Tại Hoa Kỳ, có một số câu hỏi là bất hợp pháp trong quá trình phỏng vấn và những ngăn cấm này vẫn có hiệu lực trong thời gian đại dịch.
Những câu hỏi vượt quá giới hạn bao gồm những câu được hỏi nhằm tiết lộ thông tin về một ứng viên mà có thể được dùng để phân biệt đối xử chống lại họ.
“Luật tiểu bang và liên bang phân biệt đối xử dựa trên một số danh mục được bảo vệ, chẳng hạn như nguồn gốc quốc gia, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, khuyết tật, hồ sơ phạm tội và kết án, tình trạng xuất ngũ, chủng tộc, giới tính hay tình trạng mang thai, đều không được phép hỏi.” – Luật sư về lao động và việc làm Lori Adelson trả trong cuộc phỏng vấn với Business Insider.
“Bất kỳ câu hỏi nào yêu cầu một ứng viên tiết lộ thông tin về những chủ đề trên mà không liên quan đến công việc sẽ vi phạm các luật phân biệt đối xử của nhiều liên bang và tiểu bang.”
Những câu hỏi không nên hỏi trong suốt buổi phỏng vấn bao gồm:
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Bạn đã từng có tiền án tiền sự nào không?
- Bạn còn độc thân hay đã kết hôn?
- Bạn có thực hiện bất kỳ nghi lễ tôn giáo nào không?
- Bạn có phải là công dân Hoa Kỳ không?
- Bạn có kế hoạch sinh con không?
- Tiếng Anh có phải ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn không?
- Bạn còn bao nhiêu khoảng nợ?
- Bạn có dùng thức uống có cồn không?
- Bạn có phải người nghiện ma túy không?
Bất kỳ câu hỏi nào không liên quan cụ thể đến công việc đều có thể gây nguy hiểm. Những câu hỏi đơn thuần dựa trên nhân khẩu học (tuổi tác, chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc,…) có thể khiến các tổ chức gặp rắc rối. Nhưng, có nhiều cách để hỏi những câu tương tự như vậy nhưng được diễn đạt theo cách có liên quan hơn đến các nhiệm vụ của công việc.
📍Những cách hay nhất để hỏi những câu hỏi như vậy
Ví dụ thay vì hỏi “Bạn sống ở đâu?”, hãy hỏi ứng viên xem họ có gặp trở ngại nào về phương tiện di chuyển đến địa điểm làm việc. Cũng có thể hỏi ứng viên đã sống bao lâu tại địa chỉ hiện tại. Hãy lưu ý rằng thông tin này vẫn có thể có trong sơ yếu lý lịch của ứng viên.
Thay vì hỏi “Bạn bao nhiêu tuổi?”, hãy mô tả những yêu cầu thể chất của công việc, sau đó hỏi xem ứng viên có thể gặp vấn đề gì với những yêu cầu đó không.
Thay vì hỏi “Tiếng Anh có phải ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn không?”, hãy yêu cầu họ đánh giá kỹ năng giao tiếp cá nhân của mình hoặc hỏi họ có thể nói thông thạo những ngôn ngữ nào. Nếu kỹ năng nói hoặc viết ở một ngôn ngữ cụ thể là yêu cầu cần thiết của công việc thì có thể xác nhận mức độ thông thạo của họ trong ngôn ngữ đó.
Thay vì hỏi “Bạn có tiền án tiền sự nào không?”, hãy đặt câu hỏi cụ thể hơn như “Bạn có bao giờ bị cáo buộc tội gian lận không?” Đương nhiên, tất cả công đều dễ bị lừa khi tuyển sai người làm việc cho họ và câu hỏi nhìn chung khá ổn.
Thay vì hỏi “Bạn có phải là công dân Hoa Kỳ không?, hãy hỏi xem họ có đủ điều kiện hợp pháp để làm việc tại Hoa Kỳ không.
Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) đặc biệt khuyến cáo không nên hỏi một số loại câu hỏi về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia hoặc tuổi tác.
Được viết trên trang web của EEOC: “Những loại câu hỏi này có thể không khuyến khích một số người nộp đơn ứng tuyển, có thể bị một số cá nhân nghi ngờ và được xem là bằng chứng về ý định phân biệt đối xử trong công ty.”
“Nếu bạn không hỏi những thông tin khi quyết định tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng bảo vệ doanh nghiệp của mình trước khiếu nại phân biệt đối xử về tuyển dụng.”
—————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích
Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/10-interview-questions-that-are-illegal-even-during-a-pandemic
Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9215
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17