📝Sơ yếu lý lịch thường là phần quan trọng nhất, được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất khi bạn dự định nộp đơn ứng tuyển công việc mới, nhưng trong nhiều trường hợp, thư xin việc mới là điều đầu tiên một người quản lý tuyển dụng sẽ đọc. Hoặc tệ hơn, phần mềm quét chết chóc đáng sợ – còn được gọi là ATS (Hệ thống theo dõi hồ sơ ứng tuyển) – sẽ quyết định xem bạn có lọt vào danh sách số ít những ứng cử viên vượt qua cửa ải hay không, dựa trên mức độ đánh giá bức thư xin việc của bạn.
💁Trước khi chúng ta tới với những ví dụ minh họa, sau đây là một số thành phần chính bạn cần ghi nhớ trong đầu:
- Nêu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển
- Thể hiện sự hào hứng đối với vị trí ứng tuyển
- Nếu bạn biết vị trí ứng tuyển thông qua mối quan hệ nào, hãy nhắc tên người đó
- Nếu có thể, hãy đề cập từ khóa trong bài đăng tuyển dụng (để làm việc hiệu quả với chương trình quét)
🤹THÊU DỆT NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA BẠN NHƯ MỘT CHUYÊN GIA
Khi bạn là một chuyên gia, bạn cần làm rõ điều đó. Câu đầu tiên trong thư xin việc của bạn có ý nghĩa như một cái bắt tay giao hảo và khẳng định năng lực chuyên nghiệp của mình.
Vì vậy hãy cẩn thận thêm từng chi tiết chứng minh năng lực của bạn phù hợp với bài đăng ứng tuyển. Bạn cũng nên nhắc đến tên của vị trí ứng tuyển (thậm chí là viết ngắn gọn tốc ký) ngay trong câu đầu tiên.
“Đảm bảo rằng bức thư có mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Bạn không thể chỉ nói ‘Tôi là thành viên tốt nhất trong đội nhóm’ Bạn phải để người quản lý tuyển dụng biết được những kỹ năng cụ thể bạn có mà sẽ khiến bạn trở thành một người quản lý tiếp thị hoặc người trợ lý công việc tuyệt vời,” Anita Bruzzese, tác giả của cuốn sách “Take This Job and Thrive’ đã viết.
Thông tin minh họa:
“Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để trở thành một giám đốc giải phẫu trong 12 năm tại bệnh viện Mt.Sinai, nơi tôi đã làm việc dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Benson và học được rất nhiều bài thực hành lãnh đạo tốt nhất.”
🤹ĐỀ TÊN VỚI SỰ BIẾT ƠN
Nếu một giám đốc điều hành tại công ty bạn đang phỏng vấn khích lệ bạn nộp đơn ứng tuyển, hãy nêu rõ sự kết nối đó trước. Bạn có sự ủng hộ của một MVP (most valuable player: người có tầm ảnh hưởng nhất) tại công ty mới, và việc đó cũng đã nói lên vài điều. Bạn muốn sử dụng thông tin đó để chia sẻ sự kết nối của bạn và thể hiện rằng bạn là ứng viên thích hợp bên cạnh việc trình bày những kinh nghiệm, học vấn của bạn. Bạn cũng muốn đảm bảo bạn đã đề cái tên đó trong đoạn mở đầu của bức thư xin việc.
Câu mở đầu minh họa:
“Khi Sarah Sidle gọi cho tôi đề xuất tôi nên ứng tuyển cho vị trí Trưởng kỹ thuật viên phần mềm, tôi biết rằng đây là công ty và thử thách phù hợp với nền tảng giáo dục kỹ thuật của mình.”
🤹KHÔNG HÀO HỨNG THÁI QUÁ
Đừng sử dụng những lời như “Tôi thực sự rất hào hứng khi tình cờ thấy được bài đăng tuyển dụng cho XYZ…” ngay từ dòng đầu tiên. Điều đó thể hiện rằng như thể bạn chỉ đang sao chép mẫu thư xin việc nào đó và không đặt nhiều nỗ lực, tâm huyết để sửa đổi cho phù hợp với cơ hội mới này. “Hãy bắt đầu với một dòng khẳng định – tại sao công việc này lại khiến bạn hào hứng và điều gì đã mang bạn tới đây.” Jodi Glickman, tác giả của cuốn sách “Great on the Job” gợi ý.
Chìa khóa cho câu mở đầu tinh tế mà vẫn nhận được sự chú ý của nhà tuyển dụng là việc thể hiện bạn thật sự muốn công việc này, nhưng không phấn khích một cách thái quá (đọc: không chuyên nghiệp) hoặc không gây được sự ấn tượng (sử dụng một mở đầu buồn chán)
Ví dụ minh họa:
“Tôi đã say mê theo dõi việc phát hành nền tảng kỹ thuật số mới của quý công ty trong năm qua và khi vị trí Giám đốc Tiếp thị được gắn cờ tuyển dụng, tôi ngay lập tức sắp xếp lại lịch trình của mình để ứng tuyển vào vị trí này.”
🤹HẠ GỤC ĐỐI THỦ VỚI KỸ NĂNG TỐT NHẤT
Cuối cùng, bạn có thể và nên dẫn dắt vào kỹ năng tốt nhất của mình. Nếu công việc bạn đang ứng tuyển yêu cầu những kỹ năng cụ thể mà chỉ có bạn và một số ít người có được, bạn cần phải nêu rõ điều đó.
Thậm chí tạo ấn tượng hơn bằng cách sao lưu những kỹ năng bạn thành thạo với những minh chứng cụ thể. Cũng giống như sơ yếu lý lịch của bạn cần dữ liệu để hỗ trợ làm rõ, thì thư xin việc của bạn cũng vậy.
Hãy ghi nhớ rằng bạn muốn giữ cho bức thư xin việc ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Hãy đi thẳng vào trọng điểm ngay từ câu đầu tiên, giúp thư xin việc của bạn trở nên nổi bật, và giúp cho người quản lý tuyển dụng bận rộn có thể dễ dàng đọc lướt nhanh, “Hầu hết những bức thư xin việc tôi thấy đều quá dài,” John Lees, tác giả của cuốn sách “Knockout CV” chia sẻ.
Câu ví dụ với dẫn chứng hỗ trợ:
“Tôi đang ứng tuyển cho vị trí Phân tích kỹ thuật đua xe bởi vì tôi là một trong số ít những kỹ thuật viên tốt nghiệp với tấm bằng liên quan đến lĩnh vực này, điều này được minh chứng bởi những thiết kế và tối ưu hóa các phương tiện chiến thắng cuộc đua thông qua việc sử dụng hệ thống mã hóa và phân tích của riêng tôi.”
………………………………………
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: theladders.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8943
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 19