Kỹ Năng

Làm Thế Nào Để Trở Thành Nhà Quản Trị Dự Án?

🌟Trở thành một nhà quản trị dự án

Trong phần ba của một chuỗi đợt phát hành mới về việc đảm nhiệm những vai trò mới, ta xem xét đến việc làm thế nào để có thể trở thành một nhà quản trị dự án.

Trong phần ba của một chuỗi đợt phát hành mới về việc đảm nhiệm những vai trò mới, ta xem xét đến việc làm thế nào để có thể trở thành một nhà quản trị dự án.

Một nhà quản trị dự án có bổn phận là phải đảm bảo việc dự án được diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn thành đúng thời hạn. Tính chất đặc thù của họ là quản trị con người, thời gian và tiền bạc. Nhà quản trị dự án được tìm thấy trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ marketing và quảng cáo, cho đến IT và xây dựng. Họ là những nhà tổ chức đặc biệt mà thừa hưởng kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.

  1. Đáng cân nhắc nếu bạn vốn phù hợp với hồ sơ cần có ở một nhà quản trị dự án
  2. Nghiên cứu lĩnh vực mà bạn thích làm việc
  3. Tự tìm hiểu nếu bạn cần phải có bất cứ bằng cấp đặc biệt nào cho lĩnh vực ưu tiên của bạn
  4. Học hỏi thêm về các kĩ năng cần có cho việc quản trị dự án
  5. Luyện tập kĩ năng bản thân tại nơi làm việc, hoặc ở những dự án tự khởi xướng mang quy mô nhỏ

🌟Những Điều Cơ Bản

Đây là một tóm tắt ngắn gọn về khái niệm của một nhà quản trị dự án và việc mà họ cần làm.

🌟Từng Bước Một

Đảm nhiệm bất cứ vai trò nào có thể làm nản lòng bạn. Và đây là hướng dẫn từng bước để bắt đầu với việc quản trị dự án.

🌟Kỹ Năng Chủ Chốt

Tìm hiểu những khả năng cần thiết để trở thành một nhà quản trị dự án.

  • Kỹ năng tổ chức

Là một nhà quản trị dự án, bạn sẽ quản trị rất nhiều thứ: thời gian, ngân sách, sự mong đợi, khách hàng, thủ tục giấy tờ. Bạn sẽ cần phải có tổ chức đến một nghệ thuật ổn định, và phát triển nó bằng cách xoay sở nhiều phần khác nhau trong một dự án.

  • Sự đồng cảm

Như là Elizabeth Harrin – một nhà quản trị dự án trong ngành chăm sóc sức khỏe có từng nói rằng ‘có khả năng để liên hệ con người là cực kì thiết yếu. Lực lượng lao động rất đa dạng, với những đội nhóm từ nhiều thế hệ khác nhau, cũng như là một loạt các nền văn hóa được thể hiện tại nơi làm việc của chúng ta’. Và để thương lượng với mọi người về dự án một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu được nhiều thứ khi nhìn từ góc nhìn cá nhân của họ.

  • Một cái đầu lạnh

Trong mọi dự án, nhiều thứ sẽ đi chệch hướng. Nhà quản trị dự án là người cần phải giữ được bình tĩnh và lý trí để đưa mọi thứ về đúng hướng, và giữ cho mọi người làm việc một cách hài hòa.

  • Kỹ năng giao tiếp

Khi dự án bắt đầu gặp khó khăn, bạn sẽ cần các kỹ năng giao tiếp đàm phán xuất sắc để giải quyết bất cứ mâu thuẫn nào. Bạn sẽ cần phải nhúng tay vào chàm – vì một nhà quản trị dự án ‘không thể để bị mắc kẹt trong quỹ đạo, lơ lửng trên dự án như một người quan sát hay một phóng viên’ (Cơ quan có hiệu quả).

Nên và Không Nên

Tìm ra điều gì nên làm và không nên làm khi là một nhà quản trị dự án có tham vọng

  • Nên

Nghiên cứu các loại quản trị dự án (Agile, Kanban)

Cố gắng noi theo một nhà quản trị dự án để hiểu được vai trò của họ

Tìm hiểu lĩnh vực bạn thích làm việc

  • Không nên

– Quên đi rằng con người có thể thực hiện hoặc phá hủy một dự án

– Thừa nhận rằng nó sẽ dễ – không nên, các dự án cần có sự giám sát chặt chẽ

– Dừng học hỏi – không nên, vì luôn có nhiều cách để cải thiện kỹ năng của bạn

🌟Lời khuyên từ chuyên gia tuyến đầu

Lắng nghe những lời khuyên mà các nhà quản trị dự án hiện tại đưa ra.

Luke, nhà quản trị dự án kỹ thuật số tại TMW Không giới hạn, nói rằng…

“Một nhà quản trị dự án thành công cần phải có một mối quan hệ làm việc tốt với đội nhóm dự án trực tiếp của họ. Họ phải là một người dễ tiếp cận, với kỹ năng giao tiếp tốt và có một thái độ ‘có thể làm được’ để giải quyết bất cứ vấn đề nào ngay từ đầu. Nếu bạn có thể được xem là đang tạo ra ảnh hướng tính cực, mang tính xây dựng đối với một dự án, nhóm làm theo sẽ dễ dàng hơn. Bất kì dự án nào, cho dù là khó khăn đến mấy, sẽ có cơ hội truyền tải thành công nhiều hơn nếu đội nhóm vẫn duy trì động lực và theo đuổi cùng một định hướng.”

Fiona, nhà quản trị dự án tại FutureLearn nói rằng…

“Tôi nghĩ việc không tự cho rằng đó là điều gì, là một việc rất khôn ngoan. Khi bạn ‘tự cho rằng’ nó là gì, bạn và tôi đều sẽ trở thành những tên ngốc! Mẹo vặt khác dành cho bạn: hãy luôn gửi một email giới thiệu tóm tắt để mọi người có thể tìm kiếm tài liệu chính, các cột mốc quan trọng của một dự án là gì và ai chịu trách nhiệm cho điều gì, ngay cả đó là mức độ khá cao nhất. Ngoài ra, việc viết mọi thứ ra văn bản và để tên người chịu trách nhiệm kế bên việc làm nào đó, sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra điều gì còn sai sót! Cuối cùng, nhận được sự đồng thuận từ những giả định của bạn – vì không phải lúc nào im lặng cũng là vàng”

……………………………………………………………………………………………………………….

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: https://www.futurelearn.com/info/blog/become-a-project-manager
  • Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10679

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ