Lợi ích của việc sử dụng Internet là không thể phụ nhận được. Thậm chí ngày nay, khi mọi người trên khắp thế giới đang đặt câu hỏi về khả năng đầu độc diễn ngôn của mạng xã hội, chúng ta có thể nói rằng Internet là phát minh quan trọng của thời đại. Trong vài giây, bạn có thể giao tiếp với bất kỳ ai có truy cập Internet ở bất kỳ đâu trên thế giới. Bạn có thể nghĩ rằng điều này sẽ làm cho Internet trở thành một mô hình đại diện thu nhỏ của thế giới, nơi nhân khẩu học được thể hiện một cách chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự nhìn vào ngôn ngữ trên Internet, chúng lại kể một câu chuyện khác.
Internet dường như có vấn đề với tiếng Anh. Cụ thể, ngôn ngữ tiếng Anh hoàn toàn thống trị nội dung được đưa lên World Wide Web. Tại sao lại như vậy? Có phải đơn giản là người sử dụng tiếng Anh hơn các ngôn ngữ khác trên Internet? Chúng tôi đã xem xét về sự bất thường này.
Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Internet
Có hai biện pháp sử dụng ngôn ngữ trên internet, và chúng nói lên hai câu chuyện khác nhau.
Nếu bạn đang xem có bao nhiêu người sử dụng Internet, thì 10 ngôn ngữ trực tuyến hàng đầu phản ánh dân số trên thế giới ít nhất phần nào đó sự chính xác.
Những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới (Phần trăm thế giới)
1. Tiếng Anh (15,0%)
2. Tiếng Trung Quốc (15,0%)
3. Tiếng Hindi (7.2%)
4. Tiếng Tây Ban Nha (6.9%)
5. Tiếng Pháp (3.8%)
6. Tiếng Ả Rập (3,7%)
7 . Tiếng Nga (3,6%)
8. Tiếng Bengali (3,6%)
9. Tiếng Bồ Đào Nha (3.2%)
10. Tiếng Indonesia (2,6%)
Ngôn ngữ trực tuyến được người dùng sử dụng nhiều nhất (Phần trăm thế giới)
1. Tiếng Anh (25,4%)
2. Tiếng Trung Quốc (19,3%)
3. Tiếng Hindi (8,1%)
4. Tiếng Tây Ban Nha (5,3%)
5. Tiếng Pháp (4,1%)
6. Tiếng Ả Rập (4,1%)
7. Tiếng Nga (3,2%)
8. Tiếng Bengali (2,9%)
9. Tiếng Bồ Đào Nha (2,6%)
10. Tiếng Indonesia (2,2%)
(Ước tính dân số rất khác nhau tùy theo nguồn. Tổng dân số thế giới được truy xuất từ Ethnologue và tổng dân số Internet từ Internet World Stats)
Trong khi người sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trên Internet lại chiếm quá mức, những con số này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên vì Internet vẫn đang trong giai đoạn tồn tại tương đối sớm. Những con số này cũng có khả năng tăng mạnh trong những thập kỷ tới. Từ năm 2000 đến năm 2018, người dùng tiếng Anh trực tuyến đã tăng gần 650%. Mặc dù điều này nghe có vẻ nhiều, nhưng nó vẫn tương đối nhỏ khi so với 2,391 phần trăm của người dùng Trung Quốc hoặc 8,616 phần trăm của người dùng Ả Rập.
Tuy nhiên, nếu bạn xem số liệu thống kê của W3Techs để biết lượng nội dung ở mỗi ngôn ngữ trực tuyến, thì lại xuất hiện một xu hướng khác.
Ngôn ngữ trực tuyến được sử dụng nhiều nhất (tính theo lượng nội dung, đơn vị: phần trăm thế giới)
- Tiếng Anh (54,0%)
- Tiếng Nga (6,0%)
- Tiếng Đức (6,0%)
- Tiếng Tây Ban Nha (4,9%)
- Tiếng Pháp (4,0%)
- Tiếng Nhật (3,4%)
- Tiếng Bồ Đào Nha (2,9%)
- Tiếng Ý (2,3%)
- Tiếng Ba Tư (2,0%)
- Tiếng Ba Lan (1,7%)
Giả sử những con số này là chính xác, chúng hơi thực sự hơi khó hiểu. Từ đây ta thấy Tiếng Trung Quốc xếp thứ hai cả về ngôn ngữ trực tuyến và trên thế giới nhưng lại không lọt vào top 10 (đứng ngay sau tiếng Ba Lan). Trong khi bạn có thể mong đợi những con số này sẽ dần thay đổi, thì gần như không có sự thay đổi nào trong thế kỷ qua. Điều này đưa ta đến câu hỏi tiếp theo.
Tại sao lại có nhiều Internet bằng tiếng Anh?
Không thể hiểu rõ ngay lập tức rằng tại sao lại có khoảng cách ngôn ngữ người dùng nói và nội dung trực tuyến có sẵn. Nó có ý nghĩa rằng tiếng Anh sẽ bắt đầu khá xa trước; lịch sử ban đầu của Internet chủ yếu bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Nó đã dự đoán rằng vào năm 1990, 80% nội dung trực được được sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Và sau đó thì lượng nội dung Tiếng Anh được giảm đi đáng kể, nhưng vẫn giữ được vị thế với hơn một nửa số nội dung trên internet. Sự thống trị lâu dài của tiếng Anh có thể cho thấy sự thiên vị hơn đối với ngôn ngữ Tiếng Anh trên Internet.
Hầu hết tất cả các công ty lớn nhất trên internet đều ưu tiên tiếng Anh. Google, Amazon và Facebook đều có trụ sở tại Hoa Kỳ, và vì vậy Tiếng Anh luôn là ưu tiên hàng đầu. Điều này không có nghĩa là các công ty internet đã không đạt được những bước tiến để có thể sử dụng các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những người phải đưa ra quyết định về ngôn ngữ nào đáng để đầu tư tài nguyên.
Có thể xu hướng của các ngôn ngữ trên Internet phản ánh một cách thực tế hơn về các ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chung của nhiều quốc gia. Tiếng Anh chỉ có khoảng 360 triệu người bản xứ, nhưng lại có số lượng người học nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Để tiếp cận thị trường toàn cầu, thì đây là điều cần thiết để có một số hiểu biết về tiếng Anh.
Có vấn đề gì nếu mỗi ngôn ngữ đều được sử dụng trực tuyến?
Có một câu nói nổi tiếng rằng lịch sử được viết bởi những người chiến thắng, và bạn có thể nói thêm rằng lịch sử có thể được viết bằng tiếng Anh. Một bài báo của Guardian đã dựa vào sự phân chia ngôn ngữ kỹ thuật số cho thấy cách tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất để mô tả các quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Đông Âu như thế nào. Mặc dù đó chỉ là một khía cạnh của thực thể khổng lồ – Internet, nhưng nó cho thấy người dùng tiếng Anh đang định nghĩa thế giới trực tuyến như thế nào.
Có những nội dung được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho phép nhiều giọng nói được lắng nghe hơn trên mạng. Google có thể triển khai các công cụ để dịch các trang web ngay lập tức, nhưng điều đó không giống với việc có nhiều quan điểm.
Vậy làm thế nào để điều chỉnh được điều này? Khi một ngôn ngữ như tiếng Hindi (với khoảng 180 triệu người sử dụng được ngôn ngữ chính gốc trên thế giới) chỉ chiếm khoảng ít hơn 0,1% nội dung trên mạng. Điều này muốn nói lên dường như chúng ta đang mắc kẹt với sự bất bình đẳng về ngôn ngữ này. Nhưng điều đó không nhất thiết phải đúng.
Một nghiên cứu về các ngôn ngữ của Internet dự đoán rằng Tiếng Anh đang trên đà phát triển như ngôn ngữ trực tuyến. Nghiên cứu nói rằng số lượng người nói tiếng Ả Rập, tiếng Hindi và tiếng Trung Quốc ngày càng tăng và cuối cùng sẽ vượt qua phần lớn tiếng Anh. Mặt khác,có ý kiến cho rằng nghiên cứu đã được thực hiện từ sáu năm trước và các dự đoán dường như không được đưa ra bởi các xu hướng gần đây. Tuy nhiên, có lẽ đó chỉ là một quá trình chậm rãi để mục tiêu cuối cùng sẽ dẫn đến việc thể hiện nhiều ngôn ngữ hơn.
Một số nhóm không có đủ kiên nhẫn để ngồi lại và xem liệu sự thể hiện có thay đổi một cách tự nhiên hay không. Trong một kế hoạch cho tương lai của tiếng Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặc biệt kêu gọi nhu cầu sử dụng tiếng Pháp trực tuyến nhiều hơn. Những người tích cực dùng đa ngôn ngữ của Wikipedia đang cố gắng tạo ra những nội dung đa ngôn ngữ hơn trên Wikipedia. Mặc dù sẽ cần một sự thay đổi văn hóa rất lớn để thay đổi những tỷ lệ này, nhưng chắc chắn có thể đây là những bước đầu tiên trong một phong trào lớn hơn.
Thật khó để biết rằng liệu Internet sẽ trở thành một điều tốt hay xấu đối với sự đa dạng ngôn ngữ của thế giới. Một mặt, có những dự án như Wikitongues đang cố gắng bảo vệ ngôn ngữ khỏi sự diệt chủng bằng cách ghi chép lại. Mặt khác, có nhiều dự đoán cho biết dưới 5% trong tổng số các ngôn ngữ sẽ được sử dụng trên mạng thường xuyên. Con số 5% này sẽ bao phủ một phần lớn thế giới, nhưng không phải tất cả. Tương lai của ngôn ngữ – cho dù tất cả chúng ta đều nói một ngôn ngữ duy nhất hay thế giới mang nhiều ngôn ngữ trở lại từ sự tuyệt chủng – rất có thể phải dựa vào khả năng của Internet để kết nối, không chỉ là một số ít may mắn mà là cả thế giới.
———————————————
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Bài viết gốc:https://www.babbel.com/en/magazine/internet-language
- Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11244
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 27