao gồm một số kỹ năng khác, chẳng hạn như lắng nghe tích cực, nói rõ ràng, quyết đoán và cư xử lịch sự. Những kỹ năng này rất quan trọng đối với công việc của trợ lý vật lý trị liệu vì công việc của bạn đòi hỏi bạn phải tương tác với bệnh nhân và các nhân viên khác một cách thường xuyên. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn phát triển mối quan hệ với bệnh nhân, thuyết phục họ tuân theo các quy trình đã đề xuất và chỉ dẫn cho bệnh nhân và gia đình của họ.

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với trợ lý vật lý trị liệu vì công việc của bạn liên quan đến việc thường xuyên quan sát bệnh nhân và theo dõi cách họ phản ứng với phác đồ điều trị. Quan sát tinh ý cũng giúp bạn hiểu bệnh nhân của mình hơn và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có thể quan sát thấy một bệnh nhân bỏ qua một bài tập nhất định. Sau đó, bạn có thể cố gắng hiểu lý do đằng sau nó, chẳng hạn như có một nỗi đau nào đó và đề xuất một biện pháp thay thế hoặc tư vấn cho bệnh nhân để giảm bớt nỗi sợ hãi của họ.

Chú ý đến chi tiết

Công việc của một trợ lý vật lý trị liệu đòi hỏi bạn phải có định hướng chi tiết. Vì trách nhiệm hàng ngày của bạn thường bao gồm các công việc như đọc báo cáo chẩn đoán của bệnh nhân, hiểu hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu, ghi chép và báo cáo tiến trình của bệnh nhân, đánh giá khả năng chịu đau và áp dụng các quy trình điều trị, điều cần thiết là phải thực hiện chúng một cách chính xác nhất có thể. Tập trung vào các chi tiết giảm thiểu nguy cơ sai lệch thủ tục và đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân.

Cách làm nổi bật các kỹ năng của trợ lý vật lý trị liệu

Dưới đây là những cách để làm nổi bật các kỹ năng trợ lý trị vật lý trị liệu của bạn trong sơ yếu lý lịch và trong cuộc phỏng vấn xin việc:

 Kỹ năng của một trợ lý vật lý trị liệu trong hồ sơ xin việc

Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc mới, hãy bắt đầu bằng cách xem lại bản mô tả công việc. Cố gắng hiểu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tiềm năng đang tìm kiếm. Lập danh sách các từ khóa quan trọng mà nhà tuyển dụng sử dụng trong mô tả công việc. Thực hiện một nghiên cứu trực tuyến nhanh để biết thêm về công ty. Sau khi hiểu các yêu cầu và sở thích của công ty, hãy tổng hợp các kỹ năng của bạn trong sơ yếu lý lịch của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa từ bảng mô tả công việc. Bạn có thể đặt các kỹ năng của mình vào các phần khác nhau của sơ yếu lý lịch, bao gồm phần tóm tắt chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích.

Trình bày các kỹ năng của một trợ lý vật lý trị liệu trong buổi phỏng vấn xin việc

Một cuộc phỏng vấn xin việc mang lại cho bạn một cơ hội khác để trình bày các kỹ năng của bạn trước người quản lý tuyển dụng. Nói về các kỹ năng của bạn một cách khiêm tốn nhưng tự tin trong khi trả lời các câu hỏi liên quan. Ví dụ: bạn có thể nêu bật các kỹ năng của mình trong khi trả lời một câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn hoặc trong khi thảo luận về công việc và thành tích của bạn trong tổ chức trước đây.

————————————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Bài viết gốc: www.indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan – Nguồn iVolunteer Vietnam

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8015

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ