Có một cuộc đối thoại đang diễn ra về những kỹ năng mà mọi người cần để hoàn thiện bản thân và hỗ trợ công ty của họ – thế nhưng những kỹ năng cần thiết này thường không rõ ràng. Một số người cho rằng kỹ năng mềm (ví dụ: trí tuệ cảm xúc, giao tiếp và quản lý thay đổi) là quan trọng nhất và những người khác cho rằng kỹ năng cứng (ví dụ: công nghệ, dịch vụ khách hàng và kỹ năng làm việc cơ bản) nên được ưu tiên để phát triển lực lượng lao động. Chúng ta thường bàn luận về điều khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Nhưng câu hỏi thực sự là, “Tại sao chúng phải khác nhau?”
Khi nói đến quản lý và đào tạo nhân tài, người ta thường đặt nhãn mác cho mọi thứ. Chúng ta có quá trình học hỏi dành cho nhân viên mới bắt đầu, đào tạo chiến thuật cho các nhóm cụ thể, phát triển khả năng lãnh đạo, v.v. Chúng ta xác định các loại hình học tập mà chúng ta cung cấp trước khi chúng ta hiểu chính người học. Giống như cách chúng ta muốn phân loại mình dựa trên ngoại hình và suy nghĩ, chúng ta làm nên những chiếc hộp và dán nhãn để phân loại mình dựa trên sự nhanh nhẹn và khả năng của bản thân. Chúng ta thoát khỏi những chiếc hộp đó và cùng nhau xác định lại tiềm năng mình để có thể giúp đỡ, huấn luyện và phát triển ở một lĩnh vực khác. Hãy tháo bỏ những chiếc nhãn và mở rộng tầm mắt của chúng ta với các cơ hội.
Khi bạn đầu tư vào người khác, họ sẽ đầu tư vào bạn. Khi bạn tạo ra một chương trình đào tạo bao gồm sự đa dạng về kinh nghiệm, suy nghĩ và sở thích học tập, nó sẽ mang lại cơ hội đáng kể cho tổ chức của bạn. Khi các tổ chức cung cấp không gian để nhân viên của họ học hỏi, họ sẽ có cảm giác an toàn và được trao quyền để phát triển. Học tập đa dạng giúp loại bỏ các định kiến và thay vào đó khơi dậy tư duy, sự sáng tạo, đổi mới và hòa nhập. Nó khơi gợi một cuộc trò chuyện trở thành “mảnh ghép suy nghĩ” nhằm tạo ra không gian cho mọi người phát triển và thành công.
Cách để thực sự đánh giá tiềm năng và tăng tốc độ đổi mới là thông qua dữ liệu và trực giác. Chúng ta biết điều gì đúng và sai, và chúng ta cân bằng kiến thức đó với dữ liệu để giúp chúng ta tự tin vào việc ra quyết định của mình. Bắt đầu với những kỹ năng giúp chúng ta có thể tạm dừng và đánh giá nhưng vẫn đưa ra quyết định nhanh chóng với khát vọng dài hạn. Tất cả chúng ta đều thất bại, nhưng cách mà chúng ta học hỏi từ những thất bại đó mới là vấn đề quan trọng.
Các kỹ năng mềm liên quan đến việc thấu hiểu tính chân nguyên của bạn và cách nó tác động đến người khác sẽ giúp bạn tiếp thu các kỹ năng cứng và tiến bộ trên con đường học tập liên tục. Học “kỹ năng cứng” thật dễ dàng nhưng cách bạn áp dụng chúng mới là vấn đề quan trọng. Trí tuệ cảm xúc (EQ) cùng với khả năng suy luận và giao tiếp của bạn là những kỹ năng mềm quan trọng giúp biến các chiến thuật thành bài học hữu ích. Ý định đằng sau những gì bạn học được và cách bạn áp dụng nó mới là điều quan trọng.
Để biết cách áp dụng những gì bạn học được, bạn chỉ cần những người biết những điều bạn chưa biết, tin tưởng vào bạn và giúp đỡ bạn. Sau đây là 3 kỹ năng vốn gắn liền trong học tập sẽ giúp bạn dẫn đầu, thành công và giúp đỡ cho những người khác.
- Giao tiếp
Khả năng giao tiếp hiệu quả thường không được coi là một kỹ năng ngang bằng với mã hóa, toán học hoặc phân tích. Nhưng khi nhân viên có khả năng giao tiếp được phát triển tốt, các công ty có thể khai phá tiềm năng của họ theo cách tạo ra sự hòa nhập và đổi mới. Các ý kiến có thể khác nhau, nhưng giao tiếp rõ ràng và trực tiếp sẽ giúp bạn dẫn dắt một cách xác thực và có chủ đích.
Các dự án bị tụt lại phía sau, các mối quan hệ căng thẳng, sự thay đổi xảy ra – và hậu quả vẫn đang tiếp diễn – nhưng khi bạn nói chuyện một cách chủ động và hướng về tương lai, mọi thứ đều có thể xảy ra và sự gắn kết, sự bền vững và sự trao đổi sẽ phát triển.
- Trí tuệ cảm xúc
Nếu chỉ có “những người làm” trên thế giới, chúng ta sẽ không đi xa được, bởi vì chúng ta sẽ không có sự hiểu biết. Ví dụ, có rất nhiều quyết định trong ngành công nghệ dẫn đến các giải quyết đáng ngờ về quyền riêng tư và sử dụng dữ liệu. Là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là phải nhìn ra bức tranh toàn cảnh hơn về các quyết định, đặt ra định hướng chiến lược và đảm bảo rằng những gì bạn làm sẽ giúp tổ chức đi đúng hướng. Không phải ai cũng là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng có nhiều cách học để trở thành một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là lý do tại sao EQ là một kỹ năng quan trọng như vậy – và tại sao nó là một kỹ năng khó học. Đó là một kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.
- Quản trị sự thay đổi
Tất cả mọi người đều cần tiến hóa và thay đổi; trên thực tế, chúng ta không ngừng tiến hóa và biến đổi. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong thế giới đang diễn biến nhanh chóng này, chúng ta cần xây dựng cầu nối cho nhau, bởi vì cùng nhau thì chúng ta mạnh mẽ hơn. Thay đổi là điều khó khăn và khiến bạn sợ hãi trước những điều chưa biết. Chúng ta cần lập kế hoạch cho những điều chưa biết và đào tạo những người khác để có được cái nhìn tổng quan, đa dạng về tầm nhìn cho tương lai. Chúng ta không thể sợ hãi sự thay đổi mà thay vào đó, hãy đón nhận nó như một trải nghiệm học tập để giúp nhau phát triển. Hãy hiểu “lý do” đằng sau sự thay đổi và cách nó tác động đến bạn, đồng thời xây dựng một kế hoạch để nắm bắt nó và phát triển. Quá trình này là những gì thúc đẩy sự hòa nhập.
Những kỹ năng mềm này không chỉ thúc đẩy sự học tập của bản thân chúng ta và những người khác mà còn là sự đa dạng hóa và hòa nhập trên con đường phía trước của chúng ta. Hãy tham gia, thay vì đứng ngoài, miễn là những điều đó đều nằm trong khả năng của chúng ta. Khả năng của chúng ta là cách chúng ta đối xử với nhau và học hỏi lẫn nhau. Các kỹ năng mềm đã phát triển chúng ta và các kỹ năng cứng trở nên sống động với sự đa dạng và phát triển về mặt kỹ năng mềm. Nếu bạn muốn hòa nhập, hãy bắt đầu tại đây. Đó là con đường mà chúng ta cần bước tiếp…
—————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: theladders.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang – Nguồn iVolunteer Việt Nam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7571
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.