Bạn có bao giờ tự hỏi “Bí quyết của sự thành công là gì?”.
Bạn nộp đơn xin việc vào vị trí mà bạn yêu thích và sau đó rất hào hứng khi nhận được lời mời phỏng vấn từ công ty. Mọi thứ vẫn đang diễn ra suôn sẻ đúng như ý bạn và bạn bắt đầu nuôi hy vọng rằng công ty sẽ sớm nhận bạn vào vị trí công việc đó.
Nhưng không, thay vì lời mời đến làm việc, bạn chỉ nhận lại được một lá thư cảm ơn kèm theo lời nhắn rằng họ thấy bạn không phù và quyết định chọn một ứng viên khác.
Ngay lúc này, bạn được phép thất bại, được phép buồn bã và thậm chí là có thể tức giận với bản thân. Vốn dĩ đây là những cảm xúc và phản ứng rất bình thường. Tuy nhiên, sẽ không khôn ngoan chút nào nếu bạn để những cảm xúc này bao trùm và “nuốt chửng” bạn dần dần, sau đó khiến bạn phá bỏ mục tiêu ban đầu của mình. Những người thành công không như vậy, họ không để sự thất bại bủa vây lấy mình, giết chết và làm tắt ngúm đi ước mơ rực cháy trong họ.
Chắc chắn, những người thành công như họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức và cảm giác như bản thân đang bị “xì hơi”. Nhưng đổi lại, họ cũng thay đổi và “sốc” lại tinh thần một cách rất nhanh chóng. Họ bắt đầu lên kế hoạch cho những bước tiến và mục tiêu tiếp theo để chạm tới con đường thành công.
Còn bạn thì sao? Bạn vẫn đang để mình chìm sâu trong cảm giác xấu hổ và đầy tội lỗi mỗi khi thất bại?
Đừng quá lo lắng nếu bạn đang gặp tình trạng này nhé, bởi hầu hết chúng ta sinh ra đã được “lập trình” từ nhỏ rằng thất bại là điều xấu, điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng tư duy đó là điều sai lầm nhất đối với nhân loại chúng ta – “thất bại” thực sự là một điều cần thiết để dẫn chúng ta đến con đường của sự thành công.
🔷Đừng Để Bị Cám Dỗ Bởi Sự Hoàn Hảo
Điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là: Cốt lõi của việc chống lại thất bại chính là tìm kiếm sự hoàn hảo và dĩ nhiên “hoàn hảo” thì không tồn tại.
Đó là lý do tại sao những người cầu toàn cũng có khả năng sẽ trở thành những người “trì hoãn kinh niên” .
Như “Psychology Today” đã nhắc đến trong bài viết “Những cạm bẫy của chủ nghĩa hoàn hảo”: những người không ngừng đi tìm kiếm sự hoàn hảo sẽ là những người ngăn bản thân có cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ, đầy thử thách. Đó là bởi vì những người theo “chủ nghĩa hoàn hảo” thường ít có sự sáng tạo và đổi mới hơn những người khác – cộng với đó là họ ít có khả năng chịu đựng được những rủi ro, điều bất thường trong cuộc sống. Tất cả những điều này đã khiến họ trở nên quá để tâm vào thành tích của bản thân và tự tạo vỏ bọc bảo vệ mình. Thật đáng tiếc là những đặc điểm này khiến cho họ tự cản trở bản thân khỏi sự tập trung nên cần có khi thực hiện và học hỏi những điều mới mẻ hơn.
Xin nhắc rõ rằng: Phấn đấu cho sự hoàn hảo không giống như phấn đấu cho sự xuất sắc.
Vế đầu nghĩa là một cuộc hành trình đi vào ngõ cụt của những “kẻ ngốc” cố tìm kiếm những điều không thể đạt được; trong khi vế thứ hai hàm ý rằng thực sự chỉ là cố gắng hết sức cho mục tiêu (“cố gắng hết sức mình” là điều mà tất cả chúng ta đều có thể làm được).
Và có một vấn đề khác mà những người cầu toàn gặp phải nên cần giải quyết. Cụ thể rằng khi họ không đạt được lý tưởng mong muốn của mình, họ tự đẩy mình vào “vực thẳm” của sự chán nản và thất bại. Như bạn cũng có thể tự tưởng tượng được, nếu tình trạng này thường xuyên lặp đi lặp lại, họ sẽ dần không thể thoát ra khỏi vực thẳm này mà lún sâu hơn vào cảm giác cay đắng, chán nản về cuộc đời.
Vì vậy, hãy quên đi việc tìm kiếm sự hoàn hảo mà thay vào đó hãy tập trung vào việc luôn cố gắng làm hết sức mình.
🔷Tại Sao Thất Bại Lại Là Điều Tốt
Gần đây, một bài báo của Forbes về “Thất bại trên con đường đến thành công: Tại sao thất bại là thành tố quan trọng để đi đến thành công” đã giúp giải thích lý do tại sao hầu hết mọi người đều phản đối và có thành kiến về sự thất bại.
Bài viết đã tham khảo nghiên cứu của hai nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới – Daniel Kahneman và Amos Tversky – những người đã được trao giải Nobel cho những nghiên cứu của họ. Họ phát hiện ra một điều rất thú vị: Ảnh hưởng của một trận thua lớn gấp đôi so với ảnh hưởng của một trận thắng.
Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó trước đây chưa?
Điều đó có nghĩa là thất bại có tác động tiêu cực đến chúng ta lớn hơn nhiều so với tác động tích cực của một chiến thắng tương đương. Do đó không có gì là ngạc nhiên khi mà hầu hết mọi người đều sợ thất bại.
Và, bài viết này sẽ khiến cho “thất bại” trở nên thú vị hơn các bạn biết…
Amazon (cùng với Apple, Facebook và Google, được coi là một trong bốn công ty công nghệ lớn hàng đầu thế giới) đã hình thành và duy trì giá trị văn hóa “chấp nhận thất bại”. Và Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon – tin rằng văn hóa này là một trong những lý do chính giúp công ty đạt được những thành tựu to lớn trong 25 năm qua. Trong một bức thư gửi các cổ đông, ông đã nói rằng: “Thất bại luôn đi kèm với óc sáng tạo. Nó không tùy tiện. Chúng tôi hiểu và tin vào việc sớm thất bại, lặp đi lặp lại thất bại như vậy sẽ dẫn chúng tôi đến con đường đúng đắn.”
Sự thật là thất bại có thể mở ra một thế giới và cơ hội thú vị hơn cho bạn.
Nó làm như vậy bằng cách nào?
Bằng cách liên tục hướng dẫn cho bạn những con đường mới để đi tiếp và bằng cách giúp bạn học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình để bạn có thể làm tốt hơn. Nó cũng giúp bạn xác định được rằng điều gì là phù hợp hay không phù hợp đối với cuộc sống của bạn.
Vì vậy, thay vì xem điều gì đó là điều tác động tiêu cực cho sự thành công, bạn nên xem nó như một công cụ hỗ trợ để mở được cánh cửa của sự thành công. Một công cụ sẽ giúp bạn liên tục tinh chỉnh hành trình của mình trong cuộc sống.
Nếu bạn vẫn cần những điều thuyết phục hơn cho rằng bí quyết thành công là thất bại, thì hãy mời bạn đọc các đoạn trích dưới đây được tổng hợp từ bài viết “10 câu chuyện nổi tiếng về sự thất bại dẫn đến con đường thành công”: (Đọc kỹ bài viết hơn TẠI ĐÂY )
- J.K. Rowling đối mặt với một loạt thất bại ngay sau khi tốt nghiệp đại học, bao gồm: thất nghiệp, hôn nhân đổ vỡ và trở thành một người mẹ đơn thân. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ cuộc sống, cô ấy đã “tận dụng” những thất bại này để làm động lực thúc đẩy mình viết nên bộ truyện giả tưởng Harry Potter – bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử.
- Walt Disney cũng không có một khởi đầu dễ dàng. Anh bỏ học lúc còn trẻ trong một lần thất bại khi nỗ lực gia nhập quân đội. Sau đó, một trong những dự án kinh doanh đầu tiên của ông – Laugh-o-Gram Studios – bị phá sản. Ông ta cũng bị một tòa soạn báo ở Missouri sa thải vì “không đủ sáng tạo”. (Vâng, bạn đã đọc chính xác rồi đấy.) Ông ta có bị “đánh bại” bởi những thất bại này không? Chỉ cần hỏi Mickey Mouse.
- Michael Jordan nói về sức mạnh của sự thất bại: “Tôi đã ném trượt hơn 9.000 lần trong sự nghiệp của mình. Tôi đã thua gần 300 ván. 26 lần tôi được mọi người tin thực hiện cú ném quyết định và đều trượt. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác trong đời. Và đó là lý do tại sao tôi thành công.”
🔷Chấp Nhận Thất Bại, Chuẩn Bị Cho Thành Công
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn “tỉnh ngộ”.
Thất bại từ lâu đã bị coi là hủi, là xui rủi; nhưng trên thực tế đó là một nhân tố quan trọng và vô hại đối với sự thành
Tất nhiên, mẹo của sự thành công chính là phải thay đổi và phát triển tư duy của bản thân. Hãy coi thất bại là bàn đạp dẫn đến thành công và coi thất bại là bài học kinh nghiệm quan trọng.
Bạn đã sẵn sàng đón nhận những thất bại trong cuộc sống và sau đó bước đi trên con đường thành công một cách đầy tự hào chưa?
Hy vọng rằng bài viết mà iVolunteer chia sẻ có thể giúp bạn tự hào bước đi trên con đường tìm kiếm sự thành công của mình.
____________________________________________________
- Tác giả: Leon Ho
- Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Hoàng Hứa Huyền Thoa
- Khi chia sẻ, phải trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Hoàng Hứa Huyền Thoa – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/19401
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 61