“Những người trẻ nên làm gì với cuộc sống của họ ngày nay? Đương nhiên, rất nhiều thứ. Nhưng điều táo bạo nhất là tạo ra những cộng đồng ổn định, nơi mà trong đó căn bệnh khủng khiếp của sự cô đơn có thể được chữa khỏi ” – Kurt Vonnegut
Bạn đã bao giờ cảm thấy bản thân như một người xa lạ trong cuộc sống của chính mình? Dõi theo người khác và cảm giác như bị ngăn cách bởi bức tường vô hình nào đó?
Hầu hết chúng ta đều đã từng cảm nhận được điều đó và hiểu quá rõ sự cô đơn có thể gây hại như thế nào nếu nó không biến mất. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn còn tồi tệ hơn cả thói quen hút thuốc hoặc tình trạng béo phì đối với sức khỏe của con người.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng bằng cách nào mà rất nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy cô đơn?
Gần đây, tôi đã khám phá ra công việc của Gabor Maté, người có những lời dạy về chứng nghiện và sự kết nối đã truyền cảm hứng sâu sắc cho tôi.
Ông thảo luận về mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể (đặc biệt là sự bế tắc của việc kìm nén cảm xúc) và cách thức mà kết nối xã hội có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Khi ông ấy nói, mọi điều đều rất có ý nghĩa, thật khó tin rằng đây không phải là kiến thức thường nhật. Bằng cách nào mà chúng ta vẫn đối xử với tâm trí tách biệt với cơ thể? Khi ai đó phát triển bệnh tim mạch, tại sao chúng ta không đặt câu hỏi ngoài chế độ ăn uống của họ? Tại sao những người này không được hỗ trợ một cách tổng thể?
Điều đó hoàn toàn có ý nghĩa với tôi rằng một người phát triển bệnh mãn tính hoặc bệnh tật và bị cô lập về mặt xã hội sẽ không thể chữa lành nhanh chóng như một người cảm thấy được kết nối với cộng đồng của họ. Điều đáng sợ là xã hội của chúng ta gần như được xây dựng dựa trên cảm giác kết nối nhân tạo mà điều đó chỉ tạo ra cảm giác xa lạ. Tôi giả dụ cho rằng đó là vì nó tốt cho khía cạnh kinh doanh.
Alienation là một thuật ngữ ban đầu được đặt ra bởi Karl Marx. Lý thuyết về sự tha hóa của ông mô tả “sự xa lánh xã hội của con người ra khỏi các khía cạnh của bản chất con người như là một hệ quả của việc sống trong một xã hội có các giai cấp xã hội phân tầng”. Nó xảy ra khi một người rút lui hoặc trở nên cô lập với môi trường của họ hoặc với những người khác.
Những người có biểu hiện của sự lãnh cảm thường sẽ từ chối những người thân yêu, xã hội và thậm chí một vài khía cạnh của bản thân. Đó là một cảm giác bị loại trừ và tách biệt rất mất phương hướng. Nó cũng có thể gây chết người đối với những động vật phát triển và thịnh vượng khi chúng được kết nối và cảm thấy như được thuộc về.
Dưới đây là bốn loại lãnh cảm liên quan đến cuộc sống hiện đại của chúng ta và cách khắc phục từng loại.
1. Lãnh cảm với thiên nhiên
Không có gì ngạc nhiên khi việc xa lánh thiên nhiên góp phần vào sự cô đơn của chúng ta. Chúng ta giết chết một phần của chính mình khi phá rừng nhiệt đới và thải một lượng lớn rác ra đại dương. Phong trào bảo vệ trái đất là một phong trào đòi hỏi lòng trắc ẩn và sự đồng cảm đối với cuộc sống bên ngoài. Đây cũng là sự công nhận rằng tất cả chúng ta đều được kết nối.
Tôi không muốn nhắc đến theo ngữ cảnh ‘kumbaya’, tôi muốn dùng theo nghĩa đen. Dầu và than mà chúng ta đốt cháy sẽ trở thành không khí mà chúng ta hít thở, giống như những vi khuẩn nhựa nhỏ sẽ bị nhiễm vào cá mà chúng ta ăn. Làm thế nào mọi người có thể phủ nhận điều phẫn nộ này? Nếu chúng ta phá hủy hành tinh, chúng ta tự hủy diệt chính mình. Hành tinh là một sinh vật lớn đã trải qua nhiều lần thay đổi ngoạn mục trong suốt tuổi thọ 4,5 tỷ năm của nó. Nó cần chúng ta, chúng ta cần nó.
Tôi cảm thấy cách tốt nhất để đạt được sự tôn trọng đối với trái đất của chúng ta (nếu, vì bất kỳ lý do gì, bạn chưa làm như vậy) là dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động ngoài trời tuyệt vời, bỏ lại thành phố và các tòa nhà nhân tạo, thay vào đó là cho thiên nhiên.
Làm sao bạn có thể không yêu hành tinh của chúng ta khi bạn lắng nghe tiếng thác đổ ào ào? Hay cảm nhận sự sống động và náo nhiệt của một khu rừng? Sau cùng, chúng ta là thiên nhiên. Chúng ta được sinh ra từ nó và chúng ta sẽ trở về với nó. Kết nối với trái đất, theo một nghĩa nào đó, chính là kết nối với sự chân thật nhất của bản thân ta.
2. Lãnh cảm với mọi người
Nhiều người trong chúng ta không còn kết nối với những người khác một cách có ý nghĩa. Phương tiện truyền thông xã hội đã thay thế phần lớn tương tác xã hội và tạo ra cảm giác kết nối nhân tạo. Chúng ta kết nối với những người khác mặt đối mặt, mắt đối mắt, không phải qua điện thoại.
Mạng xã hội không chỉ là để kết nối với những người khác mà còn là cơ hội để các công ty bán sản phẩm của họ. Có một động lực để các nền tảng này giữ chân bạn lâu hơn và lâu hơn, đánh cắp sự chú ý quý giá của bạn.
Có một lý do tại sao bạn mở điện thoại của mình và đột nhiên bị cuốn vào một vòng xoáy của thông báo màu đỏ tươi và nguồn cấp tin tức bất tận. Có những nhà tâm lý học và nhà khoa học hành vi hàng đầu đang nỗ lực để giúp bạn sử dụng điện thoại lâu hơn. Tôi khuyên bạn nên xem The Great Hack hoặc The Social Dilemma để biết thêm về chủ đề này.
Sự mất tập trung này khiến chúng ta trở nên ít chú ý hơn trong thời điểm hiện tại và tập trung nhiều hơn vào những việc tiếp theo, điều này góp phần gây ra chứng lo lắng và trầm cảm. Những tác động của việc sử dụng điện thoại đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta vẫn đang được khám phá cũng như các luật xung quanh nó. Chúng ta đang sống trong những dòng mờ nhạt, không chắc chắn điều này sẽ diễn ra như thế nào. Nó giống như thời đại mà cha mẹ chúng ta đã từng hút thuốc trước khi họ xâu chuỗi mọi thông tin, sự kiện và chấp nhận rằng nó gây ra ung thư.
Nếu bạn mất đi kết nối xã hội chân chính trong cuộc sống, tôi biết bạn sẽ cảm thấy khó khăn như thế nào khi kết nối với những người khác. Có thể điều đó khiến bạn không thoải mái và dễ bị tổn thương khi tìm kiếm tình bạn mới. Chúng ta nên bắt đầu từ đâu khi ở cương vị đã trưởng thành? Điều này dễ dàng hơn rất nhiều khi chúng tau còn nhỏ.
Chà, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách ra ngoài nhiều hơn, tìm kiếm sở thích, hội thảo, lớp học và gặp gỡ những người có cùng thú vui với bạn. Trong thời gian giãn cách rõ ràng khó khăn hơn một chút, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều cộng đồng trực tuyến đã xuất hiện. Mặc dù không giống như gặp mặt trực tiếp, nhưng các nhóm đó đã chia sẻ và kết nối thực sự là điều tốt nhất tiếp theo. Đặt mình ra ngoài đó là một khó khăn, nhưng chính rủi ro lại là giá trị phần thưởng.
3. Lãnh cảm ở nơi làm việc
Khi chúng ta làm công việc nào đó chỉ như một phương tiện giúp ta đến điểm kết thúc và không hoàn thành mục đích nào trong tâm hồn, nó sẽ giết chết chúng ta một cách chậm dãi. Nó làm tôi nhớ đến câu nói, “Cái giá phải trả của việc không làm theo trái tim của bạn là dành phần còn lại của cuộc đời bạn ước bạn đã từng.” Làm một số công việc bế tắc vì chúng ta sợ phải theo đuổi ước mơ của mình thật đau khổ.
Tất cả chúng ta đều có những món quà bên trong bản thân, và nhiệm vụ là tìm ra cách chúng ta có thể kiếm sống từ chúng. Tất nhiên, điều này đi kèm với mức độ thực dụng, chúng ta không thể đơn giản là bỏ công việc văn phòng được trả lương cao và quyết định trở thành một nghệ sĩ múa rối. Có những cách thông minh và cẩn thận để đến được nơi chúng ta muốn nếu chúng ta có quyết tâm. Mỗi ngày là một cơ hội để thực hiện các bước đi đúng hướng.
Đi đến bất cứ nơi nào bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và được tiếp thêm sinh lực, điều đó luôn có giá trị. Nếu bạn không tin tôi, hãy tìm “những điều mọi người hối tiếc nhất trên giường bệnh”.
4. Lãnh cảm với bản thân
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, sự ngắt kết nối với chính mình – Con người thật của chúng ta, con người chúng ta khi lần đầu tiên bước vào thế giới này. Hoang dã, tự do và hạnh phúc. Sau đó, chúng ta bị cha mẹ, xã hội và nền văn hóa làm những điều kể trên bị lu mờ đi và rồi chúng ta sẽ đi theo con đường an toàn và làm những gì mọi người cho là khuôn mẫu. Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người trong chúng ta quên mất đứa trẻ bên trong mình. Nhưng nó không bị mất đi, nó chỉ nằm dưới những lớp bọc về con người chúng ta cần trở thành.
Tôi biết tôi đã tự ngắt kết nối với chính mình nhiều lần trong đời. Thật đau lòng khi đi ngược lại con người thật của mình chỉ để được thích hoặc được chấp nhận. Nó giống như nhìn vào đứa con bên trong của tôi và nói vào mặt cô ấy, “Bạn không đủ tốt. Thay đổi đi.” Câu nói đó làm trái tim tôi tan nát.
Điều đáng buồn nhất là những người đã hoàn toàn mất liên lạc với bản thân trẻ nhất của họ. Chúng làm tôi nhớ đến Nhân vật của Robin William trong Hook trước khi anh ấy nhận ra mình là Peter Pan. Anh lớn lên chỉ để trở thành một luật sư thừa cân, khốn khổ và bị ám ảnh bởi công việc. Anh ấy hoàn toàn bị ngắt kết nối với gia đình, thiên nhiên và tất nhiên, với chính bản thân anh ấy.
Giá như tất cả chúng ta đều có một nàng tiên Julia Roberts nhỏ bé để kéo chúng ta ra khỏi cái tôi trưởng thành nhàm chán và nhắc nhở về Peter Pan bên trong của chúng ta!
Hãy tưởng tượng niềm say mê cuộc sống mà tất cả chúng ta sẽ có nếu chúng ta phải trải qua quá trình đào tạo để kết nối lại với con người thật của mình? Chữa lành và chuyển hóa bắt đầu bằng cách phát triển mối quan hệ sâu sắc với chính chúng ta. Bằng cách nào? Thông qua thiền định, viết nhật ký, trị liệu, hòa mình vào thiên nhiên, kết nối chân thành với những người khác. Quá trình này cũng sẽ đòi hỏi sự tổn thương, sự kiên nhẫn, lòng dũng cảm và sự sẵn sàng thay đổi.
Chúng ta không cần phải giữ sự cô đơn cho riêng mình. Trớ trêu thay, đó là điều mà tất cả chúng ta đều đã trải qua và đều cảm thấy liên quan tới. Nếu chúng ta có thể tìm cách để kết nối lại với thiên nhiên, kết nối có ý nghĩa với bạn bè và cộng đồng của chúng ta, tìm thấy công việc hiệu quả phù hợp với giá trị của chúng ta và kết nối với chính mình, thì bức tường cô đơn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc sụp đổ.
————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Chu Anh Trà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8914
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11