Kỹ Năng

40 Mẹo Học Tập Giúp Bạn Học Tốt Hơn (Phần 1)

(Phần 1)

Mặc dù có lẽ bạn đã bắt đầu việc học ít nhất là kể từ khi học mẫu giáo, đã bao giờ bạn dừng lại để tự hỏi rằng tại sao bạn lại học theo cách nào đó chưa?

Bằng việc kiểm tra một chút, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể cải thiện cách bạn học như thế nào. 

Tuy nhiên, bạn đã quá bận rộn để có thể đăng ký thêm những lớp học như là lớp học kỹ năng. Để có thể tiết kiệm được thời gian của bạn, chúng tôi sẽ gộp thành một danh sách những mẹo học tập hữu ích dành cho bạn.

Và có thể bạn đã nghe về một vài trong số đó trước đây, nhưng chắc chắn là sẽ có những điều bạn chưa từng suy xét đến. Và ngay cả khi bạn đã nghe về một mẹo học nào đó trước đây, bạn có thể sẽ làm việc tốt hơn bằng việc áp dụng nó. 

Và không vòng vo nữa, dưới đây là một vài mẹo tốt nhất mà chúng tôi đã tổng hợp. Chúng tôi mong rằng chúng sẽ giúp bạn có được một cách học hiệu quả và thú vị hơn.

🌟Hãy tổng hợp những lớp học của bạn trên lịch. 

Bạn đã bao giờ để lỡ một buổi học quan trọng, một buổi thuyết trình, một buổi thảo luận trên lớp bởi vì bạn đã quên lịch của buổi hôm đó chưa? Nó thực sự là dễ xảy ra hơn chúng ta nghĩ, đặc biệt là với tất cả những yêu cầu đã chiếm dụng thời gian của bạn khi học đại học. 

Để chắc chắn rằng bạn không bao giờ quên lớp học một lần nào nữa, hãy viết lên lịch từng buổi học của mình như những sự kiện lặp lại. Nếu bạn không chắc chắn cách làm như thế nào thì bạn có thể tham khảo bài viết về cách sử dụng lịch một cách hiệu quả của chúng tôi TẠI ĐÂY. Hơn nữa, hãy chú ý về sự thay đổi của bất cứ lớp học nào và cập nhật lịch học thật nhanh chóng.

🌟Hãy thêm mục bài tập về nhà vào danh mục những điều cần làm của bạn.

Lịch làm việc là một công cụ tuyệt vời để bạn có thể cập nhật và bắt kịp được với tiến độ lịch trình bận rộn của bạn, nhưng về cụ thể thì sao, những bài tập hằng ngày? Đối với điều này, tôi khuyên bạn nên sử dụng app kiểm soát công việc ví dụ như Todoist.

Khi bạn thêm mục bài tập về nhà vào danh sách những việc cần làm thì bạn đã có ít khả năng quên nó hơn. Thêm vào đó, bạn sẽ cảm thấy thoả mãn hơn khi nhìn thấy một nhiệm vụ bị gạch bỏ đi khi nó được hoàn thành. 

Để có thêm lời khuyên về hệ thống sắp xếp công việc, hãy xem bài viết của chúng tôi TẠI ĐÂY

🌟Có một không gian học tập. 

Bạn thường học ở đâu? Ở phòng học của bạn ở ký túc xá? Thư viện? Nằm trên giường? Nơi bạn học thực sự là một vấn đề có tầm ảnh hưởng hơn bạn nghĩ. Có một không gian học tập chuyên dụng sẽ giúp bạn tránh được những sự phân tâm và gửi tín hiệu đến não của bạn rằng đã đến giờ phải học. 

Chúng tôi có một bài hướng dẫn kỹ về tạo không gian học tập Ở ĐÂY (bao gồm ví dụ đến từ thực tế). Nhưng, nhìn chung, hãy tìm một không gian có thể giúp bạn tập trung trong một thời gian dài, ở đó có tất cả những vật dụng cần thiết và không có sự ngắt quãng. 

Chi tiết như thế nào thì sẽ dựa vào mong muốn của bạn. Tôi cần một không gian làm việc thật yên tĩnh và tách biệt để tôi có thể làm việc một cách tốt nhất, vậy nên khi ở đại học, tôi thường hứng thú với tầng hầm của thư viện. 

‘Nhưng một vài người thì thích làm việc ở nơi có âm thành ồn ào của hoạt động, ví dụ như quán cà phê hoặc nơi học tập trung của sinh viên có thể là một lựa chọn tuyệt vời. 

Hơn tất cả, hãy nghĩ về điều kiện có thể giúp bạn học một cách tốt nhất và lựa chọn địa điểm thật phù hợp.

🌟Hãy lên lịch cho bài tập về nhà. 

Hãy đối mặt với sự thật rằng: có hàng tá những việc mà tôi thà làm còn hơn là bài tập về nhà. Nhưng bài tập về nhà là chìa khóa để có thể thực sự học và lấy lại được kiến thức, đặc biệt là đối với những môn học với quá nhiều lý thuyết để giáo sư có thể bao quát hết trên lớp cho bạn. 

Đối với hầu hết những bài tập, thử thách lớn nhất thường chính là việc bắt đầu. Thay vì để nó tuỳ theo mong muốn của bạn, hãy lên lịch cho nó. 

Bạn sẽ phải thử nghiệm xem nên lên lịch bao nhiêu thời gian cho bài tập của mỗi lớp. Nhưng hành động thêm thời gian làm bài tập về nhà vào lịch trình làm việc và làm cho nó giống như một cuộc hẹn quan trọng để dễ dàng bắt đầu. 

Thêm vào đó, việc đó có thể giúp loại bỏ một vài sự hoảng loạn khi không biết bài tập đó sẽ cần bao lâu để có thể hoàn thành. 

🌟Hãy sử dụng kỹ thuật Pomodoro để tránh việc trì hoãn. 

Trong khi lên lịch cho việc làm bài tập về nhà sẽ giúp bạn tránh khỏi việc trì hoãn, đôi khi bạn sẽ gặp phải những bài tập mà có cảm giác như sẽ mất rất nhiều công sức để thực hiện. Đối với một vài người đó là công việc nghiên cứu, đối với một vài người khác thì đó là việc đọc sách hoặc giải bài tập. 

Dù đó có là gì đi chăng nữa thì kỹ thuật Pomodoro có thể giúp bạn vượt qua được sự cứng đầu của bản thân và có sức mạnh để vượt qua những bài tập khó nhằn. 

Sau khi thảo luận, chúng tôi rút ra được những ý sau đây về Pomodoro:

  • Hãy lựa chọn một nhiệm vụ để hoàn thành. 
  • Hãy đặt thời gian 25 phút. 
  • Hãy chỉ làm phần nhiệm vụ đó cho đến khi hết giờ. 
  • Hãy nghỉ ngơi một thời gian ngắn giữa những khoảng học (thường là từ 5-10 phút).
  • Hãy lặp lại quy trình này cho đến khi bạn hoàn thành nhiệm vụ. 

🌟Hãy nhớ quy luật Parkinson. 

Quy luật Parkinson đã nói rằng công việc sẽ mở rộng để lấp đầy thời gian được phân bổ. Điều này có vẻ hơi không trực quan bởi chúng ta thường nhận định rằng một nhiệm vụ sẽ tốn nhiều thời gian nhất có thể. 

Nhưng theo quy luật Parkinson, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể tác động đến khoảng thời gian mà một nhiệm vụ kéo dài bằng cách điều chỉnh lượng thời gian chúng ta lên lịch để hoàn thành nó. 

Bạn có thể đã thử nghiệm quy luật Parkinson trong thực tế khi bạn hoàn thành nhiệm vụ trong những phút cuối cùng. Bạn viết 10 tờ giấy bài luận trong một vài tiếng trước lịch đã lên sẵn bởi vì bạn không có lựa chọn nào khác, ngay cả bình thường nó phải tốn của của bạn gấp đôi thời gian đó. 

Dù tôi không khuyến khích việc đợi đến những phút cuối cùng mới hoàn thành bài tập, bạn vẫn có thể sử dụng quy luật Parkinson để dành ít thời gian hơn cho một nhiệm vụ.

Nếu bạn nghĩ nó sẽ tốn của bạn 2 tiếng để hoàn thành bộ câu hỏi đó, hãy xem liệu bạn có thể hoàn thành nó trong vòng 1 giờ hay không. Ngay cả khi cuối cùng nó lại tốn của bạn nhiều hơn thế, thì việc bạn cố gắng hoàn thành nó nhanh hơn sẽ giúp giảm thiểu lượng thời gian mà nhiệm vụ đó có thể tốn. 

🌟Hãy tránh xa những việc gây xao nhãng. 

Bạn đã bao giờ đấu tranh với những suy nghĩ hoặc ý tưởng ngẫu nhiên làm xao nhãng trong khi đang làm việc không?

Có thể giữa lúc bạn đang tính toán bài tập, bạn nhớ ra rằng bạn cần lên lịch của buổi gặp mặt của câu lạc bộ của bạn. Hoặc trong khi đang làm bài đọc của môn triết học, bạn nhớ lại rằng một trong những quyển sách bạn mượn của thư viện sắp hết hạn. 

Bạn ngăn chặn những suy nghĩ ngẫu nhiên này như thế nào?

Một kỹ thuật tốt nhất mà chúng tôi tìm được chính là khoá chặt những điều gây xao nhãng đó. Đây chính là một tờ giấy được đặt bên cạnh bên để ghi lại tất cả những suy nghĩ bất ngờ hiện lên trong đầu khi bạn học. 

Hãy viết những suy nghĩ ngẫu nhiên này và bỏ nó ra khỏi đầu, nhường không gian cho việc ghi nhớ bài tập. Thêm vào đó, đã để ý đến nó sau khi bạn đã có cơ hội để thêm chúng vào danh sách những việc cần làm, hay lịch làm việc vv. 

🌟Hãy nghỉ ngơi trong lúc học. 

Tôi đã gián tiếp nói về điều này ở mục kỹ thuật Pomodoro, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong lúc học. Điều này có một vài lợi ích sau:

Thứ nhất, việc nghỉ ngơi có thể giúp bạn học tập một cách hiệu quả hơn sau đó. Không quan trọng là sự chú ý của bạn có thể kéo dài trong bao lâu, sẽ luôn có một giới hạn trong việc bạn thực sự có thể tập trung vào những khái niệm khó hoặc những nhiệm vụ liên quan đến tư duy phức tạp. Việc nghỉ ngơi ngắn sẽ giúp cho não bộ của bạn có thể khởi động lại và sảng khoái hơn khi bạn bắt đầu tiếp tục làm việc. 

Thêm vào đó, việc nghỉ ngơi ngắn cho bạn cơ hội để giãn cơ và hoạt động cơ thể. Ngay cả khi bạn làm việc ở một cái bàn đúng thì việc ngồi im trong một tư thế quá lâu thường không tốt. Hãy cho máu trong cơ thể bạn có thể lưu thông và điều này giúp bạn tránh khỏi việc cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung cũng như giúp bạn khoẻ mạnh hơn.

Cuối cùng, việc nghỉ ngơi có thể giúp tiềm thức của bạn có cơ hội để giải quyết những vấn đề khó nhằn. Trong khi có rất nhiều sức mạnh trong việc chủ động tập trung vào giải quyết các vấn đề thì đôi khi sẽ tốt hơn nếu để câu hỏi đó được liên kết trong tiềm thức của bạn. Khi bạn quay trở lại với nó, bạn có thể bất ngờ về việc câu trả lời có thể rõ ràng đến như vậy .

🌟Hãy ghi chép lại khi bạn đọc. 

Bạn có thể đã sử dụng việc ghi chép trong suốt buổi học, nhưng bạn ghi chép lại những gì bạn đọc được bao nhiêu lần?

Trong khi dường như điều này chỉ tổ thêm việc thì việc ghi chép lại những gì bạn đọc được có thể tiết kiệm thời gian gian về lâu về dài. 

Nếu bạn ghi chép lại những gì bạn đọc được, bạn có thể học nhanh hơn cho kỳ thi sắp tới với những tài liệu mà bạn đã ghi chép được bởi lẽ bạn sẽ không mất công phải đọc lại sách giáo khoa nữa. 

Thêm vào đó, việc ghi chép khi đọc bắt buộc bạn phải thực sự tập trung và suy ngẫm về tài liệu đó, việc này giúp bạn có thể ngấm lâu hơn việc bạn chỉ nhìn qua một vài chữ. 

🌟Ghi chép lên giấy. 

Trong khi chúng ta bàn luận về việc ghi chép, tôi khuyến khích bạn ghi chép lên giấy nếu bạn có thể. Một nghiên cứu trong khoa học tâm lý đã nhận ra rằng những học sinh ghi chép trên máy tính không hiểu về những khái niệm tốt như những học sinh ghi chép trên giấy. 

Tác giả của nghiên cứu này đã phỏng đoán sự chênh lệch về hiệu suất này xảy ra vì việc ghi chép trên máy tính giúp dễ dàng ghi lại nguyên văn những gì giáo sư nói. Ngược lại, khi bạn ghi chép trên giấy với tốc độ chậm hơn bắt buộc bạn phải tổng hợp lại và viết những khái niệm này hiểu theo ý của bạn, và điều này dẫn tới việc hiểu tốt hơn.

Để nói một cách rõ ràng hơn, tôi nghĩ máy tính của bạn là một nơi tuyệt vời để lưu trữ và sắp xếp những ghi chú của bạn. Nhưng bạn tốt hơn hết nên dùng điện thoại để scan bài viết của bạn thay vì sử dụng máy tính để ghi chép điện tử ngay từ đầu. 

(Còn tiếp)

_______________________________________

  • Tác giả: Ransom Patterson
  • Dịch giả: Phạm Hồng Anh
  • Link gốc: TẠI ĐÂY
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4973

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ