Khi còn bé, tôi mong muốn trở thành một phi công
Bố mẹ đưa cho tôi một quyển sách về máy bay mà trong đó mô tả các loại máy bay khác nhau và cách chúng bay ở trên trời.
Tôi nhớ rằng mình đã từng thấy qua nhiều từ và cụm từ mà tôi chẳng hề biết. Tôi học các từ vựng như “thrust – lực đẩy”, “ cockpit – buồng lái”, và “hangar – nhà chứa máy bay”.
Tôi đã đóng vai một phi công và nói với những người trong phi hành đoàn tưởng tượng của mình trong khi lái chiếc máy bay đồ chơi của mình tới đích đến một cách an toàn.
Tôi không hiểu cơ chế hoạt động của nó nhưng tôi vô cùng thích thú – các phi công phải học cách nói một ngôn ngữ mã hóa hoàn toàn mới.
Có một thuật ngữ cho nó. Nó được gọi là “ Tiếng Anh hàng không” và nó là ngôn ngữ hàng không được quốc tế công nhận.
Ngoài các khía cạnh vật lý, khí tượng và điện tử mà bạn cần thành thạo, bạn còn phải nhận biết các thuật ngữ cụ thể được sử dụng trong ngành hàng không, cũng như cách để giao tiếp chính xác nhất có thể.
Vì vậy, dù bạn là một phi công, kiểm soát viên không lưu hay một người đang làm hoặc mong muốn làm việc trong ngành hàng không, bạn cần phải có khả năng làm chủ ấn tượng ngôn ngữ tiếng Anh nói chung và tiếng Anh hàng không nói riêng.
✈Bài kiểm tra độ thành thạo Tiếng Anh hàng không
Kỹ năng tiếng Anh hàng không của bạn thường được đo lường theo các yêu cầu được đưa ra bởi ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế), các chuyên gia hàng không nói tiếng Anh bản xứ thường nhận chứng nhận “ICAO cấp 6”.
Một bài kiểm tra khác về kiến thức tiếng Anh hàng không là T.E.A ( Bài kiểm tra Tiếng Anh cho ngành hàng không), được thiết kế bởi Đại học Mayflower ở Vương quốc Anh, mặc dù nó không được ICAO công nhận.
Một kỳ thi khác là ELPAC (Trình độ Thông thạo tiếng Anh trong Thông tin Hàng không)
Bạn sẽ cần làm bài kiểm tra nào trong số các bài kiểm tra này? Tất cả phụ thuộc vào yêu cầu của địa phương nơi bạn làm việc. Liên hệ với học viện hàng không tại địa phương của bạn và tìm hiểu xem bạn sẽ cần phải thực hiện bài kiểm tra nào để chứng minh kỹ năng giao tiếp của mình.
Dù cuối cùng bạn phải làm bài kiểm tra nào. bạn cần phải cho thấy kỹ năng Tiếng Anh của bạn đủ tốt vì tiếng Anh là yêu cầu trọng yếu cho tất cả các phi công.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể học tất cả trong một ngày.
Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Trong bài đăng này, tôi sẽ chia sẻ một số nguồn học hàng đầu để giúp bạn chinh phục tiếng Anh hàng không cũng như danh sách các thuật ngữ quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên nhất trong tiếng Anh hàng không. Hãy sẵn sàng để cất cánh!
✈Các nguồn học tiếng Anh hàng không
Sau đây là một vài liên kết mà tôi đã chọn lọc và tạo danh sách để bổ sung cho việc học tiếng Anh hàng không của bạn.
- Sử dụng bài tập từ vựng: Trên mạng có rất nhiều nguồn và khóa học từ vựng tiếng Anh trực tuyến miễn phí, và Blair English là một nơi tuyệt vời để phát triển và luyện tập vốn từ vựng tiếng Anh của bạn. Phần tiếng Anh hàng không của họ giải thích một vài từ vựng thông dụng theo cách giao tiếp hội thoại, sau đó kiểm tra việc học của bạn bằng một câu đố bằng hình ảnh.
- Hãy đọc cuốn sách: “Aviation English – Tiếng Anh hàng không” được chắp bút bởi Henry Emery và Andy Robers. Đây là một cuốn sách tuyệt vời dành cho các chuyên gia hàng không để trau dồi kỹ năng giao tiếp của họ. Nó được xuất bản bởi MacMillan nên bạn không thể nhận sai. Nó cũng đi kèm với một đĩa CD-ROM tương tác.
- Xem các video dạy học trên Youtube: Youtube là một nguồn học tuyệt vời, và nếu bạn có vốn thời gian hạn hẹp, bạn chỉ cần xem một số video nhanh. Tôi đề xuất video này, nó giới thiệu về tiếng Anh hàng không và cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tiếng Anh hàng không.
- Đánh dấu trang web này: The Aviation English Blog (Blog Tiếng Anh hàng không) là một trang web đáng xem gồm nhiều chủ đề và tin tức liên quan đến hàng không và tiếng Anh hàng không. Hãy đánh dấu nó ngay bây giờ.
- Sử dụng FluentU. Hãy nhớ khi chúng tôi nói bạn cần phải nắm vững tiếng Anh tổng quát để giao tiếp hiệu quả. FluentU có thể giúp bạn đạt được điều đó.
Tiếng Anh ngành hàng không: Bảng chú giải thuật ngữ cơ bản về 23 từ phải biết
Để giúp mọi thứ dễ dàng hơn, tôi đã đơn giản hoá và điều chỉnh nghĩa của những từ này để bạn có thể hiểu được các khái niệm cốt lõi. Tôi cũng phân chia nó thành hai phần để đọc dễ dàng. Đánh dấu bài đăng này và xem lại bài đăng khi bạn luyện tập từ vựng tiếng Anh về hàng không của mình
Các thành phần của máy bay
Những từ này mô tả các bộ phận hoặc các phần khác nhau của một chiếc máy bay
1. Ailerons – Cánh liệng
Chúng đề cập đến các bề mặt điều khiển máy bay có bản lề ở đầu hoặc đuôi cánh máy bay. Trong tiếng Pháp, từ này có nghĩa đen là “cánh nhỏ” hoặc “vây” và nó giúp máy bay ” lộn vòng” và chuyển hướng sang trái hoặc sang phải. Khi cánh liệng ở một bên hạ xuống, cánh còn lại sẽ tự động nâng lên.
2. Altimeter – Cao độ kế
Công cụ cho bạn biết hiện máy bay đang bay ở độ cao bao nhiêu.
3. Baggage Hold – Khoang hành lý
Còn được gọi là “cargo bin – thùng hàng”, thuật ngữ dùng để chỉ khoang bên dưới cabin máy bay, nơi giữ hành lý bổ sung của khách hàng.
4. Cabin – Khoang
Một bộ phận của máy bay nơi hành khách đi lại. Khi bạn lên máy bay và tìm chỗ ngồi, không gian bạn đang ở chính là khoang máy bay.
5. Call Sign – Tín hiệu gọi
Về cơ bản, đó là tên máy bay. Đây thường là số đăng ký của máy bay giúp xác định và đảm bảo tín hiệu gọi là duy nhất.
6. Cockpit – Buồng lái
Không gian nơi phi công ngồi – phần phía trước máy bay nơi phi công lái máy bay. Còn có thể gọi là “sàn máy bay”.
7. Elevators – Lái độ cao
Các cánh tà phẳng, có bản lề nằm trên mép của phần ngang của “đuôi” (mặt sau) máy bay được sử dụng để làm cho máy bay hạ xuống hoặc bay lên cao.
8. Fuselage – Thân máy bay
Là bộ phận chính của máy bay chứa hành khách, phi hành đoàn và hàng hoá – nói cách khác, nó là toàn bộ máy bay.
9. Propeller – Cánh quạt
Một thiết bị cơ học được gắn vào “mũi” (phần trước) của máy bay, được sử dụng để cung cấp năng lượng và điều khiến một máy bay nhỏ.
10. Rudder – Đuôi lái
Cánh tà có thể di chuyển được gắn với phần đuôi máy bay giúp máy bay rẽ. Thông thường, khi bánh lái sang bên trái, máy bay cũng sẽ rẽ sang trái và ngược lại.
11. Spoilers – Các cánh lưng
Các tấm nằm trên đầu cánh khiến máy bay hạ cánh hoặc giảm tốc độ sau khi máy bay hạ cánh trên đường băng.
12. Streamlined – Dáng thuôn
Một hình dạng hoặc thiết kế cụ thể làm giảm tối thiểu sức cản không khí hoặc nước. Trên thực thế, dáng thuôn của máy bay khiến máy bay có thể bay.
13. Tachometer – Máy đo vận tốc vòng xoay
Công cụ cập nhật về hoạt động của động cơ máy bay
14. Wings – Cánh
Tất nhiên, chúng đề cập đến hai phần dài nằm ngang được gắn vào phần thân của máy bay.
Thuật ngữ chuyên ngành sân bay và chuyến bay
Những từ này đề cập đến các phần khác nhau của sân bay, cũng như các thuật ngữ cụ thể được sử dụng trong ngành hàng không.
15. Hangar – Nhà chứa máy bay
Là các toà nhà lớn mà các máy bay đậu ở trong.
16. Layover – Điểm dừng
Điểm dừng hoặc chuyển tiếp giữa các chuyến bay. Có thể ngắn khoảng nửa giờ hoặc 24 giờ cho các chuyến bay quốc tế.
17. Pushback – Đẩy lùi
Đẩy lùi là thuật ngữ cụ thể chỉ khi máy bay được đẩy ra từ cổng và vào đường lăn. Một khi khách hàng lên máy bay và cửa được đóng, phi công sẽ yêu cầu kiểm soát không lưu đẩy lùi.
18. Ramp – thang lên máy bay
Không gian ở trước cửa nơi máy bay thường đậu. Nó còn có thể gọi là “tarmac – đường băng” hoặc “apron – sân đỗ máy bay”.
19. Runways – Đường bay
Đường máy bay hạ cánh hoặc cất cánh được gọi là “runways”. Thang lên máy bay được kết nối với đường bay bằng đường lăn.
20. Stall – Chốt lại
Tình trạng giảm tốc độ tới mức cánh không thể tạo ra lực nâng (lực hướng lên giữ máy bay trong không trung).
21. Taxi – Lăn
Chuyển động của máy bay khi nó đang di chuyển trên bánh xe (khi máy bay chuẩn bị cất cánh hoặc sau khi hạ cánh)
22. Terminal – Nhà ga
Toà nhà mà hành khách phải đi qua để lên máy bay. Đương nhiên, các chuyến bay khác nhau sẽ có các nhà ga khác nhau.
23. Thrust – Lực đẩy
Lực tạo ra bởi động cơ khiến máy bay di chuyển trong không trung.
Tôi không muốn làm bạn cảm thấy sợ nhưng làm việc trong ngành hàng không đòi hỏi bạn không chỉ về mặt trách nhiệm với bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm với những người xung quanh. Với vai trò một phi công, bạn có nhiệm vụ chở hành khách đến nơi an toàn và nhanh chóng nhất có thể.
Do đó, giao tiếp hiệu quả. rõ ràng là điều vô cùng quan trọng để tránh thông tin sai lầm trong các trường hợp khẩn cấp. Là một phi công, bạn cần suy nghĩ nhanh chóng ngay cả khi bạn đang ở trên bầu trời và thông thạo tiếng Anh hàng không sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Vì thế hãy tiếp tục học hỏi và tin tưởng bản thân cũng như khả năng của chính mình thì bạn chắc chắn sẽ thành công.
*******************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Nguồn: FluentU
- Người dịch: Vũ Thị Thùy Dương
- Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Vũ Thị Thùy Dương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10955
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35