Kỹ Năng

Nâng Tầm Khả Năng Lãnh Đạo Của Bạn Với Việc Chủ Động Tạo Ra Cảm Giác An Toàn Tại Nơi Làm Việc

Cảm giác an toàn (Psychological safety) là khi một cá nhân trong môi trường chuyên nghiệp cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý tưởng và quan điểm của mình về một chủ đề mà không làm tổn hại đến hình ảnh hoặc sự nghiệp của họ. Có một số cách mà các trưởng nhóm có thể giúp thúc đẩy một môi trường lành mạnh để các thành viên trong nhóm thể hiện bản thân. Vì vậy, việc hiểu được cảm giác an toàn (Psychological safety) là gì và cách bạn có thể tạo ra nó có thể trở thành một thế mạnh tại nơi làm việc của bạn.

📌 CẢM GIÁC AN TOÀN (PSYCHOLOGICAL SAFETY) LÀ GÌ?

Cảm giác an toàn tại nơi làm việc là khi các thành viên trong nhóm có thể thể hiện bản thân, chia sẻ các ý tưởng mà không sợ bị người khác phản bác hoặc hạ nhục.

Cảm giác an toàn tại nơi làm việc có thể khuyến khích phát triển một môi trường làm việc hợp tác, một cảm giác thuộc về và một môi trường làm việc lành mạnh. Sẽ có 4 giai đoạn của cảm giác an toàn mà cá nhân sẽ trải qua trước khi họ chia sẻ suy nghĩ của mình:

  • Giai đoạn đầu tiên: Là sự hòa nhập an toàn – nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng bạn sẽ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của một cá nhân để họ cảm thấy được kết nối và có giá trị trong nhóm. Khi một cá nhân đã được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, họ sẽ cảm thấy an toàn khi thể hiện bản thân, bao gồm những cá tính độc đáo của mình.
  • Giai đoạn hai: Là sự an toàn để cá nhân học hỏi và phát triển. Đó là khi bạn giúp cá nhân trong nhóm thỏa mãn được mong muốn học hỏi và phát triển một cách chuyên nghiệp. Trong giai đoạn này, cá nhân cảm thấy thoải mái khi tham gia vào quá trình học hỏi và điều đó có thể bao gồm việc họ chủ động hỏi, phạm lỗi và nhận phản hồi, góp ý từ người khác.
  • Giai đoạn ba: Là sự an toàn của cộng tác viên, tức là giúp các người có chuyên môn trong nhóm của bạn cảm thấy họ đang góp phần tạo ra sự khác biệt. Điều này có nghĩa là một cá nhân cảm thấy an toàn khi sử dụng các kỹ năng và tài năng của mình để giúp nhóm của họ đạt được mục tiêu.
  • Giai đoạn bốn: Là sự an toàn khi đưa ra thử thách, tức là khuyến khích một cá nhân chia sẻ ý tưởng của họ về việc nâng cao hiệu quả của nhóm. Điều này có thể bao gồm cảm giác an toàn một cách chuyên nghiệp hơn dẫn đến việc thách thức các chuẩn mực của nhóm nếu họ cảm thấy có cách tiến hành quy trình tốt hơn.

👉 11 CÁCH GIÚP BẠN TẠO CẢM GIÁC AN TOÀN TRONG NHÓM LÀM VIỆC:

  • Sử dụng ngôn ngữ mang tính cộng tác
    • Ngôn ngữ mang tính cộng tác là khi cá nhân nói “Chúng ta” thay vì “tôi” hoặc “bạn”. “Chúng ta” giúp thúc đẩy môi trường cộng tác vì nó cho phép tất cả các thành viên có trách nhiệm như nhau về các vấn đề xảy ra trong nhóm.
    • Nếu nhóm gặp phải những thử thách, sử dụng cách nói “chúng ta” có thể biến thử thách thành nỗ lực nhóm để tập trung tìm ra giải pháp. Điều này tránh việc áp đặt đổ lỗi cho một cá nhân trong nhóm. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ mang tính cộng tác có thể giúp xây dựng niềm tin trong nhóm vì bạn đang tập trung vào cách mà bạn có thể tránh mắc sai lầm tương tự trong tương lai.
  • Thể hiện sự gắn kết
    • Tương tác với người khác nghĩa là có một cuộc đối thoại với họ và dành cho họ tất cả sự chú ý. Việc thể hiện sự gắn kết với nhóm có thể cho thấy bạn trân trọng suy nghĩ và ý kiến của người khác. Là một trưởng nhóm, bạn có thể khuyến khích nhóm của bạn thể hiện sự gắn kết với nhau.
    • Ví dụ, trong suốt buổi họp, bạn thể tạo ra các quy tắc cho mọi người cất tất cả thiết bị. Điều này cho phép mọi người hoàn toàn tập trung vào chủ đề cuộc họp, dành sự chú ý cho diễn giả và chia sẻ suy nghĩ của họ khi cần thiết. Dưới đây là một số cách để bạn tham gia một cách tích cực hơn vào buổi họp với nhóm:
      • Lắng nghe tích cực
      • Lặp lại hành động của người khác
      • Đặt các câu hỏi dựa trên các cau hỏi trước hoặc câu hỏi mở
      • Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như gật đầu, mỉm cười
      • Loại bỏ những tác nhân gây nhiễu, như điện thoại, …
  • Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm
    • Với tư cách là một trưởng, bạn có thể thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với các thành viên, điều này sẽ làm gia tăng lòng tin ở mỗi người. Khi thành viên cảm nhận được sự hỗ trợ trong môi trường làm việc, họ có thể chia sẻ cảm giác và ý kiến của mình. Khi thành viên làm được điều đó, nó có thể khuyến khích các cá nhân khác trong nhóm làm điều tương tự.
  • Thúc đẩy sự tự nhận thức
    • Sự tự nhận thức là ý thức của một cá nhân về bản thân họ và cách họ có thể ảnh hưởng đến người khác.
    • Với tư cách là trưởng nhóm, bạn có thể nâng cao khả năng tự nhận thức trong khả năng lãnh đạo của mình và khuyến khích nhóm của bạn làm điều tương tự. Một cách để làm điều này là thực hiện các thao tác đánh giá hành vi cho nhóm của bạn. Loại thử nghiệm này có thể giúp bạn thu thập thông tin về cách nhóm của bạn muốn làm việc hơn và bạn có thể cung cấp cho họ sự hỗ trợ mà họ mong muốn.
  • Khuyến khích sự tích cực
    • Khi bạn khuyến khích sự tích cực ở nơi làm việc, điều đó có thể giúp thúc đẩy nhóm của bạn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bạn có thể làm điều này bằng cách thiết lập các quy tắc trong nhóm của mình, chẳng hạn như yêu cầu các thành viên nói chuyện tử tế với nhau.
    • Một cách khác để bạn có thể làm gương về hành vi tích cực cho nhóm của mình là ghi nhận công việc khó khăn mà nhóm đã thực hiện, mỗi ngày làm việc hoặc hàng tuần. Thể hiện sự tích cực và lòng tốt có thể truyền cảm hứng cho người khác, giúp người khác cảm thấy an toàn khi bày tỏ suy nghĩ của mình. Dưới đây là một số cách bạn có thể khuyến khích tính tích cực trong nhóm của mình, bao gồm:
      • Bày tỏ lòng biết ơn
      • Sử dụng giao tiếp tích cực
      • Công nhận đóng góp các thành viên trong nhóm mỗi tuần
      • Khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Ra quyết định cùng nhau
    • Với tư cách là trưởng nhóm, bạn có thể cho phép các thành viên trong nhóm cảm thấy an toàn thể hiện bản thân khi bạn chọn đưa ra quyết định chung với họ. Bạn có thể làm điều này trong các cuộc họp bằng cách tham khảo ý kiến ​​với nhóm của bạn.
    • Yêu cầu họ đưa ra phản hồi về ý kiến ​​của bạn về quyết định và ý kiến ​​của họ về lựa chọn đó. Điều này có thể khiến nhóm của bạn cảm thấy bạn coi trọng những suy nghĩ và sự quan tâm của họ dành cho nhóm.
    • Ngoài ra, nếu bạn đưa ra lựa chọn mà nhóm không đồng ý, bạn có thể giải thích lý do đằng sau quyết định của mình. Bằng cách này, bạn đang trung thực và minh bạch với nhóm của mình, điều này khiến họ có thể tôn trọng bạn và tăng cường sự tin tưởng của họ trong nhóm.
  • Khuyến khích sự phản hồi
    • Khi bạn yêu cầu nhóm của mình đưa ra phản hồi, điều đó có thể giúp họ cảm thấy an toàn khi chia sẻ ý kiến ​​​​của mình về nhóm. Điều này có thể bao gồm việc một thành viên chia sẻ suy nghĩ của họ về cách cải thiện một quy trình trong nhóm, chẳng hạn như cách tăng năng suất. Phản hồi cũng có thể cho bạn thấy những quy trình nào bạn có thể tiếp tục thực hiện có lợi cho nhóm và bất kỳ ý tưởng nào bạn có thể thay đổi để giúp tăng hiệu quả của nhóm.
  • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm
    • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm của bạn liên quan đến giai đoạn đầu tiên của cảm giác an toàn, sự hội nhập an toàn. Với tư cách là trưởng nhóm, bạn có thể giúp các thành viên trong nhóm đáp ứng các nhu cầu theo thứ bậc của họ.
    • Công việc được thực hiện trong một nhóm có thể tăng lên khi các thành viên trong nhóm cảm thấy được hỗ trợ và hài lòng với vai trò của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách hỏi các thành viên trong nhóm của mình xem họ thế nào và liệu bạn có thể làm gì để giúp họ thành công ở vị trí của mình hay không. Sau đây là tháp nhu cầu:
      • Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu cấp độ đầu tiên bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như quần áo và thực phẩm.
      • Nhu cầu an toàn: Nhu cầu cấp độ thứ hai bao gồm mong muốn cảm thấy an toàn trong cuộc sống, chẳng hạn như an toàn công việc và sức khỏe.
      • Nhu cầu xã hội: Nhu cầu cấp độ thứ ba bao gồm mong muốn được hòa nhập và thuộc về những cá nhân khác, chẳng hạn như có bạn bè và gia đình.
      • Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu cấp độ thứ tư bao gồm mong muốn cảm thấy có động lực trong cuộc sống, chẳng hạn như nhận được sự đánh giá cao và tôn trọng.
      • Nhu cầu thể hiện bản thân: Cấp độ nhu cầu thứ năm và cuối cùng bao gồm việc phát huy tiềm năng của bạn trong cuộc sống, chẳng hạn như sử dụng tài năng hoặc đạt được ước mơ của bạn.
  • Thiết lập nội quy nhóm
    • Quy tắc nhóm có thể giúp nhóm làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung và duy trì tính bảo mật. Các quy tắc có thể khuyến khích các thành viên làm việc theo các mục tiêu chung vì nó có thể giúp ngăn chặn những thách thức xảy ra và thúc đẩy sự tôn trọng trong nhóm.
    • Ngoài ra, các quy tắc có thể giúp duy trì tính bảo mật trong nhóm. Ví dụ: nếu một thành viên trong nhóm tâm sự với bạn về một chủ đề cá nhân, bạn có thể đặt ra quy tắc để duy trì quyền riêng tư của họ bằng cách không chia sẻ thông tin của họ. Dưới đây là một số quy tắc nhóm khác mà bạn có thể thiết lập:
      • Đối xử với tất cả các thành viên trong nhóm một cách tôn trọng.
      • Giao tiếp cởi mở và chuyên nghiệp.
      • Cho và nhận phản hồi.
      • Giải quyết các thách thức ngay lập tức một cách chuyên nghiệp.
      • Ghi nhận công việc mà các thành viên trong nhóm của bạn đóng góp.
  • Ghi nhận các thành tích của nhóm
    • Bạn có thể làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy an tâm hơn khi chia sẻ suy nghĩ của họ trong các cuộc thảo luận khi bạn ghi nhận thành tích của họ. Khi bạn ưu tiên ghi nhận và đánh giá cao công việc mà nhóm của bạn đã thực hiện cho đến nay với nhiệm vụ của họ, điều đó có thể giúp thúc đẩy họ và tăng năng suất của họ.
    • Ngoài ra, bạn có thể thấy nó làm tăng khả năng các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến ​​hoặc đề xuất của họ trong công việc. Dưới đây là một số cách:
      • Cung cấp cho các thành viên trong nhóm thêm thời gian nghỉ có lương
      • Hỗ trợ ăn trưa tại văn phòng
      • Tặng thẻ quà tặng cho các thành viên trong nhóm vượt mục tiêu công việc
      • Trao giấy khen cho các thành viên trong nhóm hoặc tổ chức lễ trao giải
  • Khuyến khích tính hiếu kỳ, sáng tạo
    • Với tư cách là trưởng nhóm, bạn có thể tăng sự tò mò trong nhóm của mình bằng cách khuyến khích các thành viên nghĩ ra những cách khác để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách yêu cầu phản hồi hoặc nhờ các thành viên khác tổ chức các cuộc họp để có được góc nhìn mới về một chủ đề.
    • Bằng cách này, bạn có thể mời các thành viên bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của họ trong quá trình làm việc. Ngoài ra, khi tăng tính sáng tạo trong nhóm của mình, bạn có thể tìm ra cách hiệu quả hơn để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu.

Nguồn: Indeed

Người dịch: Minh Kiều

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/23667

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ