Salesforce là một phần mềm quản lý gắn kết doanh nghiệp, và quản trị viên Salesforce có kỹ năng đào tạo các nhân viên khác sử dụng phần mềm đó. Khi ứng tuyển vào vị trí này quản trị viên Salesforce sẽ dùng hồ sơ ứng tuyển để cho thấy giả trị của họ đến với nhà tuyển dụng .Nếu bạn là một ứng viên cho vị trí quản trị viên Salesforce. Bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về cách viết một hồ sơ ứng tuyển sao cho hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn biết thêm về quản trị viên Salesforce, tại sao họ cần hồ sơ ứng tuyển và cách viết một hồ sơ hoàn chỉnh kèm mẹo, bản mẫu và ví dụ.
🌟Quản trị viên Salesforce là gì?
Salesforce là một phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép người sử dụng có thể quản lý tất cả các khía cạnh trong quá trình vận hành kinh doanh của họ, từ các chiến dịch marketing cho đến các nhóm bán hàng và thông tin bán hàng. Quản trị viên Salesforce hoặc quản trị viên là người có khả năng sử dụng phần mềm Salesforce để giúp cho công ty tích hợp các phần mềm và đào tạo nhân viên của họ sử dụng chúng. Quản trị viên Salesforce sẽ cung cấp những hỗ trợ cho công ty và phải hiểu hết các chức năng cũng như khía cạnh từ nền tảng này.
🌟Tại sao hồ sơ ứng tuyển lại quan trọng với quản trị viên Salesforce?
Khi ứng tuyển vào các vị trí quản trị viên Salesforce, bạn có thể cần phải nộp các tài liệu như thư xin việc và hồ sơ ứng tuyển. Hồ sơ này là tài liệu dài một trang thể hiện trình độ của bạn cho vị trí công việc đó. Hồ sơ ứng tuyển rất quan trọng đối với quản trị viên Salesforce vì họ cần chứng minh với nhà quản lý tuyển dụng hoặc nhóm tuyển dụng rằng mình có đủ chứng chỉ và kiến thức về Salesforce để đóng góp vào giá trị của công ty.
🌟Cách viết hồ sơ ứng tuyển cho vị trí quản vị trí viên Salesforce
Bạn có thể tham khảo các bước sau để viết cho mình một hồ sơ quản trị viên Salesforce hiệu quả:
1. Định dạng hồ sơ ứng tuyển quản trị viên Salesforce
Bước đầu tiên để viết hồ sơ ứng tuyển vị trí quản trị Salesforce là định dạng tài liệu bạn đang sử dụng. Định dạng này sẽ hướng dẫn bạn nơi đặt từng phần thông tin trong hồ sơ và định dạng phù hợp nhất với bạn sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bản thân. Đây là ba định dạng phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Theo chức năng: Cấu trúc hồ sơ theo chức năng có thể phù hợp với bạn nếu kỹ năng và thành tích của bạn nổi bật hơn kinh nghiệm làm việc. Ví dụ, nếu bạn có thời gian nghỉ việc ngắn quá trình làm việc của mình hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đam mê, thì định dạng này có thể phù hợp với bạn.
- Theo trình tự thời gian: Định dạng hồ sơ theo trình tự thời gian là tốt nhất cho những người có kinh nghiệm làm việc ổn định. Nếu bạn có quá trình làm việc liên tục, thì có thể cân nhắc sử dụng định dạng theo trình tự thời gian để làm nổi bật ưu điểm đó và nhấn mạnh vào trách nhiệm mà bạn đảm nhiệm ở từng vị trí khác nhau.
- Theo dạng kết hợp: Đây là sự kết hợp giữa các định dạng chức năng và trình tự thời gian, được xem là tốt nhất cho những ứng viên muốn nhảy việc. Định dạng này cho phép bạn tập trung vào cả kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình khi ứng tuyển vào vị trí công việc đó nhưng để lại rất ít thông tin bổ sung.
2. Liệt kê các thông tin gần đây
Khi đã có định dạng hồ sơ cho mình, bạn hãy liệt kê các thông tin ở phần đầu trang. Thông tin này phải bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email công việc của bạn. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng thông tin này để liên hệ với bạn nhằm tìm thêm thông tin hoặc lên lịch phỏng vấn, vì vậy điều quan trọng là phải cung cấp thông tin gần đây nhất của mình.
3. Tạo phần mục tiêu công việc
Mục này thường là đoạn ngắn nằm ở đầu hồ sơ nêu được bạn là ai và giá trị mang đến cho tổ chức như thế nào. Bạn có thể đề cập đến các thành tích, kinh nghiệm và kỹ năng trong mục này. Bởi vì một vài nhà tuyển dụng sẽ quản lý khối lượng lớn các đơn xin việc, điều quan trọng là biết cách tóm gọn và tạo ấn tượng cho phần mục tiêu công việc nhằm ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
4. Thêm kinh nghiệm làm việc
Với tư cách là quản trị viên của Salesforce, kinh nghiệm trước đây của bạn khi làm việc với Salesforce là một phần quan trọng tạo nên giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty. Bằng cách cho họ thấy rằng bạn có khả năng phát triển kỹ năng lãnh đạo và thành thạo Salesforce thông qua kinh nghiệm trước đây của mình, bạn có thể truyền đạt giá trị bản thân. Là một quản trị viên, nhóm tuyển dụng có thể hứng thú đến cách bạn đã dẫn dắt nhóm của mình ở các vị trí trước đây.
5. Nêu trình độ học vấn và bằng cấp của bạn
Dù cho các công ty có thể không yêu cầu trình độ học vấn cao hơn để trở thành quản trị viên Salesforce, nhưng bạn sẽ có nhiều khả năng nhận được đề nghị nếu sở hữu bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ. Trong phần học vấn, hãy thể hiện trình độ kinh doanh hoặc quản lý có liên quan bằng cách đề cập đến nơi bạn đã theo học, thời điểm tốt nghiệp và có thể gồm các thông tin bổ sung như danh hiệu hoặc giải thưởng mà bạn đạt được.
6. Đề cập đến các chứng nhận Salesforce
Là một chuyên gia Salesforce, các chứng chỉ có liên quan cũng rất quan trọng như là kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn có thể kiếm hơn 20 chứng chỉ Salesforce khác nhau, bao gồm một số chứng chỉ dành riêng cho quản trị viên. Dưới đây là một vài chứng chỉ có thể xem xét:
- Quản trị viên Salesforce
- Quản trị viên nâng cao
- Chuyên gia CPQ
- Trình tạo ứng dụng nền tảng
🌟Bản mẫu hồ sơ ứng tuyển quản trị viên Salesforce
Bản mẫu này tuân theo định dạng chức năng, nó tập trung nhiều vào kỹ năng hơn là kinh nghiệm làm việc. Dù kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng, nhưng bạn cũng muốn chắc rằng các kỹ năng của mình súc tích và hấp dẫn, vì chúng nằm ở đầu trang. Bạn có thể điền vào các bản mẫu bên dưới để tạo hồ sơ ứng tuyển vị trí quản trị viên Salesforce cho riêng mình:
[Họ và tên]
[Địa chỉ nơi ở]
[Số điện thoại]
[Email công việc]
Mục tiêu
[Một phần tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc và thành tích của bạn]
Kỹ năng
[Danh sách gạch đầu dòng các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng đã học được từ kinh nghiệm làm việc và giáo dục trước đây]
Kinh nghiệm làm việc
[Chức danh]
[Tên công ty hoặc tổ chức], [Thành phố, bang]
[Ngày làm việc]
[Danh sách gạch đầu dòng về trách nhiệm và thành tích công việc]
[Chức danh]
[Tên công ty hoặc tổ chức], [Thành phố, bang]
[Ngày làm việc]
[Danh sách gạch đầu dòng về trách nhiệm và thành tích công việc]
Giáo dục
[Bằng cấp đã nhận]
[Tên trường cao đẳng hoặc đại học], [Thành phố, bang]
[Ngày nhập học]
[GPA (tùy chọn)]
[Thông tin khác, nếu cần]
Giải thưởng và thành tựu
[Danh sách gạch đầu dòng về những thành tích bổ sung, chẳng hạn như hoạt động tình nguyện, giải thưởng hoặc sở thích đặc biệt]
🌟Ví dụ cho hồ sơ ứng tuyển quản trị viên Salesforce
Đây là phần ví dụ cho hồ sơ của một quản trị viên Salesforce xuất thân là sinh viên tốt nghiệp Đại học Tulsa cùng kinh nghiệm làm việc là quản trị viên Salesforce. Bạn có thể tham khảo ví dụ hồ sơ ứng tuyển này để viết một bản của riêng bạn:
Serdar Yılmaz-Caro
Tulsa, Oklahoma
(555) -555-5555
serdaryılmazcaro@email.com
Mục tiêu công việc
Quản trị viên Salesforce có chứng nhận với hơn 10 năm kinh nghiệm dẫn dắt các thành viên trong nhóm và triển khai phần mềm. Có kỹ năng tốt trong việc giải quyết vấn đề và khắc phục sự cố, với năng khiếu truyền đạt các khái niệm kỹ thuật cho nhân viên không chuyên. Giảm 34% lỗi hệ thống bằng cách triển khai phần mềm mới và phân tích hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến Salesforce để tìm các lỗi phần cứng.
Kỹ năng
- Tiếp thị truyền thông xã hội
- Đảm bảo chất lượng dữ liệu
- Ngôn ngữ lập trình
- Giao diện cơ sở dữ liệu
- Hợp tác ăn ý
- Lãnh đạo xuất sắc
Kinh nghiệm làm việc
Quản trị viên trưởng nhóm Salesforce
Impanel Inc., Tulsa, Oklahoma
Tháng 9, 2005 – Hiện tại
- Lãnh đạo nhóm điều hành Salesforce để quản lý ứng dụng Salesforce sử dụng hồ sơ
- Tạo các hồ sơ và đảm bảo bảo mật và mã hóa thích hợp
- Triển khai các danh sách được chọn, tạo các mẫu email và xây dựng các nền tảng khác
- Thiết kế bảng điều khiển kinh doanh cùng các chức năng của chương trình
Quản trị viên Junior Salesforce
Urbana Josephine Outfitting Co., Tulsa, Oklahoma
Tháng 10, 2000 – tháng 9, 2005
- Cung cấp hướng dẫn cho nhân viên sử dụng phần mềm Salesforce
- Tạo các báo cáo Salesforce bao gồm tóm tắt, biểu đồ tròn và ma trận
- Hỗ trợ quy trình làm việc bằng cách giám sát các cảnh báo và thiết lập email theo thời gian
- Thiết kế các đối tượng tùy chỉnh, buộc các trang và tab phải theo ý khách hàng
Học vấn
Cử nhân kinh doanh trong quản trị kinh doanh
Đại học Tulsa, Đại học Kinh doanh Collins, Tulsa, Oklahoma
Tháng 9 năm 1996 – tháng 5 năm 2000
- Điểm trung bình: 3.6
- Được trao giải thưởng Xuất sắc trong Kinh doanh 1998
- Người nhận khoản tài trợ cho cải tiến máy tính năm 1999
Chứng nhận Salesforce
- Quản trị viên Salesforce
- Quản trị viên nâng cao
- Chuyên gia CPQ
- Quản trị viên đám mây tiếp thị
🌟Mẹo viết hồ sơ ứng tuyển quản trị viên Salesforce
Bạn có thể tham khảo các mẹo sau để tạo cho mình hồ sơ ứng tuyển vị trí quản trị viên Salesforce một cách hợp lý
- Đề cập ít nhất 4 chứng chỉ: Với tư cách là quản trị viên Salesforce, các chứng chỉ của bạn rất quan trọng. Bao gồm ít nhất 4 chứng chỉ Salesforce có thể cho thấy bạn đang nghiêm túc và tận tâm với các hoạt động của Salesforce.
- Sử dụng phần mềm kiểm tra ngữ pháp: Khi chỉnh sửa và đọc lại hồ sơ của mình, bạn có thể nhờ bạn bè và gia đình đọc góp ý và tìm lỗi. Một chương trình kiểm tra ngữ pháp cũng có thể hữu ích, vì nó ít mắc lỗi hơn và có thể cung cấp các đề xuất ngôn ngữ khác nhau.
- Tận dụng các từ khóa trong hồ sơ của bạn: Nhiều cơ quan tuyển dụng sử dụng phần mềm quét đơn ứng tuyển, vì vậy việc đưa các từ khóa vào sơ yếu lý lịch của bạn là rất quan trọng. Xác định các từ và cụm từ quan trọng trong danh sách công việc và bao gồm các kỹ năng và thành tích mà bạn có.
- Sử dụng định dạng sạch sẽ và đẹp mắt: Sử dụng phông chữ chuyên nghiệp và đơn giản, cỡ chữ thích hợp và tránh hình ảnh hoặc định dạng quá phức tạp. Khi bạn định dạng đúng hồ sơ của mình, bạn có thể có cơ hội nhận được lời đề nghị cao hơn.
Xin lưu ý rằng không có công ty nào được đề cập trong bài viết này có liên kết với Indeed.
—————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả với những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: Salesforce Admin Resume: How-to Guide With Template and Example | Indeed.com
- Người dịch: Trần Minh An
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Minh An – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10650
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20