Thế hệ Boomer hiện vẫn đang là một phần của lực lượng lao động và đang có tỉ lệ làm việc tuổi già khó có thể thấy được ở các thế hệ khác khi ở độ tuổi của họ, theo như Trung tâm Nghiên cứu Pew. Đến năm 2024, 25% lực lượng lao động của Mỹ sẽ bao gồm lao động trên 55 tuổi, một mức cao kỷ lục, theo như Cục Thống kê Lao động Mỹ.
Nhưng bạn chỉ cần bỏ ra vài phút lướt tin tức và theo dõi những meme kiểu “OK, Boomer” là đủ hiểu rằng thế hệ Baby Boomer – mặc dù sở hữu hàng thập kỷ kinh nghiệm và kỹ năng – thường không nhận được sự tôn trọng mà họ xứng đáng được nhận, cả trong lẫn ngoài lực lượng lao động.
Thế hệ Boomer có thể đem lại rất nhiều điều, theo như Mark Silverman, CEO và người sáng lập của Amava, một nền tảng trực tuyến mà ông tuyên bố rằng sẽ tập trung vào việc “ủy quyền” cho thế hệ người lao động am hiểu công nghệ này đang “ở phía cuối của con đường sự nghiệp, hoặc muốn kéo dài chúng và làm việc kiểu nửa nghỉ hưu, có thể có một sự chuyển đổi thành công.”
Chúng cũng giúp kết nối những thành viên – bao gồm những người đã nghỉ hưu và người già neo đơn – với những công việc bán thời gian linh hoạt.
“Một số thì tìm kiếm công việc toàn thời gian và tiếp tục sự nghiệp của mình, nhưng phần lớn thì hay đi tìm một công việc bán thời gian linh hoạt hơn,” Silverman nói.
Với sự nổi lên của những câu hỏi phỏng vấn hành vi, phỏng vấn việc làm lại không hề trở nên đơn giản hơn chút nào. Đi phỏng vấn ở độ tuổi 55 hay lớn hơn không bao giờ là dễ dàng, và Silverman đã nhận được về phản hồi về những câu hỏi khó nhất – một số còn nói chúng ẩn chứa sự kỳ thị tuổi tác – mà những thành viên này nhận được hết lần này qua lần khác. Một số người, ông cho rằng, đang vấp phải sự “phân biệt tuổi tác một cách ý nhị”.
Tuy nhiên, ông có đưa ra một vài ý tưởng trả lời những câu hỏi này, và làm như thế nào để chúng không khiến cho buổi phỏng vấn xin việc đi chệch hướng.
1. Tại sao một người với từng này kinh nghiệm lại muốn làm công việc này?
“Đây là câu hỏi mà tôi thích nhất mà cũng ghét nhất. Rất khó để không nghĩ về nó như là một lời công kích về tuổi tác và kinh nghiệm. Nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đây là một câu hỏi mà thường được hỏi bởi một người mà chưa có kinh nghiệm phỏng vấn quá nhiều.
“Nhưng trả lời câu hỏi này lại rất khó nếu như muốn có câu trả lời kiểu trực tiếp, bởi vì rõ ràng họ đang thông qua đơn xin việc của bạn mà phân giải bạn là một người không đủ khả năng tiếp tục tận dụng những trải nghiệm đó để thăng tiến trong sự nghiệp và bước lên những vị trí cao hơn. Và vì thế có một ý kiến cố hữu rằng câu hỏi đó sẽ gây khó chịu cho rất nhiều người đang phỏng vấn.”
“Điều mà tôi thường gợi ý, và tôi cũng đã từng nói với một số thành viên đã từng đối mặt với dạng câu hỏi này, chính là thực sự tập trung vào hai điều khác biệt này. Một là, đừng quá chăm chú vào những cấp độ mà bạn đạt được trong sự nghiệp và đừng quá tập trung vào nhu cầu được thừa nhận dựa trên vài ba danh hiệu hay gì đó. Nhấn mạnh vào những kỹ năng mà bạn có và sau đó đưa ra ba tới bốn lý do vì sao bạn quyết định chuyển hướng làm việc như thế này.”
“Và đây có thể là vài lý do cực cơ bản cho việc thay đổi. Có thể chỉ đơn giản là, nhìn xem, tôi đang tìm kiếm một chỗ làm gần chỗ tôi hơn và phải di chuyển một đoạn ngắn hơn. Tôi đang tìm kiếm một chỗ làm nơi mà văn hóa làm việc có thể giúp tôi trưởng thành thêm cùng họ. Và phải, tất nhiên rồi, tôi tự nguyện bước lùi một bước về khoản danh hiệu hay thậm chí là cả tiền bồi thường vì điều quan trọng với tôi hơn cả ở giai đoạn này của cuộc đời, chính là việc có thể tìm một nơi làm việc mà tôi có thể thật thoải mái cống hiến tới mức độ cao nhất.”
“Khi tôi hỏi những thành viên của mình, phần lớn những người đi phỏng vấn không quá theo đuổi câu hỏi này đâu. Vậy nếu bạn đưa ra một câu trả lời chắc chắn và đơn giản, một sự kết hợp của ‘Đây là kỹ năng mà tôi muốn thể hiện, đây là lý do vì sao tôi thay đổi’, một hoặc hai thứ đó. Họ sẽ lướt qua và không quá lo lắng về nó nữa.”
“Nhưng nếu mọi người bắt đầu tiến vào tư thế phòng thủ và cảm thấy bị xúc phạm bởi câu hỏi đó, nó có thể thực sự làm cuộc phỏng vấn đi lệch hướng. Vậy tôi nghĩ rằng chuẩn bị cho câu hỏi này thật cụ thể, đó là điều cực kỳ quan trọng.”
2. Chiến lược nâng cao kỹ năng của ông/bà là gì?
Silverman cảnh báo những người nhận được câu hỏi không nên tỏ ra quá nghiêm trọng và lùi về thế thủ – thay vào đó hãy chú tâm vào cách mà họ muốn phát triển bản thân một cách chuyên nghiệp. “Câu hỏi này thực sự nhắm đến [Thế hệ Boomer] với lý do tuổi tác của họ, nhưng hơn hết thực chất đó lại là một câu hỏi đơn giản về những lĩnh vực họ muốn cải thiện, và là một cơ hội để họ có thể cho thấy sự tò mò và khát khao không ngừng nghỉ muốn được phát triển trong công việc cũng như cuộc sống.”
“Và tôi cũng luôn cho rằng, những người đang chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, dù ở bất cứ độ tuổi nào, đều nên nghĩ về những lĩnh vực mà họ muốn chú trọng phát triển nếu nhà tuyển dụng cung cấp cho họ những thứ họ cần – và chúng không nhất thiết phải là những lĩnh vực cực kỳ yếu kém liên quan đến kỹ năng làm việc nào.”
“Rõ ràng, [câu hỏi đó] có thể gây ra nhiều vấn đề và khó khăn. Nhưng họ có thể tập trung vào những gì mà bản thân muốn cải thiện, cho dù đó là những kỹ năng kỹ thuật mới gắn liền với những công cụ khác nhau – kiểu như là, một hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng mới vừa được triển khai hay hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp được khai thác nếu bạn đang làm việc bên sale hay marketing. Hoặc nó cũng có thể đơn giản là lĩnh vực liên quan đến kỹ năng lãnh đạo mà bạn muốn tiếp tục chú trọng dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ.”
“Những gì chúng tôi tìm thấy được chính là các thành viên thường nghĩ đến một hay hai lĩnh vực mà họ muốn tập trung vào, về việc tiếp tục việc học hành hay tiếp tục phát triển kỹ năng. Thực ra đó là một câu hỏi khá thẳng thắn nếu trả lời từ góc độ đó. Hầu hết tất cả những người muốn trở lại và tham gia vào lực lượng lao động hoặc tiếp tục đóng góp như một người lao động sẽ có những lĩnh vực mà họ thực sự muốn lùi lại một chút và dành ra vài giờ mỗi tuần để phát triển những kỹ năng xung quanh nó hoặc hoàn thiện và rèn giũa thêm một số kỹ năng khác của họ.”
_________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Hoàng Khánh Linh.
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Khánh Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9151
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 29