Kỹ Năng

6 Bí Quyết Để Xây Dựng Và Duy Trì Mối Quan Hệ Bền Chặt Với Đối Tác

Xây dựng và duy trì các mối quan hệ bền chặt có thể là một nỗ lực đầy thử thách.

Trong một thế giới mà việc kết nối thông qua mạng kĩ thuật và sự tách biệt vật lý ngày càng tăng, thì điều quan trọng là phải ưu tiên các mối quan hệ của bạn với những người khác. Theo đó, quan hệ đối tác tốt mang lại nhiều lợi ích độc đáo trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Tương tự như tất cả những điều tuyệt vời, ta cần bỏ thời gian và công sức để vun đắp những mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt. Trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp cá nhân mạnh mẽ sẽ mang lại cơ hội kết nối, sự hài lòng của khách hàng, đàm phán thành công và khả năng lãnh đạo chưa từng có. Trong các mối quan hệ lãng mạn hoặc thuần túy, người ta có thể nuôi dưỡng cảm giác sâu sắc hơn về sự kết nối, tính chân thực, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và cảm giác hạnh phúc và giàu có.

Nhưng làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác tốt đẹp?

1. Hãy phản hồi

Theo Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, khả năng đáp ứng là một trong những thành phần quan trọng để xây dựng một mối quan hệ mà đối phương cảm thấy được hiểu, có giá trị và xác nhận. Đó là một trong những yếu tố quyết định mối quan hệ lãng mạn sẽ kéo dài bao lâu, nhân viên sẽ ở lại nơi làm việc trong bao lâu và khách hàng trung thành sẽ ở lại doanh nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, đáp ứng không chỉ đơn thuần là tử tế – nó là một minh chứng thực sự cho thấy sự đồng cảm trong những khoảnh khắc đầy thử thách hoặc căng thẳng.

Để trở nên nhanh nhạy hơn, bạn phải trang bị cho bộ công cụ giao tiếp của mình sự hiểu biết, xác nhận và cẩn thận.

2. Chủ động lắng nghe

Một yếu tố quan trọng để trở thành một đối tác tốt, cho dù là công việc kinh doanh hay tình huống lãng mạn, là có thể lắng nghe. Đổi lại, lắng nghe sẽ cho phép bạn xây dựng các mối quan hệ đích thực, khi bạn đã biết người đó hoặc bạn đã hiểu được quan điểm hoặc mục tiêu của họ. Như Harvard Business Review thảo luận, hầu hết mọi người đều hành động theo suy nghĩ trong nội tâm. Họ tập trung vào những suy nghĩ và ưu tiên mình trong khi người kia đang nói, ngay cả khi họ không hoàn toàn nhận ra.

May mắn thay, bạn có thể học cách trở thành một người chủ động lắng nghe. Theo Đại học Boston, nó liên quan đến việc lắng nghe cả nội dung và cảm xúc trong bài phát biểu của người khác.

3. Đặt câu hỏi

Nhiều người cảm thấy việc đặt câu hỏi là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết, trong khi thực tế thì ngược lại. Đặt câu hỏi có thể mang lại sự rõ ràng hơn cho một tình huống, độ chính xác đối với các quyết định và độ chính xác đối với nhiệm vụ. Trong một kịch bản kinh doanh, nó có thể đảm bảo rằng nhân viên xem những người khác ở vị trí có thẩm quyền như những người lãnh đạo, cố gắng hiểu lực lượng lao động và tham gia vào công việc hiện tại.

Đặt câu hỏi cũng có nghĩa là người khác cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, đây là một phần thiết yếu của việc xây dựng và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ cho người khác biết rằng bạn quan tâm đến tình hình và con người đối phương hơn là cái tôi và ý kiến ​​của bạn.

4. Xây dựng lòng tin

Ngoài các kỹ năng giao tiếp cá nhân, các yếu tố nhất định phải được xây dựng nhất quán theo thời gian giữa mọi người, góp phần tạo nên mối quan hệ đối tác lâu dài. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là lòng tin, được tạo ra từ uy tín, độ tin cậy và sự thân thiết

Trong một kịch bản kinh doanh, có thể dễ dàng phân biệt ai là người đáng tin cậy. Một nhà lãnh đạo quản lý có kỹ năng tổ chức, ủy quyền và thúc đẩy nhóm của họ một cách hiệu quả sẽ được tin tưởng giao những nhiệm vụ đó. Đương nhiên, họ cũng là người đáng tin và sẽ đáng tin hơn nếu họ có thể nhờ vả. Độ tin cậy là khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách nhất quán. Tương tự như vậy, trong quan hệ tình cảm và gia đình, độ tin cậy giúp duy trì lòng tin giữa các bên.

Hơn nữa, sự thân mật còn có nghĩa là sự tin tưởng chỉ có được sau một thời gian.

5. Phát triển sự tôn trọng lẫn nhau

Nếu thiếu sự tôn trọng giữa mọi người, các mối quan hệ không bao giờ có thể được xây dựng hoặc duy trì trên những nền tảng đích thực. Tạp chí Harvard Business Review lưu ý rằng một phần lớn lực lượng lao động coi sự tôn trọng là quan trọng và có tác động đáng kể, nhưng đồng thời theo báo cáo, họ cảm thấy không được tôn trọng trong công việc. Tương tự như vậy, như Psychology Today đưa ra giả thuyết, sự tôn trọng lẫn nhau có thể còn quan trọng hơn đối với một mối quan hệ lãng mạn hoặc tình bạn bền chặt hơn là chính tình yêu.

Có hai kiểu tôn trọng: tôn trọng vì có ân với người khác và tôn trọng tự thân. Sự tôn trọng vì cho người khác chịu ơn là niềm tin rằng tất cả mọi người đều có giá trị và do đó, chỉ được tôn trọng về điều đó. Áp dụng suy nghĩ rằng bạn đương nhiên phải có sự tôn trọng là một cách tuyệt vời để thiết lập nền tảng vững chắc cho một mối quan hệ. Ngoài ra, nó sẽ cho phép các giả định, khuôn mẫu và phán đoán được đặt ở khía cạnh khác. Kết quả là, bạn mở lòng để trải nghiệm và học hỏi về những kiểu người khác nhau.

Mặt khác, sự tôn trọng ta tự có được là niềm tin rằng mọi người đáng được tôn trọng dựa trên thành tích. Điều quan trọng là tự tạo ra sự công nhận hoặc khen thưởng khi mọi người đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi; trong quan hệ đối tác, nó có thể tạo tiền lệ rằng công việc hoặc sự chăm sóc ấn tượng được công nhận và đánh giá cao. Nói chung, một mối quan hệ nên có liều lượng lành mạnh của mỗi loại tôn trọng và nó phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mối quan hệ cụ thể.

6. Giải quyết xung đột một cách thông minh

Mặc dù xung đột thường được coi là yếu tố gây tổn hại hoặc đe dọa đến các mối quan hệ, nhưng yếu tố quan trọng là ở cách tiếp cận và giải quyết bất đồng. Người ta nói rằng cách một người phản ứng trong một tình huống căng thẳng sẽ cho thấy cách họ nhìn nhận đối phương và cách họ đánh giá mối quan hệ đó. Nếu bạn phản ứng bằng cách tích cực lắng nghe, thấu hiểu và thực sự sẵn sàng hướng tới một thỏa hiệp, mối quan hệ giữa bạn và người khác sẽ được củng cố.

———————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: entrepreneur
  • Người dịch: Trần Thị Thu Hường
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Thu Hường – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11032

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ