Hầu hết các chuyên gia đều muốn một công việc không chỉ mang lại sự ổn định về tài chính mà còn đem lại công việc họ yêu thích. Nhưng ngay cả khi bạn đã tìm được công việc yêu thích thì hoàn cảnh có thể thay đổi khiến bạn phải rời bỏ. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích 10 lý do tại sao bạn có thể rời bỏ một công việc yêu thích và cung cấp các phương pháp để thực hiện một quá trình chuyển đổi suôn sẻ.
💡Rời bỏ một công việc yêu thích
Bạn thích thú với các nhiệm vụ hàng ngày và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình. Rời khỏi một vị trí như thế này có vẻ khác thường, nhưng có một số lý do chính đáng khiến mọi người chọn rời khỏi công việc yêu thích để tìm các cơ hội khác:
1. Mức lương cao hơn
Cho dù bạn yêu thích công việc của mình nhiều đến đâu, nếu công việc đó không trả đủ lương cho bạn để đáp ứng các trách nhiệm hoặc mục tiêu tài chính của mình thì bạn có lý do chính đáng để đảm nhận một vị trí khác với mức lương cao hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng lời mời việc làm với mức lương cao hơn để phục vự việc tăng lương ở công ty hiện tại nếu không muốn rời đi, nhưng bạn hãy chuẩn bị để nhận công việc mới nếu cấp trên từ chối yêu cầu của mình.
2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một số công việc vô cùng tốt đi kèm với cái giá của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn. Ngay cả khi bạn thích thú với công việc hàng ngày ở văn phòng nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian đi làm hoặc bỏ lỡ các sự kiện và hoạt động quan trọng của gia đình thì một công việc linh hoạt thời gian hơn một chút có thể giúp bạn cân bằng tốt hơn giữa sự nghiệp và đời sống cá nhân.
3. Chuyển đi
Chuyển đi khỏi khu vực, tiểu bang hoặc quốc gia là một trong những lý do phổ biến nhất để rời bỏ một công việc rất tốt. Bạn có thể cần phải chuyển nhà để gần gia đình hơn hoặc người bạn đồng hành của bạn có thể nhận được lời mời làm việc từ một công ty ở khu vực khác. Dù lý do là gì, nếu bạn đang chuyển đi và không thể thực hiện công việc hiện tại của mình từ xa thì đã đến lúc bạn phải rời bỏ.
4. Cơ hội lâu dài tốt hơn
Đôi khi, bạn phải nghĩ về triển vọng lâu dài hơn là những tiện nghi ngắn hạn. Sau khi bạn đã ở trong một vị trí được vài năm và đã nắm vững các nhiệm vụ của công việc thì đã đến lúc bạn nên tìm kiếm các cơ hội cao hơn. Các công ty khác có thể có nhiều điều kiện để thăng tiến hơn so với công ty hiện tại của bạn.
5. Thiếu khả năng thăng tiến
Trừ khi bạn đang đứng đầu hệ thống cấp bậc trong công việc thì bạn nên luôn luôn nhận thức được tiềm năng của mình đối với khả năng đi lên trong công ty. Ngay cả khi bạn yêu thích công việc của mình nhưng nếu không có nơi nào để bạn tiếp tục phát triển và xây dựng kỹ năng của bản thân thì bạn có thể cần phải tìm kiếm một sự thăng tiến ở ngoài tổ chức của mình để giữ cho sự nghiệp không bị đình trệ.
6. Chuyển đổi nghề nghiệp
Trong một số trường hợp, bạn có thể yêu thích công việc của mình nhưng lại muốn có một thử thách mới trong một lĩnh vực, ngành nghề hoàn toàn khác. Việc chuyển đổi nghề nghiệp gần như luôn luôn đòi hỏi bạn phải rời bỏ công việc hiện tại, thậm chí đó là công việc bạn yêu thích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công việc của công ty bạn làm thì bạn có thể ở lại với tổ chức của mình trong vai trò mới.
7. Tránh sự chấm dứt
Mặc dù bạn có thể yêu thích công việc của mình, nhưng công ty có thể chuẩn bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng với bạn vì bất kỳ lý do nào – một số sự thực hiện liên quan đến công việc và một số thì không. Nếu bạn đã xác nhận rằng mình gần đi đến việc chấm dứt hợp đồng thì tốt nhất là bạn nên rời khỏi công việc theo các điều khoản riêng của mình trước đó.
8. Đi học trở lại
Một số chương trình cấp bằng hoặc chương trình nâng cao sau đại học cho phép bạn tham gia các lớp học trực tuyến theo lịch trình của riêng mình. Tuy nhiên, những lớp khác yêu cầu bạn tham gia toàn thời gian để đạt được bằng cấp mình muốn. Nếu bạn quay lại trường học toàn thời gian thì không chắc sẽ có thể tiếp tục làm việc theo lịch trình làm việc bình thường của mình.
9. Chăm sóc gia đình
Việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người thân ốm đau hoặc cha mẹ già yếu, có thể khiến bạn phải nghỉ việc. Trong những trường hợp này, chi phí thuê dịch vụ chăm sóc ngoài thường đắt hơn những gì bạn tự làm. Nếu việc tự chăm sóc gia đình là hợp lý về mặt tài chính hoặc nếu bạn chỉ muốn làm việc đó thay vì thuê người khác thì bạn sẽ cần phải rời khỏi công việc của mình.
10. Công ty đang suy yếu
Một số công ty phải đối mặt với những thách thức buộc họ phải hạn chế nghiêm ngặt với nhân viên của mình hoặc đóng cửa hoàn toàn. Nếu công ty của bạn đang gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng tài chính thì tốt nhất bạn nên rời khỏi vị trí của mình trước khi công ty thất bại và tìm một công việc mới.
💡Cách để rời khỏi một công việc bạn yêu thích
Nếu bạn đã sẵn sàng rời bỏ một vị trí mà mình yêu thích thì hãy sử dụng các cách sau để giúp bạn thực hiện điều đó một cách thành công dù vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng của bạn:
Thực hành trước: Thực hành lời phát biểu từ chức của mình với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình trước khi bạn có cuộc trò chuyện thực sự với người quản lý của mình. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và chuẩn bị cho mọi lời phản bác.
Trò chuyện: Chia sẻ trực tiếp ý định rời bỏ công việc của mình với người quản lý thay vì qua email hoặc gọi điện thoại. Giải thích tại sao bạn nghỉ việc và bày tỏ lời cảm ơn về tất cả những gì bạn đã học và trải nghiệm được ở vị trí của mình.
Giữ vững lập trường: Nếu bạn chắc chắn đã đến lúc phải rời bỏ công việc của mình, hãy kiên định, ngay cả khi quản lý của bạn cố gắng thuyết phục bạn ở lại. Giữ thái độ tích cực và tôn trọng trong suốt cuộc trò chuyện.
Cung cấp một bức thư: Cung cấp tài liệu được viết dưới dạng đơn từ chức để người quản lý của bạn bổ sung vào hồ sơ nhân sự cá nhân là điều thường lệ và tôn trọng.
Đưa ra nhiều thông báo: Chia sẻ ý định từ chức của mình càng sớm càng tốt để công ty có nhiều thời gian tìm người thay thế.
Hỗ trợ với quá trình chuyển đổi: Hỏi về cách để mình có thể trợ giúp trong quá trình chuyển đổi. Chuẩn bị tài liệu liên tục hay liên kết với người thay thế mình để giúp họ thành công khi bước đầu.
Thông báo cho đồng nghiệp của mình: Trò chuyện với đồng nghiệp hoặc chia sẻ tin tức về sự rời khỏi của bạn trong một cuộc họp toàn công ty sau khi bạn đã có cuộc nói chuyện về việc từ chức với người quản lý của mình.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
· Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/leaving-a-job-you-love
· Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh
· Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10060
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 27