Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 4 câu hỏi mà thế giới hiện đại ngày nay bắt buộc phải có câu trả lời, và cùng với đó là khám phá các khóa học giúp để giúp bạn trả lời chúng nhé.
Mặc dù tuổi thọ con người ngày càng được kéo dài (WHO) và trình độ học vấn cũng ngày càng được nâng cao (UNICEF), thế giới hiện đại vẫn gây ra một loạt các vấn đề mà chỉ xuất hiện trong thời đại này: từ thực trạng lãng phí thức ăn đáng báo động xảy ra trên diện rộng (UN), cho đến biến đổi khí hậu (NASA), và cả sự phân biệt giàu nghèo (Credit Suisse).
Tin tốt là con người trên toàn thế giới đang nỗ lực cùng nhau để giải quyết những vấn đề này, và từ đó có thể đưa ra những giải pháp thiết thực. Bạn có thể đồng hành cùng với họ thông qua những khóa học trên nền tảng FutureLearn. Dưới đây là 4 câu hỏi lớn (và cả những khóa học giải đáp những thắc mắc đó) để bạn có thể làm quen.
1. Liệu hội nhập có làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn?
Năm 2016 đã chứng kiến 51.9% người bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đồng ý rời Liên minh châu Âu, biến nước này trở thành quốc gia đầu tiên có nguyện vọng rời EU. Cho đến thời điểm viết bài, đã gần một năm trôi qua, một thỏa thuận về việc Anh sẽ hợp tác với EU như thế nào vẫn còn tương đối xa vời (BBC) và điều này dường như đồng nghĩa với việc nước Anh sẽ hứng chịu những thiệt hại về mặt tài chính sau sự kiện Brexit (Ngân hàng Anh, LSE, IFS, IMF).
Bất chấp những lùm xum xoay quanh đạo luật Brexit, Anh không phải là quốc gia duy nhất bày tỏ những quan điểm về chủ nghĩa biệt lập: các phong trào nổi dậy gần đây ở Tây Ban Nha (BBC), hay sự trỗi dậy của “Đảng Tự do” ở Hà Lan, và cả chính sách “Nước Mỹ trên hết” Tổng thống Trump chỉ ra rằng toàn cầu hóa, đối với một số nhà lãnh đạo, đã đi quá xa khỏi mục đích ban đầu của nó.
2. Liệu chúng ta có đang khiến cuộc sống của thế hệ sau trở nên khó khăn hơn?
Phương Tây tin tưởng vào “sự tiến bộ”, rằng mỗi thế hệ kế cận sẽ là một phiên bản hoàn thiện hơn so với những thế hệ đi trước, và trong suốt thời gian dài quan điểm này là đúng (WEF). Tuy nhiên, có vẻ như điều này sẽ không còn thực tế nữa. Các vấn đề về định cư, các chính sách kinh tế liên tục thay đổi và những chuyển biến chính trị đồng nghĩa với việc thế hệ tiếp nối chúng ta sẽ đối mặt với sự bất ổn tài chính tương đối đáng ngại. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là liệu chúng có trở thành những cá thể tệ hơn so với chúng ta ở hiện tại hay không? Đã đến lúc cần phải nhìn thẳng vào thực tại.
3. Chúng ta sẽ làm chậm quá trình biến đổi khí hậu do con người gây ra như thế nào?
Biến đổi khí hậu là một phần tất yếu khi nhìn về tương lai của loài người: 2016 là năm ấm nhất trong lịch sử (NASA), lớp băng ở biển Bắc Cực cũng đang ở mức thấp kỉ lục (NSIDC) và đến cuối thế kỉ này đại dương sẽ có độ mặn tương đương 150% hiện nay (NOAA). Thách thức ở đây là làm thế nào để làm chậm tiến trình biến đổi khí hậu và giảm thiểu các tác động của nó.
Một trong những cách mà chúng ta có thể áp dụng là tận dụng các công nghệ thông minh: bằng cách sử dụng dữ liệu để tính toán con người sẽ tiêu thụ bao nhiêu năng lượng và làm thế nào để sử dụng nguồn năng lượng đó một cách hiệu quả hơn, cho dù đó là cả một thành phố hay chỉ là một văn phòng.
4. Thực trạng về xu hướng nhập cư trong tương lai là gì?
“Cuộc khủng hoảng nhập cư tại châu Âu” từng gây xôn xao dư luận năm 2015 đã dấy lên rất nhiều câu hỏi về tình trạng nhập cư và là nguyên nhân tạo ra sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài ngoại rất đáng lên án (BBC). Nhập cư bây giờ là chủ đề nóng trong giới chính khách, và một vài người thậm chí nghĩ rằng nó là một yếu tố thúc đẩy cho sự kiện Brexit diễn ra (Independent). Tuy nhiên, chỉ có 13.5% dân số nước Anh là người nhập tịch (theo Migration Observatory, Oxford) và tình trạng nhập cư đã diễn ra cả thế kỷ, vậy nên tại sao cho đến tận bây giờ nó lại trở thành chủ đề nóng đến vậy?
💥Khóa học: Tìm hiểu thêm với khóa học: Tại sao mọi người di cư? Sự thật
“Hãy tìm hiểu tất cả các khóa học về Chính trị & thế giới hiện đại”.
___________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Trần Ngọc Tuấn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Ngọc Tuấn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10103
Các khóa học iVolunteer chia sẻ bao gồm 2 hình thức: miễn phí và trả phí. Các nền tảng cung cấp khóa học có thể thay đổi thành miễn phí - trả phí bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng truy cập tại link đính kèm trong bài đăng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 16