Việc dạy các nhà lãnh đạo cách huấn luyện đội ngũ của họ và nuôi dưỡng các mối quan hệ có hiệu quả thực sự chỉ có thể xảy ra nếu các động lực cụ thể giữa các cá nhân được thiết lập.
Đây là các ý kiến riêng được bày tỏ bởi những người góp vốn cho chủ doanh nghiệp.
Huấn luyện là điều cần thiết để cải thiện hiệu suất của một doanh nghiệp. Hầu như ai cũng có thể giám sát nhưng không phải ai cũng có thể là huấn luyện viên hiệu quả, và nếu không có họ, lợi nhuận kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Một chương trình huấn luyện tốt sẽ giúp các công ty giảm thiểu sự lãng phí, giúp phát triển các kỹ năng mạnh của các cá nhân và tạo ra các đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết hơn.
Quá trình này không khác nhiều so với việc huấn luyện một đội thể thao. Mục tiêu của bất kỳ huấn luyện viên nào là giúp đội ngũ phát triển các kỹ năng để cải thiện hiệu suất công việc của họ. Chúng được sử dụng khi một kỹ năng cụ thể cần được cải thiện, một vấn đề cụ thể cần được giải quyết hoặc một kế hoạch hành động được hình thành để vượt qua một trở ngại – và có hiệu quả nhất khi đáp ứng được 5 điều kiện trước khi quá trình bắt đầu.
1. Định hướng mục tiêu
Huấn luyện là một hoạt động dựa trên kết quả làm tăng sự tự tin của người được huấn luyện. Nó dẫn đến hiệu suất công việc được cải thiện, mối quan hệ công việc tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn. Để giúp cả hai bên điều hướng nhiệm vụ này, việc sử dụng cách tiếp cận có cấu trúc rất hữu ích. Khung GROW (viết tắt cho “Goal- Mục tiêu”, “Reality- Thực tế”, “Options- Tùy chọn” và “Way forward- Con đường tiến lên”) là một ví dụ về một phương pháp có thể dạy các thành viên trong nhóm cách đánh giá và giải quyết các vấn đề.
2. Mối quan hệ tốt đẹp giữa huấn luyện viên và người được huấn luyện
Mức độ tin cậy cao, tính minh bạch và các mục tiêu được hai bên đồng thuận là yếu tố rất quan trọng để đạt được kết quả huấn luyện tích cực. Những người được huấn luyện phải xem huấn luyện viên như một đồng minh và đối tác trong sự phát triển của họ. Có khả năng người cũ có thể xem người mới là một điệp viên đang tìm cách thu thập thông tin bí mật của doanh nghiệp để sử dụng chống lại anh ta hoặc cô ta sau này, vì vậy điều quan trọng là phải tạo ra một quy trình cho phép người được huấn luyện có sự trung thực và dễ bị tổn thương mà không sợ bị trả thù.
3. Khả năng có thể đào tạo của một học viên
Thái độ của người được huấn luyện ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của toàn bộ quá trình này. Họ phải cởi mở, cam kết với quy trình và mong đợi sự thành công. Tóm lại, người đó phải tin vào điều đó và biết rằng có các mục tiêu đã xác định đều có thể đạt được.
4. Một người được hướng dẫn cảm thấy có trách nhiệm
Huấn luyện viên không thể đơn độc thay đổi hành vi và thái độ của những người mà họ hướng dẫn. Tất cả sự chuẩn bị sẵn sàng và tư duy chỉ phụ thuộc vào người được hướng dẫn với tư cách là một người sẵn sàng tham gia. Huấn luyện viên ở đó để hướng dẫn, nhưng các hành động cần thiết để thực hiện các bài đã được học chỉ phụ thuộc vào nửa còn lại của phương trình.
5. Tư duy hợp tác
Quá trình này không phải là sự cố vấn hay giảng dạy nghiêm ngặt: Không nhất thiết phải có sự chuyển giao kiến thức trong công việc. Cả hai đều là đối tác của nhau, với mục đích chia sẻ, giúp người được huấn luyện có được cái nhìn sâu sắc và đưa ra lựa chọn của riêng họ về những hành động cần thực hiện. Những người được hướng dẫn đừng bao giờ cảm thấy bị ép buộc phải hành động hoặc cảm thấy như thể là huấn luyện viên đưa ra quyết định thay cho họ.
Để tối đa hóa thành công của tổ chức đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian vào việc phát triển các thành viên. Dành thời gian để dạy các nhà lãnh đạo của bạn cách huấn luyện đội ngũ của họ và nuôi dưỡng các mối quan hệ hiệu quả trong quá trình đó là điều cần thiết để phát triển lâu dài. Việc đầu tư như vậy sẽ tạo ra một đội ngũ lành mạnh và kiên cường hơn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức.
**********
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Trần Thị Trà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Trà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11067
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17