Khi sắp phải đối mặt với câu hỏi này, nhịp tim của bạn báo hiệu nó sắp ra mắt. Dù bạn đã suy nghĩ câu trả lời cẩn thận, bạn vẫn cảm thấy lo lắng. Rốt cuộc: Vì sao họ nên chiêu mộ bạn cho công việc này? Đây là một trong câu hỏi phổ biến nhất đặt ra bởi người phỏng vấn, nhưng luôn khó để giải quyết.
Bạn không muốn thể hiện quá cứng nhắc; như là bạn đã tập dượt trước gương (ngay cả khi bạn có làm như vậy) và bạn muốn gây ấn tượng với họ trong sự dễ mến. Chà, bạn muốn nghe tin tốt chứ? Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia nghề nghiệp về những cách không nên trả lời cho câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”- điều này giúp bạn hạn chế những sai lầm vào các lần tiếp theo khi phải “ngồi trên ghế nóng”.
📝Tỏ ra tuyệt vọng
Sự thật hiển nhiên là: Bạn có thể thực sự rất cần công việc này. Nhưng bạn lại cảm thấy tuyệt vọng với mức lương được đề xuất. Mọi người đều cần trải qua giai đoạn khó khăn về tài chính, và tất nhiên, đó là trải nghiệm căng thẳng ở bất kỳ lứa tuổi và cấp độ nghề nghiệp nào. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là thể hiện sự bình tĩnh và chuyên nghiệp của mình, thay vì tỏ ra cầu xin một mong muốn khác.
Là một chuyên gia nghề nghiệp của TopInterview, Amanda Augustine giải thích, bạn cần khiến người phỏng vấn cảm thấy bạn thật sự hào hứng mà không cần khai thác thông tin cá nhân và riêng tư của bạn. Lời khuyên được đưa ra: “Hãy chia sẻ tập trung về những công việc trước đây, học vấn và các hoạt động khác bạn đã chuẩn bị cho vị trí nghề nghiệp này”.
📝Chỉ tập trung vào bản thân bạn
Câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?”, ở cấp độ bề mặt, có vẻ như là một cơ hội để thể hiện về quá khứ, kỹ năng và những thành tựu của bạn. Tuy nhiên, “con người bạn” là yếu tố không quan trọng trong trường hợp này, họ cần biết hơn về bạn sẽ làm được gì để giúp cho sự phát triển của công ty. Thay vì ca ngợi bản thân, chuyên gia nghề nghiệp Wendi Weiner khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình những chi tiết thực tế để giải thích rõ ràng những điều bạn đã làm. Chuyên gia khuyên rằng bạn hãy đào sâu suy nghĩ bản thân qua một vài câu hỏi sau:
- Bạn sẽ thực hiện hành động nào?
- Bạn đã giúp họ đạt được những chiến thắng quan trọng nào?
- Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể giải quyết một vấn đề hiện tại hoặc tình huống khó xử mà công ty (hoặc ngành của nó) đang gặp phải.
- Bạn có thể tận dụng những kết luận, kỹ năng và nhu cầu văn hóa nào của công ty để thúc đẩy sự hiệu quả, năng suất và lợi nhuận?
📝Chê bai người quản lý hiện tại
Thông thường khi mọi người có nhu cầu tìm kiếm công việc mới, là thời điểm họ đã phát triển hơn người sử dụng lao động hiện tại của mình. Điều này có thể là do không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, một số trường hợp khác, do môi trường làm việc độc hại làm giảm năng suất và khả năng sáng tạo của họ.
Tuy nhiên, đừng viện cớ ở bất kì hoàn cảnh nào để nói xấu sếp và đừng để lộ lý do tại sao bạn muốn nhà thầu độc lập của mình gặp nguy hiểm. “Cho dù công việc hiện tại của bạn đang tồi tệ đến mức nào, hãy chống lại sự cám dỗ việc phàn nàn về quản lý của bạn trong suốt buổi phỏng vấn- đặc biệt nếu bạn được yêu cầu giải thích lý do tại sao bạn là người phù hợp để gia nhập tổ chức”. Augustine giải thích vấn đề rằng: “Sự tiêu cực của bạn chỉ gây cản trở cho cuộc trò chuyện và ảnh hưởng xấu đến cơ hội bạn được nhận việc.”
Và có lẽ sẽ xảy ra trường hợp câu trả lời của bạn không đáp ứng câu hỏi được đặt ra khi mà lý do duy nhất của bạn muốn tìm công việc mới là thoát khỏi vị trí hiện tại- khả năng là sẽ không ai mong muốn thuê bạn.
📝Hành xử một cách ngạo mạn
Tự tin là một phẩm chất lý tưởng ở các ứng cử viên, thể hiện ở việc: bạn biết rõ kỹ năng của bản thân, bạn tin rằng có thể đạt được những thành tựu lớn, và bạn sẵn sàng bắt đầu công việc này. Những đặc điểm tích cực này nên được thể hiện ra, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không trở nên tự đắc với chúng.
Là chuyên gia môi trường làm việc và là nhà tâm lý học tổ chức công nghiệp thực tiễn, tiến sĩ Amy Cooper Hakim, cho rằng sự tự mãn không bao giờ được chấp nhận “Bạn vẫn nên dành thời gian để phân tích điểm mạnh của bản thân, nhưng không có nghĩa bạn cho rằng mình tốt hơn những người khác.”. Cô ấy còn khuyên rằng: “Bộc lộ sự phù hợp của bản thân bạn bằng việc nhấn mạnh những trải nghiệm, bộ kỹ năng và mối quan tâm của mình cho vị trí nghề nghiệp này.”
📝Tạo cảm giác tự ti
Đối lập với lời khuyên bên trên, điều bạn vẫn cần làm là tự hào với những điều bạn đã làm được và hãy sẵn sàng thảo luận cách bạn đã phát triển như một chuyên gia. Nếu bạn để lộ sự thiếu tự tin và có xu hướng khiển trách bản thân mình sẽ khiến nhà tuyển dụng tự hỏi, liệu họ có thể chịu trách nhiệm với quyết định này hay không.
“Đừng thể hiện sự nghi ngờ bản thân khi được hỏi “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?””, huấn luyện viên được chứng nhận Ivy Slater khuyên. Một số cách trả lời không bao giờ nên sử dụng như “Tôi thấy có rất nhiều ứng viên tiềm năng ở đây” hay “Tôi đã học hỏi được nhiều thứ”. Thay vào đó, cô ấy kêu gọi ứng viên xuất hiện với sự tự tin, niềm tin và ngôn ngữ thể hiện sự sẵn sàng đón nhận thử thách của bạn.
📝Trình bày theo kịch bản
Nếu bạn diễn đạt như một chiếc máy nhắc chữ, người phỏng vấn sẽ tự hỏi liệu bạn có chân thành trong việc truyền đạt thông tin hay chỉ đang thể hiện những gì bạn nghĩ họ muốn nghe. Thay vào đó, Weiner khuyên bạn nên chuẩn bị một vài chi tiết bạn muốn thảo luận, điều này nghe vẫn mạch lạc và bình tĩnh. Cô nói thêm “Hãy cân nhắc viết ra một số gạch đầu dòng về những gì bạn muốn nói và luyện tập nhiều lần trong khi vẫn duy trì sự tự nhiên, chân thực và trôi chảy.”
📝Đừng cố thần tượng hóa công ty
Sự thật có thể là, bạn đã luôn mong muốn được làm việc tại công ty này. Và đúng thế, bạn nên để họ biết rằng bạn đã theo dõi quỹ đạo làm việc của họ. Điều này thể hiện sự đam mê và sự cam kết của bạn, đặc biệt nó sẽ là điểm cộng quan trọng cho các ứng cử viên.
Mặc dù vậy, Augustine cho rằng đây không thể là lý do duy nhất bạn nên đưa ra khi trả lời câu hỏi vì sao công ty nên tuyển bạn. Cô ấy khuyên rằng “Hãy bắt đầu bằng việc giải thích bạn phù hợp với vai trò này như thế nào và thông qua những câu chuyện thú vị để thể hiện trình độ của bạn. Cuối cùng, bạn có thể giải thích những gì bạn ngưỡng mộ về công ty và những gì thực sự khiến bạn phấn khích về cơ hội trước mắt.”
—————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: theladders.com
- Người dịch: Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Thu Phương- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10651
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 31