Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành dự án nhóm? Bạn ghét làm việc nhóm? Bạn chỉ muốn hoàn thành công việc một cách hoàn toàn độc lập?
💥Trong thực tế, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của các dự án nhóm – những thứ được ví là cửa sổ mở ra thế giới, cho bạn những cảm giác riêng biệt khi làm việc với những kiểu người khác nhau. Sự thật là vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ phải làm việc với một người mà bạn không hoàn toàn quý mến và các dự án nhóm có thể giúp bạn điều chỉnh các mặt hạn chế của mối quan hệ đó trong tương lai. Sự căng thẳng rồi sẽ được đền đáp! Và dưới đây sẽ là 5 mẹo giúp bạn có thể “nổi trên bè nước của dự án nhóm đang rung lắc” nhé!
🌟Hãy giao tiếp thường xuyên
Giao tiếp luôn mang tính bắt buộc khi làm việc nhóm. Khi đến giai đoạn hoàn thành dự án, bạn nên tạo một cuộc trò chuyện nhóm trên Facebook hoặc bất kì một nền tảng nào khác để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin. Google Docs sẽ là một công cụ kỳ diệu có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này. Bạn nên tạo một thư mục Google Docs và cho phép các thành viên trong nhóm có thể chỉnh sửa tất cả các trang và slides PowerPoint mà bạn tạo cùng một lúc. Điều này sẽ giúp quá trình làm việc của nhóm bạn trở nên đồng bộ và dễ dàng hơn.
🌟Phân chia công việc hợp lí và cùng nhau chinh phục nó
Trước khi hoàn thành bất kỳ công việc nào, bạn nên tìm hiểu xem ai đang làm gì. Nếu công việc của các thành viên không được thảo luận và phân chia cụ thể, dự án nhóm rất có thể sẽ thất bại. Nếu không có ai dẫn đầu, nhóm sẽ thiếu tập trung, các thành viên sẽ bị bối rối và lặng lẽ chìm trong đại dương. Trong trường hợp một người cố gắng làm tất cả công việc của riêng mình, các thành viên còn lại trong nhóm sẽ không có tiếng nói và cảm thấy khó chịu. Tốt nhất là khi làm việc nhóm, bạn nên phân chia nhiệm vụ và phân công người đảm nhận một cách cụ thể, vừa có được thời gian để làm việc cùng nhau, vừa giúp đỡ nhau hoàn thành được dự án.
🌟Đặt ra deadline nội bộ
Có thể điều này sẽ quá nghiêm túc gây nên cảm giác lo lắng cho các thành viên, nhưng nó sẽ hữu ích nếu nhóm bạn làm xong công việc trước ngày deadline chính thức. Deadline nội bộ là một cách tuyệt vời để giữ vững tinh thần của nhóm, nó tạo điều kiện để bạn có thể quay lại và chỉnh sửa dự án bất cứ lúc nào (nếu cần). Tuy nhiên, trước khi đặt ra điều này, bạn nên hỏi ý kiến các thành viên khác trong nhóm. Nếu ý kiến này không được chấp nhận thì sẽ rất khó để các thành viên tuân thủ theo nó. Về cơ bản, nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể đặt ra một deadline cho riêng mình, hãy cố gắng hoàn thành thật tốt công việc.
🌟Thực hành thử dự án nhóm ít nhất một lần
Nếu bài tập của nhóm bạn bao gồm phần thuyết trình, hãy họp với các thành viên ít nhất là một ngày trước buổi thuyết trình cuối cùng để diễn tập hoặc chạy thử. Sự khác biệt sẽ rất lớn, điểm bài tập được cải thiện của bạn sẽ phản ánh điều đó. Bằng chứng là những nhóm xuất sắc nhất đã họp lại với nhau nhiều lần trước ngày bắt đầu để xem xét và chỉnh sửa những thiếu sót, đồng thời sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên gắn kết và trau chuốt hơn.
🌟Hãy bình tĩnh
Trong giai đoạn lập kế hoạch cho dự án, bạn có thể sẽ cảm thấy mơ hồ và thất vọng bởi những thất bại nhỏ. Khoảng thời gian này sẽ giống như một bộ phim đang quay ngược thời gian, nơi một cảnh được lặp đi lặp lại liên tục. Nhưng các dự án nhóm sẽ kết thúc và biến mất trước khi bạn biết điều đó, cố gắng không quá căng thẳng. Áp dụng tư duy “sẽ xong việc” là một cách lành mạnh, hãy bơi theo cách của bạn qua vùng nước âm u này. Hãy tin tưởng rằng những thành viên cùng nhóm của bạn sẽ giúp bạn xoa dịu.
🎁Hiện tại, bạn đang trên con đường chinh phục chiếc bè mang tên dự án nhóm, đôi khi nó sẽ khó điều hướng và dòng chảy sẽ dâng cao. Nhưng nếu bạn lưu ý ít nhất một vài điều trên thì sẽ có thể bảo vệ chiếc bè của bạn an toàn. Đảm bảo rằng sẽ hạn chế mọi sự “rò rỉ”, rồi bạn sẽ vượt qua giai đoạn này thật tốt.
_______________________________________________________________
- Tác giả: Cassidy Bereskin
- Link bài viết gốc: Group Project Survival Guide
- Dịch giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4730
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 31