“Những người không có khả năng sống cho hiện tại sẽ không thể thực hiện được kế hoạch hợp lệ nào cho tương lai.” – Alan Watts
Tôi học đại học muộn hơn một chút so với bạn đồng lứa. Do đó, mọi người thường nhầm tưởng rằng tôi đang thực hiện theo một thời gian biểu cụ thể (và có phần gấp gáp) — như thể tôi đang chạy để bắt kịp bạn bè đồng trang lứa vậy.
Tuy nhiên, tôi đã có một công việc mà tôi yêu thích (đó là dạy yoga) hỗ trợ tôi về mặt tài chính. Mục đích trở lại trường học của tôi chủ yếu là để tận hưởng quá trình học tập mà không có bất kỳ áp lực nào để vượt qua hay hoàn thành nó.
Đến khi tôi tốt nghiệp, tôi thường xuyên được hỏi, “Vậy, bạn định làm gì tiếp theo?”
Tôi chưa bao giờ biết phải trả lời câu hỏi này như thế nào, thành thật mà nói, những câu hỏi như vậy luôn khiến tôi khá khó chịu. Bởi vì tôi có thể cảm nhận được sự khó chịu của người khác với câu trả lời của tôi, đó là: “Không có gì tiếp theo”. Dường như mọi người cảm thấy tệ hơn và có chút nổi giận trước câu trả lời của tôi. Hãy cho tôi một danh sách lý do tại sao mọi người thường nghĩ rằng thật rủi ro nếu không có bất cứ thứ gì xếp hàng sau khi tôi tốt nghiệp.
Mặc dù phản ứng của họ không mang tính cá nhân, và hầu như không thực sự liên quan gì đến tôi, nhưng sự thật là: tôi vẫn không an tâm về việc tôi đi theo con đường riêng của chính mình và con đường đó cũng ít người đi hơn — mà ở trường hợp này là dạy yoga toàn thời gian và không đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào cho tương lai.
Mọi người rõ ràng nghĩ rằng tôi nên ra ngoài và kiếm một công việc “thực sự” (như thể dạy yoga không đủ tiêu chuẩn như một công việc thực sự). Một giáo viên yoga khác thậm chí còn hỏi tôi rằng liệu tôi có thể kiếm được một “công việc dành cho một cô gái mới lớn” “big girl job” khi tôi tốt nghiệp hay không. Ối ôi!! (Nghe có vẻ xúc phạm hơn là câu “Khi nào bạn sẽ kiếm được một công việc thực sự?”)
Có vẻ như mọi người đều mong đợi tôi sẽ bắt đầu sự nghiệp mới hoặc học lên cao hơn. Bất kể bản thân, tôi vẫn đồng ý rằng có lẽ tôi chỉ nên lập một kế hoạch tốt đẹp và vững chắc cho cuộc đời mình.
Vấn đề:
A) Tôi đã có một kế hoạch (nhưng không thực hiện bất kỳ kế hoạch nào)
B) Cho đến một thời điểm nào đó, cả đời tôi đã dành cho việc lập kế hoạch, và điều đó đã không diễn ra tốt đẹp.
Lập kế hoạch quá mức đã dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian và năng lượng. Thêm vào đó, nó đã trở nên rõ ràng rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch (và cảm ơn Chúa vì điều đó!).
Mặc dù bản thân các kế hoạch không phải là xấu, và chúng chắc chắn có thể giúp mang lại sự định hướng cho cuộc sống, nhưng tôi nhận thấy rằng vì lợi ích tốt nhất cho bản thân nên tôi sẽ để mọi thứ rộng mở khả năng, và đây là lý do tại sao:
1. Lập kế hoạch có xu hướng làm vững chắc cuộc sống, và cuộc sống đơn giản không có nghĩa là đóng băng một cách vững chắc
Nghe có vẻ sáo rỗng,hãy để cuộc sống giống như nước _ Nước vô hình vô tướng, có thể chảy trôi, đông đặc, nhỏ giọt hoặc vỡ tan. Việc lập kế hoạch cũng giống như việc đặt nhiều khúc gỗ, đá và các vật cản khác trong cuộc sống — nó làm tắc nghẽn dòng chảy. Các kế hoạch tạo ra sự kháng cự, và cuộc sống thường tốt nhất khi không bị cản trở.
2. Khi bạn đang tìm kiếm một thành quả cụ thể, bạn thường không nhìn vào bất cứ điều gì khác
Cả một thế giới với những triển vọng tuyệt vời có thể đang vây quanh bạn, nhưng khi bạn có thứ mà bạn muốn _ tôi gọi nó là “focus-blinders” “mù quáng tập trung vào điều bạn muốn”, tất cả những gì bạn thấy là những gì bạn nghĩ, bạn muốn, và không còn gì nữa.
3. Đây là phần bổ sung thêm cho điều số 2: Chúng ta có thể bỏ lỡ các cơ hội
Phần lớn mọi người có xu hướng nghĩ rằng họ sẽ nhận ra khi cơ hội đến, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, cơ hội đến với mọi hình dạng và kích cỡ. Nếu chúng ta đang mong đợi nó có một hình dạng nhất định, thì có thể bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ nó hoặc chậm trễ cơ hội đó.
4. Điều cuối cùng này có thể là quan trọng nhất, và đó là việc lập kế hoạch quá mức có thể khiến chúng ta suy nghĩ quá mức và kết thúc bằng dự đoán tương lai hoặc tự thỏa hiệp, cũng như các giá trị và mục tiêu của chúng ta
Tôi đã đúc kết được rằng có một kế hoạch và gắn bó với nó như keo có thể là một con đường nhanh chóng dẫn đến đáy vực hay bế tắc.
Cách đây vài năm, khi tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học và tôi lại rơi vào bờ vực lập kế hoạch, tôi đã nhìn lại cuộc sống của mình cho đến nay và có thể thấy rằng mọi thứ luôn diễn ra theo cách này hay cách khác, và thường theo những cách mà tôi không bao giờ có thể tự mình sắp xếp (hoặc dự đoán) được.
Mặc dù tương lai có vẻ đáng sợ từ vị trí hiện tại của tôi, nhưng tôi có cảm giác tôi có thể tin tưởng rằng mọi thứ sẽ tiếp tục diễn ra. Ngay cả khi tôi không phải là người lên kế hoạch mọi thứ một cách cẩn thận.
Câu chuyện chúng ta thường tự nói với bản thân là nếu chúng ta không lập kế hoạch, thì sẽ không có gì xảy ra. Và nếu chúng ta không kiểm soát, thì mọi thứ có thể sụp đổ.
Sự thật nhẹ nhàng nhưng không kém phần rực rỡ: dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không kiểm soát được. Và đó là rất nhiều áp lực đang trút lên đôi vai của bạn. Ngay cả khi bạn không lập kế hoạch cuộc sống của mình đến từng chi tiết cuối cùng, mọi thứ vẫn sẽ xảy ra. Cơ hội vẫn sẽ xuất hiện
Chao ôi!! tất cả đều không phụ thuộc vào bạn!
Điều đó không có nghĩa là bạn không thể có một số ý tưởng về nơi bạn muốn đến — không có gì sai khi có ước mơ và mục tiêu. Nhưng có điều gì đó cần được nói để giữ sự cởi mở thay vì gắn bó cứng nhắc với một kết quả cụ thể.
Sự thôi thúc bắt buộc phải lên kế hoạch xuất phát từ ý muốn tránh những điều không chắc chắn, một bản năng bảo vệ đã bám chặt vào cơ chế sinh học của chúng ta. Lập kế hoạch là một động lực mạnh mẽ để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn và bảo mật liên tục của chúng tôi.
Tuy nhiên, nếu bạn có thể tìm ra cách để có một tương lai yên bình mà hầu như không thể biết trước, và cũng nhận ra rằng những điều không biết trước cũng không tồi tệ lắm, nó sẽ giúp xoa dịu bộ não của bạn ngay khi muốn bắt đầu vào chế độ lập kế hoạch.
Cuối cùng, sự an toàn thực sự không đến từ bên ngoài — từ việc lập kế hoạch hoặc nắm giữ các công việc văn phòng hoặc lấy bằng Thạc sĩ. An toàn thực sự đến từ bên trong.
Hầu như sự kiểm soát mà chúng ta có thể thực hiện là tiếp tục làm điều đúng đắn tiếp theo, thực hiện các bước đưa chúng ta đến gần trung tâm của bản ngã của mình hơn và sống cuộc sống của chúng ta theo cách chúng ta nhắc nhở con người của mình.
Tôi vẫn thỉnh thoảng bị mê hoặc khi lập kế hoạch, nhưng mỗi khi tôi bị cuốn vào cảm giác sai lầm về những lời đề nghị lập kế hoạch an toàn, một lần nữa tôi nhận ra rằng cuộc sống đơn giản không vận hành theo chương trình làm việc của tôi (bất kể nó được chế tác tốt như thế nào).
———————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9290
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11