Mọi người sững sờ khi tôi nói với họ rằng tôi là một nạn nhân của vụ bắt cóc bị giam giữ và sau đó đã rời đi với ông bà nội sau trận chiến giám hộ đó, chỉ để sau đó được đoàn tụ với mẹ tôi trong sự bảo vệ của nhân chứng. Tôi đã kể lại cuộc hội ngộ đó xảy ra như thế nào trong một số câu chuyện, và mọi người đã đặt câu hỏi rằng liệu tôi có nói thật không.
Có vẻ như họ không thể giải thích tại sao điều này đã từng xảy ra với ai đó, hoặc rằng tôi có thể viết về nó một cách nghiêm túc như vậy. Những điều như thế này, và còn tệ hơn thế nữa, xảy ra hàng ngày với mọi người. Điều gì ở một số người này đã giúp họ vượt qua những khoảng thời gian khó khăn? Câu trả lời là khả năng phục hồi. Có bảy phẩm chất cốt lõi mà những người kiên cường, phục hồi nhanh đã chia sẻ.
Những đặc điểm này bao gồm khả năng đặt mục tiêu và tự nhận thức của họ. Họ cũng luôn hiểu các ranh giới và có sự kiểm soát tâm lý nội bộ. Những điều này giúp họ trong nhiệm vụ tìm kiếm sự chấp nhận trong khi vẫn hy vọng, lạc quan và tích cực. Họ cũng đảm bảo một nhóm người lành mạnh bao quanh họ; một nhóm người sẽ khuyến khích sự phát triển và mục tiêu của họ.
💎1. Họ đặt mục tiêu THÔNG MINH
Một phần của việc có một tinh thần kiên cường có nghĩa là bạn có thể duy trì hy vọng. Có mục tiêu và hướng tới kết quả bạn khao khát là một thành phần quan trọng của khả năng phục hồi. Mục tiêu T.H.Ô.N.G M.I.N.H là một trong những loại mục tiêu tốt nhất mà bạn có thể đặt ra vì chúng giúp mọi người đặt mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được. Chúng cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và kịp thời.
Quan tâm đến cấu trúc mục tiêu của bạn theo cách này sẽ giúp bạn làm việc đúng hướng. Bằng cách đáp ứng các mục tiêu nhỏ hơn, có thể đo lường được, bạn có thể ăn mừng những cột mốc thành tựu quan trọng trong suốt chặng đường. Những chiến thắng nhỏ này giúp những người kiên cường tiếp tục tiến lên, ngay cả khi quá trình này có vẻ khó khăn, dễ chán nản. Điều đó xây dựng lòng tin vào khả năng của họ và động viên họ tự nhận thức về bản thân. Tự nhận thức là một phần quan trọng của việc thiết lập mục tiêu và khả năng duy trì sự kiên cường.
💎2. Họ tập trung vào sự tự nhận thức về bản thân
Những người kiên cường sở hữu khả năng tự nhận thức về điểm mạnh và hạn chế của họ. Họ cũng đồng cảm với cảnh ngộ của người khác. Nhà tâm lý học và tác giả Daniel Coleman giải thích rằng nhận thức về bản thân là “ một sự thể hiện khả năng nhìn nhận chính xác của ai đó về cảm xúc, suy nghĩ và giá trị của bản thân cùng với khả năng hiểu cách chúng tác động đến hành vi của chính họ”.
Sử dụng chánh niệm và các công cụ khác, những người kiên cường học cách tìm ra tác nhân của họ, lựa chọn phản ứng và phát triển hệ thống niềm tin của họ. Sau đó, họ có thể sử dụng kiến thức này để xác định cách họ sẽ hành xử, bao gồm cả những ranh giới mà họ đặt ra.
💎3. Khả năng thiết lập và hiểu các ranh giới
Ranh giới là một kỹ năng mà những người kiên cường luyện tập hàng ngày để thành thạo. Thiết lập ranh giới là điều không xảy ra nhanh chóng và nó có thể là một quá trình đầy thử thách. Ranh giới quan trọng trong cuộc sống của chúng ta vì chúng giúp chúng ta bảo tồn các nguồn tài nguyên hữu hạn của mình. Thời gian trong ngày của chúng ta là có hạn, và ranh giới cho chúng ta khả năng quyết định những gì chúng ta cho phép tiến vào cuộc sống của mình.
Những người kiên cường nhận ra rằng có ranh giới cho phép họ kiểm soát cách họ được người khác đối xử và cách họ đối xử với chính mình. Những người đấu tranh để trở nên kiên cường trong việc đối mặt với những tổn thương tinh thần thường gặp khó khăn khi thiết lập ranh giới. Marquita Herald đưa ra những dấu hiệu cho thấy bạn không khỏe mạnh (hoặc không có ranh giới):
- Nói có, ngay cả khi bạn thực sự muốn nói không.
- Không bao giờ dành thời gian để trở nên rõ ràng về các giá trị hoặc sự ưu tiên của bạn.
- Làm những điều bạn không muốn hoặc cảm thấy sai trái chỉ để giữ hòa bình.
- Không có ranh giới rõ ràng cho các tiếp xúc cơ thể không phù hợp.
- Cần sự thẩm định của người khác khi đưa ra lựa chọn về cuộc sống của bạn.
- Thường xuyên trải qua cảm giác choáng ngợp vì quá nhiều cam kết.
- Mong đợi những người thân thiết nhất biết khi nào họ làm bạn khó chịu mà bạn không nói gì.
Ranh giới là về việc giữ gìn sức khỏe tinh thần của bạn và bảo vệ sự tỉnh táo của bạn. Điều cần thiết là chúng ta phải có ranh giới để dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân và hạn chế tối đa thời gian mà chúng ta dành cho những người khiến ta đau khổ. Nếu không có chúng, bạn sẽ đâm đầu mà cố chấp quá sức, sẽ chấp nhận những điều mà đáng ra không nên và sử dụng năng lượng của mình cho những kẻ kiểm soát tâm lý bên ngoài.
💎4. Khả năng tìm ra điểm kiểm soát tâm lý nội bộ
Vị trí kiểm soát tâm lý, một khái niệm được phát triển bởi Julian B. Rotter vào năm 1954, đề cập đến mức độ mà mọi người tin rằng họ có thể kiểm soát kết quả của các sự kiện trong cuộc sống của họ, trái ngược với các lực lượng bên ngoài (ngoài tầm ảnh hưởng của họ). Có hai loại điểm kiểm soát tâm lý: bên trong và bên ngoài.
Những người kiên cường có khả năng kiểm soát tâm lý nội bộ cao hơn. Các cá nhân với sự kiểm soát tâm lý nội bộ tin rằng hành vi của họ được hướng dẫn bởi các quyết định và nỗ lực cá nhân của họ, và họ có quyền điều khiển những điều họ có thể thay đổi. Sở hữu khả năng kiểm soát tâm lý nội bộ có liên quan đến niềm tin vào sự thành công của bản thân, niềm tin mà bạn có về việc có thể làm điều gì đó thành công (Donatelle, 2011).
Khi còn là một cô gái trẻ, tôi đã tự hứa với mình khi phải vật lộn với việc bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi vì ma túy và các hoạt động phạm pháp. Tôi đã thề sẽ không kết thúc như những gì mà các con số thống kê cho thấy tôi sẽ phải như vậy. Ở tuổi 12, tôi không hiểu rằng đây là một điểm kiểm soát tâm lý nội bộ. Vài năm sau, khi tôi đã là một học sinh năm nhất trung học, mẹ tôi đã tham gia bảo vệ nhân chứng. Tôi đã phải đấu tranh ở đó một vài tháng. Cuộc sống thật tàn nhẫn và không công bằng, và tôi tức giận về lý do tại sao những điều khủng khiếp này cứ xảy ra với tôi.
Chúa ghét tôi sao? Đó là số phận hay định mệnh của tôi khi những người tôi yêu thương đều ra đi? Tôi cảm thấy mình giống như cái bao cát cá nhân của vũ trụ, nhưng cuối cùng tôi tự nhắc nhở bản thân rằng tôi đã có một kế hoạch. Tôi sẽ tham gia các lớp học đại học vào ban đêm, tốt nghiệp sớm và đảm bảo rằng cuộc sống của tôi sẽ khác đi. Những điều tồi tệ sẽ xảy ra với chúng ta mà không phải lỗi của ai, nhưng cách người kiên cường phản ứng với nó là dựa trên những nỗ lực mà họ có thể thực hiện để thay đổi hoàn cảnh của mình.
💎5. Họ tập trung vào việc thực hành sự chấp nhận
Trở thành nạn nhân của tổn thương tinh thần không có nghĩa là bạn phải có tâm lý nạn nhân. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người đều gây ra những tổn thương nhất định cho người khác. Chúng ta không có lỗi vì những điều đó và không nên gánh vác những thứ như đổ lỗi và phán xét. Những người kiên cường lấy năng lượng đó và tập trung vào việc tìm kiếm sự chấp nhận. Theo Mạng khôi phục nền tảng, bốn bước sau có thể giúp bạn tiến tới việc chấp nhận:
- Chấp nhận và tìm thấy sự thoải mái trong hành động của họ trong thời kỳ khủng hoảng
- Tạo một chiến lược đối phó để vượt qua sự kiện và hậu quả của nó
- Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội từ bạn bè, gia đình hoặc một nhóm hỗ trợ
- Nhận ra rằng họ đã hành động trong tình huống khủng hoảng mặc dù sợ hãi
Liệu sự chấp nhận có giúp bạn chữa lành vết thương lòng? Chữa bệnh có phải là một khả năng có thật không? Những người cho thấy khả năng phục hồi có thể giải quyết nó dần dần qua các giai đoạn phục hồi. Bộ não liệt kê các giai đoạn này như:
- Giai đoạn một: An toàn, ổn định và khắc phục tình trạng rối loạn điều hòa
- Giai đoạn thứ hai: Tưởng nhớ, Thương tiếc và Đi đến sự Thỏa hiệp với những Kỷ niệm Đau thương
- Giai đoạn ba: Kết nối lại và hội nhập
- Giai đoạn 4: Phát triển sau chấn thương tâm lý (PTG)
Giai đoạn bốn bao gồm những người đã đi đến phía bên kia của vết thương lòng. Giai đoạn này là nơi bạn nhận ra rằng những điều bạn đã trải qua trên thực tế đã làm nên con người của bạn ngày hôm nay. Nếu không có những gì bạn đã trải qua, bạn sẽ không thể truyền cảm hứng và động lực cho những người đang gặp khó khăn ngay lúc này. Đây là bước nơi mà sự chấp nhận, thay đổi suy nghĩ và thay đổi tâm lý tích cực trong một cá nhân, có thể mang lại tiếng nói cho những người cần họ.
💎6. Họ nuôi dưỡng sự lạc quan, hy vọng và tích cực
Những người kiên cường trở thành tia sáng của lạc quan, hy vọng và tích cực bằng cách làm mẫu cho hành vi đó. Bất chấp bất kỳ những đau thương nào họ đã trải qua, họ đều hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn. Họ luôn biết rằng những người khác đã trải qua những điều còn tồi tệ hơn, và mặc dù điều đó không làm mất đi sự tổn thương của họ, nhưng nó khiến họ luôn tìm kiếm những mặt tích cực trong những tình huống tồi tệ hơn.
Chakell Wardleigh đưa ra một số mẹo mà những người kiên cường làm để duy trì cảm giác tích cực này. Cô ấy nói rằng việc thay thế từ “to” bằng từ “cho” sẽ giúp bạn thay đổi cách nghĩ của mình một cách lâu dài. Hãy tự hỏi bản thân, “Tại sao điều này lại đến với tôi (Tích cực hơn),” thay vì “Tại sao điều này lại xảy ra với tôi”(Mang hàm ý tiêu cực).
Một cách khác để tạo ra những suy nghĩ tích cực là ghi nhật ký về lòng biết ơn. Một cách quan trọng khác để đạt được những rung cảm tích cực này là bao quanh bạn với những người mà bạn yêu thương và quan tâm. Loại người mà bạn bao quanh mình với các mối quan tâm.
💎7. Họ xây dựng nhóm lành mạnh
Một khía cạnh quan trọng của con người là nhu cầu kết nối của chúng ta. Những người kiên cường là những người mạnh mẽ, nhưng họ không tự mình vượt qua những điều đau thương. Những người xung quanh họ đều động viên năng lượng, tầm nhìn và sự thành công của họ.
Những người kiên cường biết điều này quan trọng và hạn chế thời gian dành cho những người cản trở mục tiêu và tư duy tích cực của họ. Nó có thể bị cạn kiệt khi chúng ta vây quanh mình với những người không khuyến khích chúng ta phát triển và có thể kìm hãm chúng ta.
Đừng để những tổn thương tâm lý trong quá khứ ngăn cản bạn phát huy tiềm năng của mình trong cuộc sống này. Một nhà trị liệu, hoặc huấn luyện viên cuộc sống, có thể giúp bạn phát triển những đặc điểm này để bạn có thể kiên cường hơn và kiên trì trong những lúc xung đột.
Mỗi người chúng ta đã trải qua một địa ngục cá nhân độc nhất để có được vị trí như ngày hôm nay, và đó không phải là một kỳ tích nhỏ. Bạn không bao giờ biết ai cần nghe câu chuyện của bạn, hoặc những thứ khác mà bạn vẫn phải đóng góp. Vì vậy, hãy tiếp tục cẩn trọng tiến về phía trước, tiếp tục viết kể tiếp về câu chuyện của bạn ở những trang sau và cung cấp cho nó tất cả những gì bạn có.
“Đó là phản ứng của bạn trước nghịch cảnh, không phải bản thân nghịch cảnh sẽ quyết định câu chuyện cuộc đời bạn sẽ phát triển như thế nào.” – Dieter F. Uchtdorf
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/7-core-qualities-of-resilient-people.html
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8003
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 29