Tôi luôn tin rằng ở nơi làm việc thì chúng ta sẽ chỉ lo làm việc thôi. Chúng ta có mặt và làm việc chuyên môn của mình. Tôi là người quản lý và những người quản lý khác đã không tán thành khi tôi chơi với những ai cấp thấp hơn tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ không cần thiết nếu bạn đã tạo ra ranh giới cá nhân với những người mà bạn cùng làm việc.
CÁCH THIẾT LẬP RANH GIỚI CÁ NHÂN VỚI MỌI NGƯỜI TẠI NƠI LÀM VIỆC
5 MẸO THIẾT LẬP RANH GIỚI CÁ NHÂN
1. Đi chơi với nhân viên của bạn ngoài giờ làm việc…
Tôi luôn được dạy rằng mình đại diện cho một số khía cạnh trong cuộc sống của bản thân mình, như trường học, nơi làm việc hoặc cha mẹ. Ví dụ: tôi đại diện cho doanh nghiệp của mình với tư cách là chủ sở hữu. Cho nên tôi không thể bỏ nó và muốn đi đâu thì đi được.
Nếu có vấn đề gì xảy ra và kết cục là tôi bị đưa lên báo hoặc khi mọi người phát hiện ra, họ sẽ liên kết hành vi kém cỏi của tôi cùng giá trị của công ty. Ngay cả khi tôi làm việc trong ngành bán lẻ quần áo, tôi cũng cảm thấy như vậy.
Vì vậy, giả sử như khi tôi muốn đi ăn tối với nhân viên của mình, tôi sẽ mời họ. Họ sẽ ra ngoài và gặp tôi tại nhà hàng. Tôi sẽ không đi đón họ, sẽ không cư xử không đúng mực và cố gắng kết thúc bữa tối vào thời gian thích hợp.
Dù là bạn nhưng tôi cũng vẫn là sếp của họ. Tôi không bao giờ muốn làm nhòa ranh giới ấy, bởi vì khi làm vậy, họ sẽ nghĩ những cách cư xử không tốt cũng được chấp nhận ở nơi làm việc. Nhưng thực chất không phải như vậy.
2. Nếu bạn làm việc với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, hãy tạo ra một ranh giới rõ ràng.
Công việc thứ hai được trao bởi ba tôi. Vì vậy, tôi đã làm việc với ông trong một thời gian dài. Năm 15 tuổi, tôi đã giúp ba tôi chuyển hàng vì lúc đó tôi đang ở dưới nhà (nơi công ty thành lập).
Lúc tôi đang giúp, ông đến gần và mắng tôi về điều chẳng liên quan tới công việc ở giữa văn phòng đầy nhân viên. Ông nói tôi là con ông chứ không phải nhân viên. Điều đó rất khó chịu và tôi cảm thấy như bị sỉ nhục trước mặt người khác vậy.
Sau khi ba tôi la tôi xong, tôi mời ông ra ngoài để nói chuyện riêng. Đây là những gì ông ấy nên làm để bắt đầu. Chúng tôi đang ở trên mái hiên phía sau ngôi nhà và tôi giải thích với ba mình rằng hành vi của ông ấy vào thời điểm đó là không phù hợp. Khi tôi làm việc cho ông, thì lúc đó tôi là nhân viên của ông chứ không phải là con gái ông nữa.
Ông ấy nên nói chuyện với tôi bằng sự tôn trọng giống những người nhân viên khác. Nếu ông tiếp tục đối xử với tôi như một đứa trẻ trước mặt người khác thì sẽ khiến nơi làm việc không ổn định. Họ cũng sẽ cảm thấy không vui trong một môi trường như vậy.
Tôi nói với ông ấy rằng trong thời gian tôi làm việc, tôi cảm thấy tốt nhất ông nên gọi tôi là Ashley và tôi gọi ông bằng tên của ông ấy, không phải là “con gái yêu”. Chúng tôi có thể quay trở lại các biệt danh sau thời gian làm việc.
Bằng cách này, nó sẽ đặt ra một ranh giới cá nhân rõ ràng. Ông ấy cũng có thể đánh giá hành vi của mình đối với tôi và điều gì chấp nhận được, điều gì không. Ông đã đồng ý và từ hôm đó trở đi, công việc đã tốt hơn nhiều.
3. Nếu bạn có quá nhiều bạn bè yêu muốn được giảm giá…
Điều này rất khó xử lý nhưng nó phải được giải quyết. Hầu hết các doanh nghiệp đều khó chịu khi đưa ra mức chiết khấu, nhưng để nói với bạn bè của bạn điều này thì thật khó.
Ví dụ: điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một người bạn vừa mua nhà mới. Họ nhớ lại bạn làm việc ở một cửa hàng nội thất và gọi bạn đến để giúp trang bị cho toàn bộ căn nhà của họ.
Điều này rất mất thời gian. Bạn của bạn sẽ phải tìm kiếm những thứ họ muốn qua mạng, sau đó bạn phải lấy danh sách đó để làm và mua mọi thứ. Tất nhiên họ phải trả tiền cho bạn. Nhưng liên quan đến tiền bạc thì dễ khiến bạn bè khó xử. Nhưng nếu người bạn của bạn muốn được giảm thì sao?
Nó thật kỳ quặc. Nếu bạn cho phép bản thân làm những điều đó, bạn có thể sẽ cảm thấy kiệt sức và thừa nhận rằng bạn không thể làm như vậy nữa. Điều này có thể gây tổn hại đến tình bạn của bạn. Thêm vào đó, các chính sách làm việc ngay từ đầu đã không chấp thuận cho những điều như thế.
Vì thế, tốt hơn hết là vạch ra ranh giới cá nhân ngay từ đầu. Nói với bạn bè rằng bạn chỉ được phép giảm giá mỗi người một lần hoặc bạn không được phép chiết khấu gì cả. Quy tắt là hãy đặt giới hạn trước.
4. Nếu bạn ngủ với đồng nghiệp và người này sau đó trở thành một nhà quản lý?
Nó đã xảy ra! Không có ý phán xét gì ở đây cả. Nguyên tắc của tôi là khiến nó không trở thành vấn đề càng nhiều càng tốt.
Bạn có thể: a) nói chuyện với bên kia và yêu cầu họ không bao giờ nói về những gì đã xảy ra nữa và làm việc như bình thường; HOẶC b) bạn có thể nói sơ qua việc này và không bao giờ nói về nó nữa.
Tôi nghĩ cả hai đều sẽ hiệu quả tùy vào từng người có liên quan. Nhưng nếu họ tiếp cận bằng mọi cách thì nó có thể sẽ không hiệu quả. Có lẽ bạn cần phải giải quyết tình trạng khó xử này cho đến khi đối phương bỏ cuộc vì không lấy được thông tin gì. Nhưng tôi thấy điều này hiếm khi xảy ra. Thông thường, bạn chỉ có thể nói kiểu “Cảm ơn nhừng đừng bao giờ nói về điều đó nữa”.
Tất nhiên có được sự tôn trọng của người đó là rất khó, nhưng hy vọng họ sẽ thay đổi. Điều tốt nhất nên làm là thiết lập ranh giới cá nhân và đặc biệt là KHÔNG BAO GIỜ ngủ với bất kỳ ai cùng làm việc chung với bạn.
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mời một người bạn đến một cuộc họp làm ăn hoặc ăn tối?
Bạn sẽ cần thiết lập ranh giới cá nhân trước cuộc họp. Hãy chắc rằng chọn một người bạn không có tiền sử say xỉn để không khiến họ ngượng ngùng.
Trên đường đến sự kiện, hãy giải thích với họ đồ uống là miễn phí, NHƯNG hãy đặt giới hạn chỉ có thể là một hoặc hai thôi. Hãy đảm bảo rằng bạn của bạn hiểu được đây là công việc và kế sinh nhai của bạn, họ không khiến bạn khó xử. Họ ở đó để nâng đỡ bạn và giúp bản thân họ trở thành một người chuyên nghiệp.
Tôi nhớ lại một cảnh trong chương trình The Hills, khi Lauren đưa bạn bè của cô ấy đi chơi và họ say xỉn đến mức bị đuổi ra ngoài. Lauren lẽ ra phải đặt ranh giới cá nhân ngay từ đầu. Cô ấy nên nói chuyện với họ trong suốt buổi sự kiện ấy.
Sau sự việc ấy cô đã có một cuộc nói chuyện từ sếp của mình. Nếu ở trong đời thực, rất có thể cô đã bị sa thải. Có một số khách hàng cao cấp và nó sẽ ít thể hiện hơn với người chủ trì sự kiện.
Sự thất bại này dường như khiến khách hàng tin rằng loại hành vi này đã được tạp chí dung thứ. Nó khiến họ trông không chuyên nghiệp. Nhưng đừng nghĩ rằng bạn không thể đưa bạn bè đến các sự kiện công việc. Bạn có thể nhưng chỉ cần nói trước là được. Hãy chắc rằng bạn mời những người phù hợp nhé.
Có một số cách để tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống của bạn. Nhưng phần lớn là nhờ giao tiếp. Bạn chỉ cần nói chuyện với những người liên quan và tạo ra những ranh giới rõ ràng. (Bạn có thể đọc thêm những quyển sách hay nhất về quản lý và giải quyết xung đột hiện có).
Thỉnh thoảng nó có thể không thoải mái và đôi khi bạn sẽ cho rằng mọi người đều biết theo lẽ thường, nhưng họ không biết. Vì thế, đừng vội nhận định. Hãy nói rõ ràng về ranh giới mà bạn mong đợi.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
• Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/how-do-i-establish-personal-boundaries-with-people-at-work.html
• Người dịch: Sơn Thảo Quyên
• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Sơn Thảo Quyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8694
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 39