🎯Viễn cảnh
Bạn có một thực tập sinh mới trong khoa lâm sàng hoặc dịch vụ. Bạn đã từng nghe nói từ người khác rằng thực tập sinh này dường có hơi chậm chạp trong việc thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng. Điều này đã dẫn đến các đồng nghiệp khác của họ phải nhận và giúp đỡ các công việc để có thể hoàn thành chúng đúng thời hạn.
🎯Một ví dụ của phản hồi vô ích
Vào một ngày nọ, nhà giám sát bắt gặp một ví dụ về tiến trình trì trệ của thực tập sinh và phê bình lớn tiếng với bạn ấy rằng họ nên tăng tốc lên và hoàn thành các nhiệm vụ của họ, như vậy các đồng nghiệp khác không cần phải kết thúc việc bao che cho họ. Họ đã giật mình và nhìn thấy rằng các bệnh nhân và nhân viên đang dừng lại để nghe nhà giám sát đó quát tháo, nên đã quay đầu và bước ra khỏi phân khu trong sự xấu hổ.
- Tại sao điều này lại trở nên vô ích?
Dạng phản hồi này vô ích là bởi vì mặc dù nó hợp thời (ngay lập tức), thực tập sinh đó đã bị bất ngờ và lời nhận xét bạn nhận có phần bị lớn tiếng, trong một hoàn cảnh không phù hợp (nơi mà các bệnh nhân và nhân viên đang hiện diện và có thể nghe thấy). Thực tập sinh có lẽ đã cảm thấy rằng họ đã làm tốt nhất trong khả năng của mình để hoàn thành các nhiệm vụ một cách hợp lý. Một khi họ mất đi sự tự tin cá nhân, họ có thể sẽ có xu hướng làm đi làm lại nhiều thứ, khi mà họ bị lo lắng rằng họ có thể bỏ lỡ điều gì nữa. Không một đồng nghiệp nào trước đó đã đề cập rằng họ cảm thấy gánh nặng quá mức, thế nên bạn thực tập sinh đó mới cho rằng những người khác rất vui khi giúp đỡ một người mới như họ. Có thể thấy, bạn thực tập sinh đã trở nên rất xấu hổ để quay về phân khu của mình để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
🎯Một ví dụ của phản hồi có hiệu quả
Nhà giám sát vô tình bắt gặp một ví dụ về tiến trình trì trệ của một bạn thực tập sinh vào một ngày nọ, và trong một khoảnh khắc vắng lặng, riêng tư, đã hỏi thực tập sinh ấy rằng họ cảm thấy như thế nào khi làm việc tại vị trí mới. Bạn thực tập sinh nói rằng họ nghĩ họ đang làm rất ổn, cũng như họ đang làm tốt nhất trong khả năng của mình tại vị trí mới một cách hợp lý, cho dù có đang phải làm đi làm lại nhiều thứ để chắc chắn rằng không có sai sót. Sau đó, nhà giám sát đã hỏi họ rằng liệu việc lặp đi lặp lại có hữu ích hay không và họ trông có vẻ yên tâm nói rằng họ vẫn chưa bỏ lỡ bất cứ điều gì cho đến nay. Nhà giám sát cũng hỏi thực tập sinh rằng nếu họ cảm thấy họ đang phải xoay sở để làm kịp tiến độ với các nhiệm vụ được giao, hoặc liệu có những lúc nào mà khi các nhiệm vụ được phân tới và các đồng nghiệp khác đã phải tham gia và giúp đỡ hay không. Bạn thực tập sinh nói rằng vì không ai nói gì bất cứ gì về điều này nên họ cho rằng những người rất vui khi được giúp đỡ một người mới.
Nhà giám sát và thực tập sinh đã cùng nhau bàn luận về một ít các nhiệm vụ đã được thực hiện trước đó, cùng với sự cam đoan của nhà giám sát rằng nếu họ đi theo đúng tiến trình từng thời điểm thì họ sẽ có thể không cần lặp đi lặp lại mọi thứ nữa. Và sau đó, nhà giám sát của tâm sự với thực tập sinh rằng liệu họ có thể nghĩ ra điều gì giúp họ ngừng lo lắng quá nhiều hay không. Bạn thực tập sinh đã không thể nghĩ ra bất cứ điều gì vào lúc đó, cho nên nhà giám sát đã gợi ý rằng họ có thể hỏi nhà giám sát hoặc một thực tập sinh có thâm niên để cho lời khuyên bất cứ khi nào mà họ cảm thấy khó khăn về điều gì. Như thế thực tập sinh có thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn, và nhà giám sát còn nói thêm rằng rất là ‘bình thường’ để cảm thấy lo lắng khi làm việc tại một vị trí mới.
- Tại sao điều này lại hiệu quả?
Có thể nói rằng đây là một phản hồi có hiệu quả bởi vì nó đúng lúc và được thực hiện một cách rất nhạy bén, khi họ hỏi thực tập sinh để có thể phản ánh được ý nghĩ của học trước, và sau đó là trấn an bạn thực tập sinh để cải thiện sự tin cá nhân của riêng bạn. Cuối cùng, nhà giám sát cũng đã động viên thực tập sinh trong việc tìm ra giải pháp cho riêng họ, gợi ý điều gì phù hợp, để giúp bạn cảm thấy an âm; điều này bao gồm việc đề nghị hỗ trợ và tư vấn các vấn đề phức tạp.
…………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: Future Learn
- Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11020
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 13