Kỹ Năng

Ngôn Ngữ Gen Z Toàn Cầu Như Thế Nào?

Hãy thành thật đi – nếu bạn đang đọc điều này, khả năng lớn bạn đã quá tuổi để sử dụng hầu hết những từ này mà không tự ý thức về nó. Nhưng đó là thôi thúc hoàn toàn bình thường của con người khi muốn hiểu những gì giới trẻ đang nói gần đây, cũng như ngạc nhiên trước sự đổi mới ngôn ngữ mà Gen Z hiện đang là người kiểm soát chính.

Đúng vậy – ngôn ngữ luôn phát triển và thường là do nhu cầu giao tiếp của chúng ta cũng phát triển, đặc biệt là với sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ mới. Nhưng văn hóa thanh niên, và đặc biệt là văn hóa POC (Person of Color) và văn hóa thanh niên đồng tính, luôn là nguồn gốc của sự đổi mới lớn về ngôn ngữ. Đó là bởi vì các nhóm xã hội khác nhau (đặc biệt là những người không cảm thấy được đại diện bởi xu hướng xã hội chủ đạo) tạo ra tiếng lóng của riêng họ để tự làm nổi bật và tạo nên một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn.

Gen Z là ai?

Gen Z, hay Thế hệ Z, là thế hệ thanh thiếu niên và thanh niên kế tiếp sau Millennials (những người đôi khi được gọi là Thế hệ Y).

Mặc dù hầu như không có sự nhất trí hoàn toàn về các thế hệ và ngày xác định chính xác từng thế hệ, Gen Z nói chung là nhóm sinh sau năm 1995 và trước năm 2009, bao gồm tất cả những người hiện đang ở độ tuổi từ 10 đến 24.

Một trong những đặc điểm chính để phân biệt Gen Z là họ là thế hệ đầu tiên của sống hoàn toàn trong thời kỳ kỹ thuật số, được sinh ra vào thời điểm hầu hết các hộ gia đình trên khắp Hoa Kỳ đã kết nối với Internet. Trong khi thường có định kiến ​​cho rằng Millennials rất am hiểu về công nghệ, Millennials khác biệt với Gen Z ở chỗ nhiều người trong số họ nhớ về thời kỳ trước khi có internet, và những năm thơ ấu của họ được xác định bởi sự thay đổi công nghệ chấn động này.

“Đó là một thế hệ những người có khiếu hài hước đầy hư vô, ví dụ như họ nói ‘Tôi sắp tự sát’ như một trò đùa là điều mà tôi thấy MỌI LÚC như một phản ứng đối với những điều bất tiện nhỏ nhặt… hay chỉ để hạ thấp các vấn đề hoặc sự kiện lớn bằng cách trả lời với một nhận xét đơn giản ‘that’s a mood!” đại diện của Gen Z @jakesastrology cho biết. “Tôi đoán rằng cách giao tiếp của chúng tôi đang làm hạ thấp rất nhiều vấn đề lớn trong khi lại phản ứng đầy kịch tính/thái quá đối với các vấn đề nhỏ hơn.”

Grokking sẽ dẫn bạn đến con đường tìm hiểu tiếng lóng Gen Z.

Thicc là gì?

Bop – nếu bạn vẫn gọi một bài hát catchy là “banger” , thì bạn đã hơi tụt hậu một chút rồi đó. Jam (một bài hát bạn yêu thích) là bop, hoặc nó có giai điệu hay khiến bạn phải nhún nhảy (xem thêm: slap – cực kì xuất sắc hoặc tuyệt vời).

Canceled – từ này đã từng được bởi The New York Times đề cập, vì vậy từ “canceled” có thể sớm bị gạch bỏ.

Chonk – thường được dùng để chỉ một loài động vật mập ú theo nghĩa tích cực vui vẻ (như “chunk”, nhưng đáng yêu hơn).

Drag – “drag” là phiên bản cập nhật của từ “roast” (ví dụ: nhìn thấy một meme (ảnh chế hài hước) chế giễu một việc rất cụ thể mà bạn làm và bạn nói “geez, drag me why don’t you”).

Extra – khi ai đó bị coi là “extra”, họ đang phản ứng thái quá – không nhất thiết là quá thừa thãi, bởi vì trong văn hóa của chúng ta luôn tồn tại sự thái quá.

Flex – nếu bạn đang flex, tức là bạn đang khoe khoang. Và “flex” là nước đi quyền lực của bạn, cho dù bạn có giành được quyền để khoe mẽ đó hay chưa. Do đó có cụm từ “weid flex, but okay.” (sự khoe khoang kỳ lạ, nhưng có thể chấm nhận được).

Finsta – “finsta” ban đầu được dùng để chỉ một “Instagram giả” (thường được tạo ra để đăng những thứ bạn không muốn cha mẹ hoặc những mối quan hệ rộng hơn của người quen nhìn thấy), nhưng bây giờ từ này có thể được dùng để chỉ bất kỳ thứ giả hoặc vật phụ nào, như một tài khoản Twitter hoặc điện thoại bí mật.

Gucci – tất cả đều tốt? Hay chỉ là Gucci? Gucci là từ chỉ mức độ cao nhất của tốt, tuyệt vời, bất cứ điều gì.

Lit – chức năng không hoạt động tối ưu nếu nó không “lit”. “Lit” được sử dụng để mô tả trạng thái say xỉn hoặc mất kiểm soát do thuốc trong hơn một thế kỷ qua, nhưng ngày nay, nó cũng có thể được dùng để chỉ một bữa tiệc hoặc tình huống góp phần làm cho bạn… say xỉn.

Mood – “that’s a mood”. “That’s a bia (or a whole mood)”. Đúng hơn, đây là một vibe. Trong ngữ cảnh này, “mood” thường được sử dụng để thừa nhận rằng điều gì đó khiến bạn thấy đồng cảm.

Slay – đây chỉ đơn thuần là bước tiến hóa tiếp theo của từ “killin’ it”. Ví dụ “Slay, sis.”

Shook – nếu ai đó bị “shook”, họ bị làm cho bàng hoàng (hoặc bị sốc) đến tận nóc (nói đúng ra, có thể họ đang phóng đại để tạo hiệu ứng kịch tính.).

Stan – “stan” một cái gì đó hoặc ai đó là ủng hộ hoặc tán thành chúng. Từ này có bắt nguồn từ bài hát hơi Gen X của Eminem, “Stan”, nói về một người hâm mộ quá cuồng nhiệt.

Tea – đây là một trong nhiều thuật ngữ tiếng lóng phổ biến hiện nay, bao gồm cả những thuật ngữ trong danh sách này, ban đầu xuất phát từ văn hóa khiêu vũ LGBTQ của người da đen và cuối cùng Gen Z đã mượn ý tưởng đó. Khi ai đó yêu cầu bạn “spill the tea”, họ muốn nghe câu chuyện phiếm thú vị từ bạn.

Thirsty – mặc dù đây chắc chắn không phải là trải nghiệm chỉ giới hạn ở một giới tính đơn lẻ, nhưng hầu hết phụ nữ có lẽ đã quen với trải nghiệm có những người đàn ông lạ mặt tự dưng nhắn tin cho họ trên mạng xã hội với vẻ là “đang muốn kết nối” (đây được gọi là “sliding into one’s DMs” (nhắn tin mang tính chất cua gái, tán tỉnh), vì vậy hãy lưu ý). Họ được gọi là những người đàn ông thèm khát. Ngoài ra, một bức ảnh gợi cảm với chủ tâm để khơi gợi ham muốn là một “thirst trap” (bẫy ham muốn) .

Thicc – để trở nên thicc là phải có đường cong, cuốn hút, và có lẽ là thêm một chút hấp dẫn quyến rũ. Tuy nhiên, từ “thicc” rất “dân chủ”. Động vật, nhân vật hoạt hình và các đồ vật vô tri vô giác đều có thể “thicc”.

Yeet – “yeet” là một trong những thuật ngữ linh hoạt có thể được sử dụng như một danh từ, động từ, hoặc như một câu cảm thán chung mang tính phấn khích hoặc… trục xuất? Hầu hết mọi người cho rằng nguồn gốc thực của nó bắt nguồn từ Vine, một app đã tạo ra một cơn sốt về nhảy.

_______________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: Babbel
  • Người dịch: Nguyễn Thị Huế
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Huế – Nguồn iVolunteer Vietnam”

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11319

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 19

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ