Liệt kê các thông tin kỹ năng đáng giá cho những nhà tuyển dụng. Họ phác thảo mức độ nhận biết của ứng cử viên ngoài trình độ học vấn. Nó cho thấy họ có kinh nghiệm tiếp xúc với những kỹ năng khác nhau liên quan đến công việc. Tuy nhiên, có một cách thích hợp để để trình bày những danh sách này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn luận về tầm quan trọng của việc liệt kê các kỹ năng và cách để định dạng dúng trong sơ yếu lý lịch của bạn.
Tại sao việc liệt kê các kỹ năng là vô cùng quan trọng?
Các kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng phải có trong sơ yếu lý lịch. Ngoài trình độ học vấn, kiến thức và kinh nghiệm với các kỹ năng đặc biệt là những gì các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Bộ kỹ năng cá nhân của bạn sẽ cho thấy bạn có khả năng trong công việc gì. Nếu danh sách của bạn đa dạng, bạn sẽ trở nên có khả năng thích hợp để tuyển dụng nhiều hơn vì bạn có thể làm được đa dạng công việc hơn những ứng cử viên khác.
Cách để liệt kê kỹ năng của bạn trong sơ yếu lý lịch
Chọn mọi kỹ năng một cách cẩn thận và liệt kê chúng một cách có tổ chức. Dưới đây là danh dách các bước làm thế nào để liệt kê kỹ năng của bạn trong sơ yếu lý lịch:
- Hiểu các kỹ năng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong ngành của bạn.
- Liệt kê tát cả các kỹ năng đặc biệt của bạn.
- Loại bỏ các kỹ năng ít liên quan nhất.
- Xem xét các mô tả công việc.
- Xắp xếp các gạch đầu dòng.
- Cung cấp các ví dụ.
1. Hiểu các kỹ năng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong ngành của bạn.
Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực của bạn và xác định kỹ năng nào mà nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất. Khi bạn đã hoàn thành trong việc tổng hợp chúng, hãy tìm hiểu thêm các kỹ năng tổng quát hơn mà tất cả các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao. Với tất cả các kỹ năng cần thiết đã thu thập được, hãy lược qua danh sách của bạn và tìm ra kỹ năng nào bạn trọng dụng nhiều nhất.
2. Liệt kê tất cả các kỹ năng đặc biệt của bạn.
Xem qua danh sách đã tổng hợp của bạn và xác định những kỹ nào là hàng đầu của bạn. Mặc dù bạn có thể có một danh sách dài các kỹ năng, nhưng hãy ưu tiên những kỹ năng mạnh nhất của bạn. Trong danh sách này, hãy tổng hợp cả kỹ năng chung và kỹ năng cụ thể theo ngành.
3. Loại bỏ các kỹ năng ít liên quan nhất.
Bây giờ bạn hãy thu hẹp danh sách những kỹ năng ngoại lệ của bạn. Hãy chỉnh sửa lại danh sách cho phù hợp. Xem xét vai trò cụ thể mà bạn đang tìm kiếm và xác định cần thiết cho vai trò đó. Loại bỏ bất kì kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Loại bỏ bất kỳ kỹ năng nào trong danh sách của bạn không liên quan trực tiếp tới vai trò bạn sẽ làm việc.
4. Xem xét các mô tả công việc.
Tương tự như các bước trên, hãy đọc qua mô tả công việc thực tế cho vai trò mà bạn quan tâm. Cân nhắc lựa chọn từ ngữ và cách họ mô tả các chức năng nhất định. Ví dụ, nếu mô tả giải thích rằng các ứng cử viên phải thích nghi với môi trường thay đổi liên tục, thì khả năng thích ứng là một kỹ năng mà bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình.
5. Xắp xếp các gạch đầu dòng
Đến phần này, bạn cần phải hoàn thành việc liệt kê các kỹ năng có liên quan trong sơ yếu lý lịch của mình. Bước tiếp theo vô cùng đơn giản để tổng hợp chúng. Việc tổ chức hợp lý bộ kỹ năng của bạn để đảm bảo nhà tuyển dụng dễ dàng xác định đâu là các kỹ năng mà họ đang tìm kiếm. Hầu như tất cả mọi người đều lựa chọn gạch đầu dòng để sắp xếp các mục tiêu của họ. Danh sách ngắn hơn thường được sắp xếp thành một duy nhất và danh sách dài hơn sẽ chia theo từ 2 đến 3 cột. Bạn có thể liệt kê chúng theo thứ tự chữ cái, theo mức độ liên quan hoặc theo thứ tự kinh nghiệm.
6. Cung cấp các ví dụ.
Mặc dù không được yêu cầu, nhưng một vài người vần đưa ra các ví dụ cụ thể về những kỹ năng họ đã sử dụng. Làm như vậy sẽ tăng thêm giá trị và khả năng được tuyển dụng của bạn. Ví dụ: Bạn có thể giải thích rằng bạn đã thể hiện kỹ năng giao tiếp nâng cao của mình bằng cách trình bày ý tưởng mới với một khách hàng phức tạp. Bạn đã thuyết phục họ mua các dịch vụ bổ sung, tăng khoản thanh toán dịch vụ hàng tháng của họ lên 20% và tăng thêm 10% lưu lượng truy cập vào trang web của họ hàng ngày. Thêm các ví dụ như vậy bên dưới danh sách các kỹ năng của bạn và gắn nhãn cụ thể chúng dưới dạng ví dụ hoặc thông tin bổ sung.
Các câu hỏi thường gặp
- Danh sách sau cung cấp các câu hỏi thường gặp liên quan đến các kỹ năng trong sơ yếu lý lịch:
- Bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình bao nhiêu kỹ năng?
- Xem xét những kỹ năng nào?
- Làm thể nào bạn có thể xác định những kỹ năng nào mà bạn có?
- Một số kỹ năng chung mà tất cả các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm là gì?
Bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình bao nhiêu kỹ năng?
Số lượng những kỹ năng bạn đưa vào sơ yếu lý lịch của mình là do bạn quyết định. Xem xét các kỹ năng phù hợp nhất trong ngành của bạn cùng với những gì mà một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở từng cá nhân. Nếu tất cả các nguồn liệt kê ra được khoảng 10 kỹ năng, thì hãy liệt kê cả 10 kỹ năng đó. Tuy nhiên, một khi bạn đạt đến phạm vi 25-30, thì sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên lộn xộn. Thường sẽ có phần không gian hạn chế trên sơ yếu lý lịch, vì vậy hãy chọn kỹ năng của bạn thật cẩn thận.
Xem xét những kỹ năng nào?
Kỹ năng có rất nhiều loại chẳng hạn như các thành phần trong tầm hiểu biết và những khả năng. Có các kỹ năng cứng, thường là kỹ năng kỹ thuật cụ thể và kỹ năng mềm, thường là kỹ năng giữa các cá nhân hoặc các đặc điểm tính cách như giao tiếp hiệu quả và đáng tin cậy.
Làm thế nào để bạn xác định những kỹ năng bạn có?
Khi xác định bộ kỹ năng của riêng bạn, hãy xem xét trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Nghĩ về các dự án hoặc bài báo bạn đã hoàn thành ở trường và các nhiệm vụ, máy móc hoặc ứng dụng bạn đã làm trong công việc. Tự hỏi bản thân những kỹ năng nào đã áp dụng vào các hoạt động đó. Nếu bạn xuất sắc trong việc viết bài, thì bạn có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản đặc biệt và kỹ năng nghiên cứu tiềm năng cũng rất tốt. Nếu bạn đã làm việc với một loại ứng dụng nhất định, chẳng hạn như QuickBooks, thì bạn có kỹ năng ghi sổ và nhập dữ liệu.
Một số kỹ năng chung mà tất cả các nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì?
Các ứng viên tốt không chỉ có các kỹ năng cụ thể cho công việc mà còn có kinh nghiệm làm việc nhóm chung trong môi trường làm việc. Một số kỹ năng chung mà hầu hết các nhà tuyển dụng tìm kiếm bao gồm:
- Giao tiếp bằng lời nói và văn bản
- Giải quyết vấn đề
- Tổ chức
- Khả năng lãnh đạo
Các ví dụ kỹ năng trong những danh mục khác nhau
Các ngành và vai trò khác nhau đòi hỏi các bộ kỹ năng khác nhau. Một số chia sẻ các kỹ năng trong khi những người khác yêu cầu những khả năng độc đáo làm trung tâm cho lĩnh vực của họ. Danh sách các danh mục sau đây phác thảo các kỹ năng chung cần thiết trong các danh mục khác nhau:
Y khoa
Các chuyên gia y tế yêu cầu một danh sách phong phú các kỹ năng cứng để thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của họ. Các kỹ năng đó khác nhau tùy theo loại nghề y, tuy nhiên, tất cả các kỹ năng sau đều phổ biến trong tất cả:
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng miệng tốt để nói chuyện với bệnh nhân
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp giữa các cá nhân để làm việc với trợ lý và các nhân viên y tế khác
- Kỹ năng phân tích để xác định các mối quan tâm về sức khỏe ở bệnh nhân
- Kỹ năng máy tính để ghi thông tin và quản lý máy móc và ứng dụng liên quan đến sức khỏe
Lập trình
Các chuyên gia lập trình có bộ kỹ năng rất độc đáo, bao gồm sự hiểu biết thấu đáo về các ngôn ngữ lập trình phức tạp. Các kỹ năng khác bao gồm:
- Học nhanh và áp dụng các ý tưởng mới
- Toán cao cấp
- Kỹ năng viết tốt để báo cáo các vấn đề về mã
- Sự tháo vát và sáng tạo để xử lý các vấn đề phức tạp về mã
Văn phòng
Nhiều nhân viên văn phòng chia sẻ các kỹ năng giống nhau bất kể ngành nghề cá nhân. Một số kỹ năng của họ bao gồm:
- Quản lý hồ sơ và thủ tục giấy tờ
- Sổ sách kế toán
- Giao tiếp tốt bằng lời nói, bằng văn bản và giữa các cá nhân
- Kinh nghiệm nâng cao với các thiết bị như máy tính, máy in và máy fax
- Kỹ năng nâng cao trong các ứng dụng phổ biến như Microsoft Word và PowerPoint
Các mẫu ví dụ cho phần kỹ năng
Có nhiều cách khác nhau để mọi người định dạng phần kỹ năng của họ. Danh sách sau đây mô tả một số phương pháp sau:
Dùng gạch đầu dòng
Dùng dấu đầu dòng là cách phổ biến nhất mà mọi người định dạng phần kỹ năng của họ. Chúng có thể chia thông tin thành một danh sách hoặc nhiều cột:
– [Kỹ năng 1]
– [Kỹ năng 2]
– [Kỹ năng 3]
Mở rộng dấu đầu dòng
Một số người mở rộng dựa trên các gạch đầu dòng của họ, đi vào chi tiết hơn về từng kỹ năng. Do thông tin bổ sung, đây thường là danh sách dấu đầu dòng một cột:
[Kỹ năng 1]: [Giải thích về số năm kinh nghiệm bao gồm chứng chỉ bổ sung hoặc thông tin liên quan khác]
Phân loại
Những người có bộ kỹ năng đa dạng thường chia danh sách của họ thành các danh mục. Điều này giúp nhà tuyển dụng điều hướng các bộ kỹ năng và khả năng phức tạp hơn:
[Loại 1]
[Kỹ năng 1]
[Kỹ năng 2]
[Loại 2]
[Kỹ năng 1]
[Kỹ năng 2]
Phần ví dụ về các kỹ năng
Danh sách các ví dụ sau đây cho thấy các mẫu ở trên chứa đầy thông tin về công việc cụ thể cho điều dưỡng:
Các gạch đầu dòng
- Nhận thức văn hóa
- Sự chú ý đến chi tiết
- Tư duy phản biện
- Quản lý thời gian
- Giao tiếp giữa các cá nhân
Mở rộng các dấu đầu dòng
Nhận thức về văn hóa: Hơn 4 năm kinh nghiệm với nhiều chủng tộc, nguồn gốc và tôn giáo khác nhau, hiểu biết vừa phải về quan điểm của họ về quy trình điều dưỡng và y tế
Giao tiếp mạnh mẽ bằng miệng và bằng văn bản: Hơn 6 năm trong cơ sở y tế làm việc với bệnh nhân và các chuyên gia khác
Khả năng thích ứng: Hơn 2 năm kinh nghiệm trong các phòng cấp cứu, thích ứng với việc thay đổi lịch trình và các trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu
Phân loại
Chung
- Nhận thức văn hóa
- Sự chú ý đến chi tiết
- Tư duy phản biện
Phần mềm
- HealthOne
- MediWorks 2.0
—————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8019
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 39