📣 Việc nói trước đám đông – thường được xem như là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất – thứ khiến bạn phải đổ mồ hôi tay mỗi khi nhắc đến. Nhưng có rất nhiều cách để giải quyết sự lo lắng này và giúp bạn học cách trình bày một bài phát biểu đáng nhớ. Dưới đây là 10 lời khuyên mà bạn có thể tham khảo :
💡 Lo lắng là chuyện bình thường. Hãy tập trung luyện tập và chuẩn bị kỹ lưỡng:
Tất cả mọi người đều cảm nhận một số phản ứng sinh lý như tim đập nhanh hơn, tay run. Đừng vì những cảm giác này mà bạn cho rằng mình sẽ làm tệ hoặc tự cho bản thân là ngu ngốc. Một vài sự lo lắng lại là điều tốt. Hormone Adrenaline tăng vọt khiến bạn đổ mồ hôi nhưng cũng giúp bạn tỉnh táo hơn và sẵn sàng mang lại kết quả tốt nhất.
Cách tốt nhất để vượt qua sự lo lắng là hãy chuẩn bị, chuẩn bị, và chuẩn bị thêm nhiều thứ nữa. Dành thời gian xem đi xem lại ghi chú của bạn nhiều lần. Một khi bạn cảm thấy thoải mái với tài liệu rồi thì hãy bắt đầu thực hành thật nhiều. Tự quay video hoặc nhờ bạn bè góp ý cho màn phát biểu của bạn sẽ giúp bạn quen dần đấy.
💡 Hiểu khán giả. Bài phát biểu của bạn là về họ, không phải bạn:
Khi bắt đầu soạn thảo thông điệp, hãy xem xét xem thông điệp ấy dành cho ai. Tìm hiểu càng nhiều về người nghe càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn xác định được cách dùng từ ngữ, mức độ thông tin, mô hình tổ chức và cách phát biểu tạo động lực.
💡 Tổ chức tài liệu của bạn theo cách hiệu quả nhất để đạt được mục đích truyền tải:
Tạo dàn bài cho bài phát biểu. Viết xuống chủ đề, mục đích chung, mục đích cụ thể, ý chính và những điểm chính. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thu hút được sự chú ý từ khán giả trong 30 giây đầu tiên.
💡 Theo dõi phản hồi và sửa đổi:
Tập trung vào khán giả. Xem xét phản ứng của họ, điều chỉnh thông điệp của bạn và hãy luôn linh động. Một bài phát biểu quá rập khuôn sẽ làm giảm sự chú ý hoặc làm bối rối cả những người nghe chăm chú nhất.
💡 Thể hiện cá tính:
Hãy là chính mình, đừng trở thành một cái đầu chỉ biết nói – trong mọi hình thức giao tiếp. Bạn sẽ tạo được sự tin tưởng hơn nếu thể hiện tốt cá tính của bản thân, để khán giả thấy được con người thật của bạn sẽ giúp họ tin vào những gì bạn nói.
💡 Sử dụng sự hài hước, kể chuyện và dùng ngôn ngữ hiệu quả:
Thêm một mẩu chuyện hài hước vào bài phát biểu của bạn, và chắc chắn bạn sẽ giữ được sự chú ý từ khán giả. Khán giả thường thích sự liên hệ một cá nhân vào trong bài phát biểu. Vì thế kể một câu chuyện sẽ rất giúp ích đấy!
💡 Đừng đọc trừ khi bạn phải đọc. Hãy sử dụng dàn ý:
Chỉ chăm chăm đọc từ kịch bản hoặc trang trình bày sẽ phá vỡ sự kết nối giữa khán giả và người diễn thuyết. Bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt với tác giả, bạn tập trung vào bản thân và thông điệp của mình. Một dàn ý ngắn gọn có thể giúp tăng ghi nhớ và giúp bạn rất nhiều.
💡 Sử dụng giọng nói và đôi tay một cách hiệu quả. Tránh những cử chỉ thể hiện sự lo lắng:
Giao tiếp phi ngôn ngữ mang hầu hết thông điệp. Sắp xếp tốt các cử chỉ sẽ giúp truyền tải ý tưởng một cách rõ ràng và khán giả sẽ không bị phân tâm.
💡 Khi bắt đầu hãy thu hút sự chú ý, khi kết thúc hãy kết thúc thật sôi nổi:
Liệu bạn có hứng thú nghe một bài phát biểu bắt đầu với câu nói “ Hôm nay tôi sẽ nói cho bạn nghe về X “? Hầu hết mọi người thì không. Thay vào đó, hãy sử dụng một bản thống kê đáng kinh ngạc, một giai thoại thú vị hoặc một trích dẫn ngắn gọn. Kết thúc bài nói của bạn bằng một tóm tắt ngắn gọn và một tuyên bố mạnh mẽ chắc chắn sẽ giúp khán giả ghi nhớ điều đó tốt hơn.
💡 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn một cách khôn ngoan:
Sử dụng quá nhiều các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn để trình bày sẽ phá vỡ sự kết nối trực tiếp với khán giả, vì vậy hãy sử dụng chúng một cách vừa đủ. Các phương tiện ấy nên làm tăng thêm hoặc làm rõ nội dung của bạn hay giữ được sự chú ý từ khán giả.
Việc luyện tập không khiến trở nên hoàn hảo:
Giao tiếp tốt chẳng bao giờ có thể hoàn hảo và không ai mong đợi bạn trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, dành nhiều thời gian để chuẩn bị sẽ giúp bạn có một bài phát biểu tốt hơn rất nhiều. Có lẽ bạn không thể rũ bỏ hoàn toàn sự lo lắng, nhưng bạn vẫn có thể học cách làm giảm nó đến mức tối thiểu.
—————————————————————————————-
Nguồn:
- Bài viết được tham khảo từ bài viết gốc: https://bit.ly/3szqEmr
- Tác giả: Marjorie North
- Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
—————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông nhé.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4016
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 29