Biết sử dụng nhiều ngôn ngữ là một tài sản quý giá của bản thân. Mọi người học ngoại ngữ vì nhiều lý do khác nhau như kinh doanh hoặc phát triển bản thân. Khi học nhiều ngoại ngữ, người học có thể chọn cách học từng ngoại ngữ một hoặc học cùng một lúc.
Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “Làm cách nào để học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc?”, đồng thời nêu ra các lý do vì sao nên chọn cách học cùng lúc nhiều ngoại ngữ thay vì học từng cái một.
💐 TẠI SAO NÊN HỌC NHIỀU NGÔN NGỮ CÙNG LÚC?
- Kỹ năng tư duy linh hoạt: Khi học hai ngôn ngữ cùng lúc bạn có thể mở rộng trí não theo những cách mới hơn, từ đó có được kỹ năng tư duy linh hoạt và thúc đẩy được các chức năng học tập linh hoạt của bộ não.
- Cải thiện kỹ năng học ngôn ngữ: Người học nhiều ngôn ngữ cùng lúc có thể phát triển được kỹ năng học ngôn ngữ theo một cách khác biệt so với học lần lượt.
💐 11 CÁCH HỌC NHIỀU NGÔN NGỮ CÙNG LÚC?
- Tìm kiếm động lực học: Cố gắng tìm ra một động lực học mà bạn có thể duy trì ổn định lâu dài. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi tự phản ánh và đánh giá xem cái gì thúc đẩy bạn học một ngôn ngữ mới. Những lý do hay niềm đam mê của cá nhân bạn thường duy trì động lực lâu hơn những lý do khách quan.
- Chọn ngôn ngữ để học:
- Ngôn ngữ khác biệt: Bạn có thể chọn hai ngôn ngữ khác nhau về nhánh, bảng chữ cái hoặc cấu trúc ngữ pháp khi mới bắt đầu học nhiều ngôn ngữ cùng lúc nhằm giảm khả năng bị lẫn lộn giữa các ngôn ngữ (ví dụ: Trung – Đức, Tây Ban Nha – Phần Lan).
- Dễ hay khó: Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh thì những tiếng như Đức hay nhánh tiếng Hoa sẽ khó đối với bạn, thay vào đó tiếng Roman sẽ dễ hơn. (ví dụ: Trung – Tây Ban Nha, Pháp – Séc).
- Một ngôn ngữ đã biết trước: Nhiều người đã học ngoại ngữ ở trường, vì vậy bạn có thể thử học lại ngôn ngữ đó đồng thời học ngôn ngữ thứ hai mới. Nếu bạn học Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ, bạn có thể bắt đầu với ngôn ngữ đó và một ngôn ngữ mới.
- Tính khả dụng: Khi chọn ngôn ngữ để học bạn nên xem xét tính khả dụng của nền tảng học tập hoặc khoá học bạn có thể sử dụng và so sánh các yếu tố như phong cách học tập hay chi phí học.
- Xen kẽ từng cái khi mới bắt đầu học: Sau khi chọn ngôn ngữ bạn đang học, bạn có thể bắt đầu quá trình của mình bằng cách học xen kẽ hai ngôn ngữ. Chọn một ngôn ngữ bạn muốn học đầu tiên và học lên trình độ trung cấp, sau đó thêm ngôn ngữ thứ hai. Nó có thể giúp bạn duy trì sự tiến bộ ổn định với cả hai ngôn ngữ nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về một trong số chúng.
- Đặt mục tiêu cho từng ngôn ngữ: Giống như việc học một ngôn ngữ cùng một lúc, việc đặt mục tiêu học tập là điều quan trọng khi bạn học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Có các mục tiêu khác nhau cho mỗi ngôn ngữ thường giúp ích cho quá trình học. Bạn có thể đặt mục tiêu cao cho ngôn ngữ này là đọc và viết; mục tiêu cho ngôn ngữ kia là giao tiếp trôi chảy. Điều này có thể giúp bạn tập trung hơn vào việc học với từng ngôn ngữ. Bạn cũng có thể chọn một ngôn ngữ làm ngôn ngữ ưu tiên của mình và tập trung nhiều hơn vào ngôn ngữ đó hơn ngôn ngữ thứ hai.
- Lập kế hoạch học tập: Tạo một kế hoạch học tập và cố định với nó. Học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc có thể khó hơn học một ngôn ngữ, vì vậy hãy phản ánh điều đó trong kế hoạch của bạn. Hãy cho bản thân thêm thời gian với mỗi bài học và mong đợi sự tiến bộ ít hơn so với học một ngôn ngữ. Chọn cách bạn phân chia thời gian giữa các ngôn ngữ của mình.
- Chọn nền tảng học tập: Cho dù bạn đang học một hay năm ngôn ngữ, việc chọn nền tảng học tập phù hợp nhất với bạn là điều quan trọng. Hãy thử các nền tảng khác nhau và sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mà bạn thích nhất. Bạn có thể sử dụng cùng một nền tảng cho cả hai ngôn ngữ hoặc chọn hai nền tảng chia ra cho hai ngôn ngữ.
- Làm việc với các phong cách học tập khác biệt: Một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng khi học ngôn ngữ mới là flashcards. Nhiều phong cách và công cụ học tập khác cũng hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ và việc kết hợp một số phong cách và công cụ đó vào việc học của bạn có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ mục tiêu của mình. Sử dụng nghệ thuật, khái niệm hình ảnh hoặc phương tiện âm thanh đều hữu ích.
- Tách biệt các khu vực học tập: Trong kế hoạch học tập của bạn, hãy chỉ định thời gian và không gian riêng cho từng ngôn ngữ. Việc có không gian riêng cho từng ngôn ngữ sẽ giúp tâm trí bạn tách biệt các ngôn ngữ bằng cách liên kết từng ngôn ngữ với không gian của nó.
- Đắm chìm trong ngôn ngữ: Nhiều chuyên gia ngôn ngữ khuyên bạn nên đắm mình vào ngôn ngữ mục tiêu của mình càng nhiều càng tốt. Tìm những người khác nói ngôn ngữ bạn đang học và nói chuyện với họ, đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoặc video hoặc đăng lên mạng xã hội bằng từng ngôn ngữ đó. Nếu có thể, hãy đi du lịch đến những nơi có người bản xứ nói ngôn ngữ mục tiêu của bạn. Trải nghiệm sâu sắc có thể mang lại cho bạn trải nghiệm thực tế, giúp ích cho quá trình học tập.
- Thực hành cái này với cái kia: Khi bạn đạt đến trình độ trung cấp với ngôn ngữ mục tiêu của mình, hãy bắt đầu thực hành chúng cùng nhau mà không cần sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Tạo flashcards dịch giữa hai ngôn ngữ của bạn hoặc xem phim bằng một ngôn ngữ với phụ đề từ ngôn ngữ kia. Điều này giúp bạn suy nghĩ trôi chảy bằng ngôn ngữ mục tiêu, đồng thời củng cố mối liên hệ với các khái niệm thay vì từ ngữ.
- Hãy vui vẻ trong khi học: Bên cạnh việc sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và thói quen học tập nhất quán, một khía cạnh quan trọng của việc học các ngôn ngữ mới chính là sự vui vẻ. Bằng cách thêm sự phấn khích, giải trí hoặc phần thưởng vào hệ thống học tập của mình, bạn có thể giúp bản thân duy trì sự hứng thú và động lực trong học tập.
- Nguồn: Đội ngũ Biên tập Indeed
- Người dịch: Hoàng Anh
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/24009
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 4343