Kỹ Năng

Làm Sao Để Đưa Các Kỹ Năng Ngôn Ngữ Vào Trong Hồ Sơ Xin Việc Của Bạn?

Bạn luôn có động lực, bỏ nhiều nỗ lực và học một thứ ngôn ngữ mới. Thật tuyệt! Bây giờ bạn (chính xác ra) muốn thể hiện những kỹ năng mới của bạn cho cả thế giới thấy – và theo “thế giới”, chúng tôi muốn nói tới những nhà tuyển dụng tiềm năng. Cách tốt nhất để làm nổi bật lên trình độ thông thạo ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của bạn là gì? Chúng tôi có tổng hợp được một vài mẹo để giúp bạn.

📌Phần Nào?

Một sơ yếu lý lịch thành công thì các thông tin được trình bày theo một cách có trật tự và truyền đạt rõ ràng. Với suy nghĩ đó, bạn quyết định phần nào để làm nổi bật lên những điều về trình độ thông thạo ngoại ngữ của bạn. Tuy nhiên, có một vài trường phái suy nghĩ khác về phần nó nên xuất hiện.

Vị trí phổ biến nhất cho trình độ thông thạo ngôn ngữ là ở phần “những kỹ năng” của sơ yếu lý lịch. Điều này hợp lý vì biết một ngôn ngữ khác là một kỹ năng thực sự hữu ích, giống như việc viết mã code hay là sự thông thạo về Microsoft Office (Chúng tôi chưa gặp ai không thông thạo Microsoft Office, nhưng chắc chắn có người như vậy). Đề xuất của chúng tôi là làm nổi bật những kỹ năng ngôn ngữ của bạn ở ngay đầu tiên của phần này bởi vì, hãy nhìn nó, nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.

Một lựa chọn khác, được sự ủng hộ của tư vấn sự nghiệp viên Darcy Lear, là đặc biệt phù hợp cho những ứng viên quan tâm đến công việc liên quan trực tiếp đến ngoại ngữ. Lear nói rằng bạn nên “thể hiện” trình độ thông thạo ngôn ngữ của bạn bằng cách đưa những chi tiết về nó trong suốt các phần sơ yếu lý lịch của bạn. Ví dụ, hãy chắc chắn đưa cách bạn đã sử dụng ngoại ngữ trong nhiều công việc ở phần “kinh nghiệm nghề nghiệp”, hoặc là nêu bật lên rằng học một chút tiếng Pháp ở phần “trình độ học vấn.” Đây là cách tốt để bạn thể hiện thay vì nói với nhà tuyển dụng về những kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

📌Tôi Mô Tả Những Kỹ Năng Của Tôi Như Thế Nào?

Một khi bạn đã quyết định đặt những kỹ năng ngôn ngữ của bạn ở đâu, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xác định cách mô tả chúng. Bạn có sử dụng nó lưu loát không, bạn có thành thạo ngôn ngữ đó không, bạn đã ở trình độ trung cấp chưa? Những từ hạn định đó thậm chí có nghĩa gì?

Thông thạo một ngôn ngữ được định nghĩa theo rất nhiều cách, nhưng cơ bản điều đó có nghĩa là bạn có thể trò chuyện một cách trôi chảy và chính xác bằng ngôn ngữ đó. Dịch giả và chuyên gia ngôn ngữ Laura Lawless thêm một số thước đo về sự trôi chảy khác: khả năng tìm ra ý nghĩa của một từ chưa biết trong ngữ cảnh và khả năng suy nghĩ bằng ngôn ngữ.

Thông thạo một ngôn ngữ có nghĩa là bạn biết nó rất rõ, nhưng có thể dùng nó một cách trang trọng hơn và không dễ dàng như người bản ngữ hoặc những người nói trôi chảy. Nếu như bạn đang ở mức độ trung cấp, bạn có thể có những cuộc trò chuyện cơ bản ở rất nhiều hoàn cảnh nhưng vẫn còn mắc lỗi. Đừng bận tâm khi đưa những gì dưới mức độ này vào sơ yếu lý lịch của bạn.

Một số chuyên gia nghề nghiệp khuyên rằng nên làm một kiểm tra về trình độ thông thạo ngôn ngữ để xác định viết gì vào sơ yếu lý lịch của bạn. Lear đề xuất bài kiểm tra Pearson’s Versant, bài kiểm tra này đánh giá sự thành thạo trong nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp hoặc tiếng Ả Rập.

Vẫn còn một lựa chọn nữa: tránh hoàn toàn các từ hạn định. Thay vào đó, như đã nhắc trước, bạn có thể đưa những chi tiết về cách bạn đã sử dụng ngôn ngữ (hoặc số năm bạn nghiên cứu nó), giúp các nhà tuyển dụng và các ông chủ hiểu rõ hơn về khả năng của bạn.

📌LinkedIn Thì Sao?

Sơ yếu lý lịch rất quan trọng, nhưng đừng quên cập nhật hồ sơ LinkedIn của bạn! Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng dựa vào các trang như LinkedIn để giúp họ xác định những ứng viên hoàn hảo cho một vị trí, vậy bạn muốn chắc chắn rằng những kỹ năng ngôn ngữ của bạn được nhấn mạnh. LinkedIn giúp bạn dễ dàng hơn bằng cách cung cấp phần “Ngôn ngữ” ở dưới tiêu đề “Thành tích” trên hồ sơ của bạn và thậm chí cho phép bạn chọn trình độ thành thạo của mình.

Nhưng đừng dừng lại ở đó, chuyên gia phát triển nghề nghiệp Stacy West nói. Cô khuyên nên làm nổi bật lên những kỹ năng ngôn ngữ của bạn trong hồ sơ LinkedIn của bạn theo những cách khác nhau. Một là đưa các trường quốc tế nơi bạn du học hoặc những khóa học ngôn ngữ bạn đã hoàn thành ở phần “Giáo dục”. Một con đường khác để thể hiện kỹ năng ngôn ngữ là ở phần “Những tổ chức”. Bạn có từng là chủ tịch của câu lạc bộ tiếng Pháp? Bạn đã tham gia Buổi gặp mặt ngôn ngữ chưa? Đưa chúng vào đây. Ở phần “Trải nghiệm Tình nguyện”, bạn có thể thêm bất cứ công việc từ thiện nào liên quan đến ngoại ngữ. Cuối cùng, West khuyên bạn nên thêm ngôn ngữ vào phần “Kỹ năng” và yêu cầu mọi người xác nhận cho bạn.

📌Trung thực: Vẫn Là Chính sách Tốt nhất

Tầm quan trọng của việc trung thực khi mô tả trình độ ngôn ngữ của bạn không thể không nhấn mạnh. Đó là kỹ năng không thể giả mạo, và bạn sẽ bị phát hiện nếu như bạn nói quá về trình độ thông thạo của bản thân. Việc bị bắt quả tang nói dối gần như chắc chắn sẽ làm tổn hại đến triển vọng nhận được công việc của bạn, vì vậy hãy trung thực.

———————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: Babble
  • Người dịch: Lê Quỳnh Trang
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10893

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ