Thuật ngữ ‘trượt màu hồng’ (pink slip), vì nhiều lý do, thực sự là nỗi sợ hãi đối với nhiều người. Với một số người, đó là hiện thực đối mặt với việc mất đi nguồn thu nhập. Những người khác cảm thấy như họ đã thất bại hoặc làm mọi người xung quanh thất vọng. Lòng kiêu hãnh của một người cũng có thể bị ảnh hưởng nếu nghĩ rằng việc mình bị sa thải là quyết định sai lầm. Trải nghiệm mất việc có thể khiến bạn có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực, một trong số đó là “Tôi hẳn là kẻ thất bại”. Tuy nhiên, không có gì có thể kể thay đổi ngoại trừ sự thật.
Có một số lý do khiến mất đi công việc không liên quan gì đến việc trở thành kẻ thất bại. Đôi khi, công ty của bạn hoạt động không đủ tốt để duy trì lượng nhân sự và họ buộc phải sa thải nhân viên. Hoặc mọi người bị đuổi việc bởi họ không phù hợp với văn hóa và cách quản lý của công ty.
Đôi khi những người quản lý không được trang bị đủ kỹ năng cho công việc, và đánh mất những nhân viên chất lượng vì thiếu sót của chính họ. Đó hẳn không phải là lỗi của bạn, và có thể là điều tốt nhất xảy đến với bạn.
“Biến đam mê thành công việc dễ dàng hơn tìm một công việc phù hợp với đam mê”. – Seth Godin
📍 Cắt giảm quy mô là một thực tế rất phổ biến.
Đây là vấn đề mà việc ghi nhớ Thỏa thuận 2 trong 4 Thỏa thuận sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn: Đừng bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì. Có những việc xảy ra trên thế giới không liên quan đến bạn, chẳng hạn như một công ty đưa ra lựa chọn giảm quy mô hoặc cắt giảm nhân viên. Một công ty có thể chọn con đường này vì một số lý do như:
- Điều chỉnh nguồn lực phù hợp nhu cầu thị trường
- Tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí chung
- Nâng cao năng suất bằng cách tự động hóa công việc với máy móc hoặc phần mềm
Những điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và dạy chúng ta một bài học cuộc sống quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sống cuộc sống của chính mình và không hy sinh các mối quan hệ, thời gian rảnh rỗi hay đam mê chỉ để cho công việc.
Nếu một công ty chọn con đường này, sự cống hiến và tinh thần làm việc của bạn sẽ không ảnh hưởng đến quyết định. Tôi không nói là việc bạn làm không đến nơi đến chốn ít nhiều sẽ ảnh hưởng ; tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng giữa việc cống hiến hết mình cho công việc và bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc sống.
Nếu điều này xảy ra với bạn, đừng lo lắng. Có những chương trình hỗ trợ sẽ được đưa ra để giúp bạn tìm kiếm một công việc mới, chẳng hạn như nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi bạn vẫn còn đi làm. Việc này có thể mang đến cho bạn cơ hội tìm được công việc bạn thích hơn.
“Đối với chúng tôi, những thứ dường như là thử thách cay đắng thường là phước lành được ngụy tạo.” – Oscar Wilde
📍 Cách giải quyết khi không phù hợp với văn hóa công ty.
Nếu ban quản lý sa thải bởi bạn không phù hợp với văn hóa công ty (điều này vẫn có thể xảy ra miễn lý do không phải là phân biệt đối xử), bạn có thể cảm thấy như một cái tát.
Tất nhiên, các đội nhóm nên bao gồm nhiều thành viên khác nhau, khi ấy, mỗi người đều mang đến một quan điểm riêng cho công việc. Thật khó để không bị ảnh hưởng, nhưng bạn vẫn nên thử! Sự thật là nếu họ cảm thấy như thế nào, thì bạn cũng đang cảm thấy những điều tương tự.
Nếu vấn đề phù hợp văn hóa tồi tệ đến mức công ty sẵn sàng sa thải bạn, hẳn là bạn sẽ cảm thấy lo lắng và trầm cảm. Rất khó để kết nối với những người không sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe ý tưởng của bạn về công việc.
Sự lo lắng đó có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn không? Điều đó có thể đã xảy ra, và hẳn là bạn cần phải cất bước ra đi. Đây là thời điểm hoàn hảo để tự hỏi bản thân một vài câu hỏi hóc búa.
Tại sao bạn không thể phù hợp với môi trường làm việc? Bạn đang làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, hay đây là dấu hiệu cho thấy bản thân đang đi sai đường? Có thể bạn đã có một số ý tưởng tiến bộ nhưng lại không đánh giá cao, và sự áp bức đang kìm hãm tài năng của bạn.
Hãy những kỹ năng này vào một công ty mới, nơi sẽ khiến bạn cảm thấy được trân trọng và đánh giá cao, hoặc sự rời đi có thể là chất xúc tác thúc đẩy để thành lập công ty của riêng của chính mình. Con đường bạn chọn để giải quyết với tình huống này sẽ định hình những cơ hội bạn theo đuổi trong tương lai.
“Cơ hội không tự xảy ra, hãy tạo ra chúng.” – Chris Grosser
📍 Có quá nhiều người quản lý kém trong môi trường làm việc.
Làm thế nào mà tác phong quản lý kém của một ai đó, hoặc sự phù hợp với công việc lại khiến bạn đánh mất chính mình? Chà, công việc của một nhà quản lý là dẫn dắt nhóm của họ tiến đến sự thành công, hướng dẫn các phương pháp làm việc hiệu quả, đảm bảo sự giao tiếp cởi mở và thúc đẩy môi trường để phát triển. Tuy nhiên, có những người lại không có đủ kỹ năng để đáp ứng những điều kiện trên.
Vấn đề này dẫn đến môi trường làm việc thù địch và mọi người đều không chạm đến được tiềm năng của họ. Thay vì giúp ai đó hiểu họ cần cải thiện ở đâu, mọi người lại đối đầu với nhau. Nếu điều này dẫn đến việc bạn sẽ mất việc, hãy cố gắng tìm kiếm sự thoải mái vì bạn xứng đáng những điều tốt đẹp hơn, và những người như vậy sẽ không bao giờ giúp bạn đạt được điều đó.
Theo Cluer HR, một quản lý tồi sẽ tác động tiêu cực đến nhân viên, thậm chí có thể dẫn đến lý do công ty sa thải bạn. Có thể bạn không cùng tần số năng suất với họ. Cluer HR nói: “Làm việc cho một quản lý tồi có thể gây ra làm tăng sự căng thẳng và lo lắng. Nhiều nhân viên có thể bị thiếu ngủ, điều này làm giảm năng suất của họ ”.
Tuy vậy, không có nghĩa là bạn không có trách nhiệm cá nhân trong các kết quả công việc. Nếu bạn đang phải vật lộn đến mất hứng với công việc hoặc phải những ngày ốm đau làm cái cớ để né tránh, thì việc rời khỏi môi trường như vậy có thể là điều bạn cần ngay lúc này. Mặc dù vậy, trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, hãy nhớ rằng bạn vẫn luôn có thể đến gặp bộ phận nhân sự chia sẻ về những nỗi bâng khuâng.
“Những người lãnh đạo sẽ định hình cách nhân viên trải qua một ngày của họ và liệu đó là niềm vui hay nỗi tuyệt vọng, làm việc tốt hay xấu, khỏe mạnh hay ốm yếu. Thật không may, có rất nhiều ông chủ tầm thường và tồi tệ ở ngoài kia, và luôn có khoảng cách lớn giữa những người tốt nhất và tồi tệ nhất. ” – Robert I. Sutton
📍 Cách xử lý khi đề cập đến vấn đề bạn bị mất việc.
Nếu bạn bị mất việc gần đây và đang lo lắng về việc làm thế nào để nói với người khác, những mẹo đơn giản sau đây sẽ giúp bạn! Hãy nhớ rằng bạn không nợ bất cứ ai trong tất cả những điều đã xảy ra.
Bạn có thể trình bày ngắn gọn, hãy nói một cái gì đó đại loại như “Hiện tại tôi không có việc làm. Đã đến lúc tôi và công ty phải chia tay nhau vì tầm nhìn của chúng tôi khác nhau ”. Bạn không cần phải nói cụ thể cho mọi người về những gì công ty đã bảo.
Khi bạn chia sẻ tin tức này, hãy cố gắng khai thác sự tự tin bên trong của bạn và giữ thái độ tích cực. Việc lo lắng không biết phải làm gì tiếp theo là điều tự nhiên, nhưng hãy nhớ rằng vẫn có điều gì đó tốt hơn ngoài kia đang chờ bạn.
Bạn có thể nói điều gì đó như, “Tôi có một vài triển vọng và ý tưởng về tương lai. Tôi rất hào hứng muốn biết liệu những cơ hội nào sẵn sàng mở ra để tôi có thể tự do theo đuổi một số sở thích ”.
Đứng thẳng và ngẩng cao đầu khi bạn trình bày với mọi người. Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta tiết lộ rất nhiều điều mà chúng ta cảm nhận. Bạn không phải là kẻ thất bại, và sự tự tin mà bạn đang cố gắng thể hiện cần đến từ cách bạn nắm giữ bản thân và thể hiện ngôn ngữ cơ thể.
Bạn đã “mất” đi công việc của mình. Tôi không nghĩ vậy. Bạn biết công việc đó ở đâu. Hãy coi như vũ trụ đang nói với bạn rằng đã đến lúc “tìm thấy” thứ gì đó thậm chí còn tốt hơn. Hãy tin tưởng vào sự sắp đặt của thần thánh. – Mary Frances Winters
Thử thách bản thân để giải quyết cách bạn nhìn nhận trải nghiệm. Tôi biết điều đó rất khó, nhưng thành thạo kỹ năng này sẽ thay đổi cuộc đời theo những cách mà bạn không thể hiểu được. Tôi đã dành nhiều năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, thậm chí đã hoàn thành chương trình thạc sĩ về quản lý và lãnh đạo. Tôi không yêu thích công việc của mình, mặc dù tôi rất giỏi.
Vì vậy, tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm lại bản thân mình và quay trở lại viết lách sau 20 năm gián đoạn. Tôi bắt đầu viết, chỉ kiếm thêm một ít thu nhập lúc đầu. Tiền lương đầu tiên của tôi khi viết là $9, và tôi đã khóc vì ai đó đọc những gì tôi đã viết và tôi kiếm được tiền với tư cách là một nhà văn.
Điều này đã diễn ra trong một vài tháng như một hợp đồng phụ tiếp tục được kí kết. Mặc dù vậy, tôi biết được tiềm năng của mình bởi vì tôi từng có một công việc toàn thời gian và có rất nhiều giờ trong ngày. Tôi đã dự tính bỏ thuốc trong nhiều tháng nhưng lại sợ. Sau đó, đại dịch đã xảy ra, và chúng khiến tôi đau đớn hơn. Suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là sợ hãi, mà là “Điều này thật tuyệt bởi bây giờ tôi nhận ra bản thân có thể kiếm được gì nếu coi việc viết lách như là công việc kinh doanh chứ không còn là một sở thích.”
Khi công ty gọi tôi quay trở lại, tôi đã kiếm được đúng như những gì đã nghĩ, chỉ có điều tôi cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc hơn nhiều so với những năm trước đây. Ban đầu tôi từ chối lời đề nghị của họ, nhưng cuối cùng vẫn quay lại đủ lâu để công ty tìm kiếm người thay thế tôi. Mất việc cho tôi một cơ hội đáng kinh ngạc và điều tương tự cũng có thể xảy ra với bạn. Hãy đủ can đảm để nhận ra nó.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Dương Thảo Ngân
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Dương Thảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10504
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 18